Hồ Chí Minh nói về học tập lý luận chính trị
- Được đăng: Thứ ba, 21 Tháng 7 2015 16:14
- Lượt xem: 2971
(TGAG)- Trong đánh giá về trình độ lý luận chính trị của cán bộ đảng viên, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khóa IX) đã khẳng định: “... Sự suy thoái về nhận thức, tư tưởng chính trị trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn”, “...nhiều cán bộ, đảng viên nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn giản đơn... phương pháp tư duy chưa vươn tới tầm biện chứng”.
Như chúng ta đã biết, ngay từ năm 1999, nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), Bộ Chính trị (Khóa VIII) đã có Quy định về “chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng”. Ngoài ra, qua thời gian thực hiện thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”. Ngày 11/02/2004, Ban Bí thư đã có kết luận về vấn đề quan trọng nói trên. Trong đó có nhận xét là “...học lý luận chưa gắn với thực tế tình hình... chưa tạo được sự chuyển biến thực sự trong hành động.”. Như vậy, việc tiếp tục củng cố, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ đảng viên đang là yêu cầu vừa cơ bản vừa cấp bách.
Nhằm góp phần thực hiện tốt hơn nữa các chủ trương quan trọng về xây dựng chỉnh đốn Đảng, một lần nữa, chúng ta cùng nhau ôn lại những chỉ dẫn cơ bản của Bác Hồ về học tập lý luận chính trị. Bác khẳng định: Cán bộ là cái gốc của công việc, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Bởi vì, cán bộ là người mang chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu và thực hiện đúng. Đồng thời, phản ánh tình hình của quần chúng cho Đảng và Nhà nước để góp phần hoàn chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách. Muốn vậy, bản thân cán bộ, đảng viên phải thường xuyên được huấn luyện, đào tạo về nhiều mặt, mà trong đó sự hiểu biết về lý luận chính trị là cực kỳ quan trọng. Mở đầu tác phẩm “Đường Cách Mạng”, Bác Hồ đã nhắc lại lời dạy của Lênin: “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng”. Vì thế, để làm tốt công việc rất quan trọng và vô cùng phức tạp này; thì việc xác định, quán triệt mục đích, phương châm và phương pháp học tập nói chung là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết.
Trước nhất chúng ta cần làm rõ lý luận là gì? Bác nói: “Lý luận do kinh nghiệm cách mạng ở các nước và trong nước ta, do kinh nghiệm từ trước và kinh nghiệm hiện nay gom góp phân tích và kết luận những kinh nghiệm đó thành ra lý luận” và Người khuyên cán bộ phải “chịu khó học tập lý luận Mác– Lênin, học tập đường lối chính sách của Đảng. Mỗi cán bộ, đảng viên phải học ngay trong công tác, trong sách vở, học ở trường lớp, học tập quần chúng, học lẫn nhau...”. Người còn nói cụ thể: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.
Như vậy mục đích trước nhất của học tập là để làm việc, để nâng cao năng suất công tác, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Thực hiện được mục đích học tập như thế là làm đúng theo chỉ dẫn của Người: Học đề làm việc, học để làm người, học để làm cán bộ. Khi nói về vấn đề này, Bác thường nhắc luận điểm của Khổng Tử- với tư cách là một nhà giáo dục lớn: ”Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân”, Người giải thích: “minh minh đức tức là chính tâm. Thân dân tức là phục vụ nhân dân”. Người còn nói rõ mục đích của học tập, rèn luyện là nhằm:
“Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường
Tận trung với nước. Tận hiếu với dân”.
Phương châm cơ bản cần phải nắm vững ở đây là lý luận phải gắn với thực tiễn. Người nói một cách sinh động: “Lý luận cũng như cái tên... Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên”. Phát biểu tại lớp học lý luận khóa I, trường Nguyễn Ái Quốc, Người nhấn mạnh: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn là thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” và “Lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động”. Vì vậy không phải học lý luận vì lý luận (chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tư duy thuần túy). Không nên “học thuộc lòng từng câu, từng chữ”, học là để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể của cuộc sống, của cách mạng.
Tinh thần thái độ học tập đúng đắn còn phải bao gồm ý thức tự giác, khiêm tốn, thật sự cầu thị, chống chủ quan, tự mãn... Mỗi người phải nêu cao tính tự do tư tưởng, chủ động sáng tạo, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Người khẳng định: “Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập”. Riêng về vấn đề tự do tư tưởng, Người nói: “Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất kỳ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi: “vì sao?”, “...tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều...”.
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về học tập lý luận chính trị phải luôn là kim chỉ nam cho mỗi cán bộ, đảng viên. Nhất là trong tình hình Đảng ta đang phát động việc học tập, nghiên cứu lý luận chính trị trong toàn Đảng, hầu góp phần tiếp tục làm sáng tỏ hơn lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta; tạo ra sự nhất trí cao hơn nữa trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân; làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Thực hiện lời dạy của Người, chúng ta quyết tâm: Học, học nữa, học mãi!
TRUNG THÀNH
Như chúng ta đã biết, ngay từ năm 1999, nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), Bộ Chính trị (Khóa VIII) đã có Quy định về “chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng”. Ngoài ra, qua thời gian thực hiện thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”. Ngày 11/02/2004, Ban Bí thư đã có kết luận về vấn đề quan trọng nói trên. Trong đó có nhận xét là “...học lý luận chưa gắn với thực tế tình hình... chưa tạo được sự chuyển biến thực sự trong hành động.”. Như vậy, việc tiếp tục củng cố, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ đảng viên đang là yêu cầu vừa cơ bản vừa cấp bách.
Nhằm góp phần thực hiện tốt hơn nữa các chủ trương quan trọng về xây dựng chỉnh đốn Đảng, một lần nữa, chúng ta cùng nhau ôn lại những chỉ dẫn cơ bản của Bác Hồ về học tập lý luận chính trị. Bác khẳng định: Cán bộ là cái gốc của công việc, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Bởi vì, cán bộ là người mang chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu và thực hiện đúng. Đồng thời, phản ánh tình hình của quần chúng cho Đảng và Nhà nước để góp phần hoàn chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách. Muốn vậy, bản thân cán bộ, đảng viên phải thường xuyên được huấn luyện, đào tạo về nhiều mặt, mà trong đó sự hiểu biết về lý luận chính trị là cực kỳ quan trọng. Mở đầu tác phẩm “Đường Cách Mạng”, Bác Hồ đã nhắc lại lời dạy của Lênin: “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng”. Vì thế, để làm tốt công việc rất quan trọng và vô cùng phức tạp này; thì việc xác định, quán triệt mục đích, phương châm và phương pháp học tập nói chung là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết.
Trước nhất chúng ta cần làm rõ lý luận là gì? Bác nói: “Lý luận do kinh nghiệm cách mạng ở các nước và trong nước ta, do kinh nghiệm từ trước và kinh nghiệm hiện nay gom góp phân tích và kết luận những kinh nghiệm đó thành ra lý luận” và Người khuyên cán bộ phải “chịu khó học tập lý luận Mác– Lênin, học tập đường lối chính sách của Đảng. Mỗi cán bộ, đảng viên phải học ngay trong công tác, trong sách vở, học ở trường lớp, học tập quần chúng, học lẫn nhau...”. Người còn nói cụ thể: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.
Như vậy mục đích trước nhất của học tập là để làm việc, để nâng cao năng suất công tác, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Thực hiện được mục đích học tập như thế là làm đúng theo chỉ dẫn của Người: Học đề làm việc, học để làm người, học để làm cán bộ. Khi nói về vấn đề này, Bác thường nhắc luận điểm của Khổng Tử- với tư cách là một nhà giáo dục lớn: ”Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân”, Người giải thích: “minh minh đức tức là chính tâm. Thân dân tức là phục vụ nhân dân”. Người còn nói rõ mục đích của học tập, rèn luyện là nhằm:
“Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường
Tận trung với nước. Tận hiếu với dân”.
Phương châm cơ bản cần phải nắm vững ở đây là lý luận phải gắn với thực tiễn. Người nói một cách sinh động: “Lý luận cũng như cái tên... Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên”. Phát biểu tại lớp học lý luận khóa I, trường Nguyễn Ái Quốc, Người nhấn mạnh: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn là thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” và “Lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động”. Vì vậy không phải học lý luận vì lý luận (chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tư duy thuần túy). Không nên “học thuộc lòng từng câu, từng chữ”, học là để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể của cuộc sống, của cách mạng.
Tinh thần thái độ học tập đúng đắn còn phải bao gồm ý thức tự giác, khiêm tốn, thật sự cầu thị, chống chủ quan, tự mãn... Mỗi người phải nêu cao tính tự do tư tưởng, chủ động sáng tạo, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Người khẳng định: “Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập”. Riêng về vấn đề tự do tư tưởng, Người nói: “Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất kỳ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi: “vì sao?”, “...tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều...”.
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về học tập lý luận chính trị phải luôn là kim chỉ nam cho mỗi cán bộ, đảng viên. Nhất là trong tình hình Đảng ta đang phát động việc học tập, nghiên cứu lý luận chính trị trong toàn Đảng, hầu góp phần tiếp tục làm sáng tỏ hơn lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta; tạo ra sự nhất trí cao hơn nữa trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân; làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Thực hiện lời dạy của Người, chúng ta quyết tâm: Học, học nữa, học mãi!
TRUNG THÀNH