Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) tăng giám sát của dân trong xây dựng Đảng
- Được đăng: Thứ sáu, 03 Tháng 2 2017 14:51
- Lượt xem: 2950
(TGAG)- Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã thống nhất ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Đây là Nghị quyết đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về xây dựng Đảng và cũng là nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên của nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng. Nghị quyết đã cụ thể hóa nhiệm vụ trọng tâm thứ nhất trong sáu nhiệm vụ trọng tâm được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đề ra.
Nghị quyết được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm, đón nhận, đồng tình, hưởng ứng và đặt nhiều kỳ vọng vào kết quả thực hiện Nghị quyết.
Quyết tâm cao
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng đặt ra mục tiêu, yêu cầu là nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và đề ra các giải pháp phù hợp để cương quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; góp phần khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực của người có chức, có quyền; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Nghị quyết cụ thể hóa thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng Đảng mà Nghị quyết Đại hội XII đề ra; vừa tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, nhất là những việc chưa làm và làm chưa tốt, những việc đã làm tốt cần phải làm tốt hơn, với trọng tâm là đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Đồng thời, Nghị quyết lần này có một số nội dung mới quan trọng, đó là: xây dựng Đảng về đạo đức gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị...
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 lần này tiếp tục có bước đổi mới; nội dung ngắn gọn, cụ thể và coi trọng tính hiệu quả, khả thi. Nghị quyết đã đánh giá tình hình, phân tích nguyên nhân; đề ra mục tiêu, yêu cầu; đưa ra hệ thống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Đây lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống 27 biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Việc đưa ra hệ thống những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là để làm "tấm gương chung", giúp mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình; làm cơ sở để góp ý cho người khác và làm căn cứ để xử lý đối với những tập thể, cá nhân vi phạm. Hệ thống những biểu hiện này cũng là căn cứ để góp phần xây dựng tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Đây là vấn đề khó, mà lâu nay chưa cụ thể hóa được nên còn lúng túng khi xem xét, đánh giá cán bộ.
Nghị quyết lần này có một số giải pháp mới, mạnh mẽ, quyết liệt như đổi mới và bắt buộc học tập lý luận chính trị; cam kết rèn luyện giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; cơ chế kiểm soát quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, đề cao pháp luật của Nhà nước, công khai kết quả xử lý vi phạm; sự thống nhất về chính sách và kỷ luật giữa Đảng và Nhà nước; hợp đồng có thời hạn với viên chức; tăng thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu để xử lý cán bộ thuộc quyền; tăng cường sự giám sát của nhân dân trong xây dựng Đảng; phát huy vai trò của báo chí, các cơ quan truyền thông; có cơ chế tạo động lực như chính sách tiền lương, nhà ở...
Điểm mới lần này là Nghị quyết thể hiện được tinh thần "mọi lúc, mọi nơi, mọi người" cùng tham gia thực hiện; trong đó vai trò quyết định vẫn là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương và Bí thư cấp ủy các cấp.
Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ là cuộc chiến đầy cam go, nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến vận mệnh của Đảng và chế độ. Quan điểm chỉ đạo của Đảng là kiên quyết, kiên trì thực hiện, khó mấy cũng phải thực hiện, thực hiện với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, tiến hành thường xuyên, liên tục ở các cấp, các ngành, đồng bộ cả ở Trung ương và cơ sở. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình với Đảng, với Tổ quốc để thực hiện Nghị quyết một cách nghiêm túc và có hiệu quả, tránh tình trạng thờ ơ, vô cảm, đứng ngoài cuộc hoặc có tư tưởng chỉ trông chờ, phán xét người khác.
Ngay sau Hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị đã chỉ đạo xây dựng Kế hoạch triển khai để sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 04-KH/TW, xác định rõ nhiệm vụ, lộ trình thực hiện cho các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
Điểm mới của Kế hoạch thực hiện Nghị quyết lần này là xác định rõ 14 nhiệm vụ thực hiện ngay và thường xuyên ở các cấp mà không cần chờ đợi quy định, hướng dẫn của Trung ương và những nhiệm vụ thực hiện theo lộ trình; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho 25 cơ quan, tổ chức đảng ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương. Tinh thần của Nghị quyết là phải hành động, hành động thiết thực, rõ hiệu quả; tránh nói nhiều làm ít hoặc chỉ nói mà không làm.
Hành động quyết liệt
Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị cán bộ toàn quốc để quán triệt nội dung Nghị quyết và Kế hoạch thực hiện của Bộ Chính trị với sự có mặt đông đủ của tất cả các thành viên trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Ủy viên Trung ương Đảng và sự tham gia của toàn thể cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Lần đầu tiên, một Nghị quyết Trung ương được quán triệt bằng hình thức trực tuyến từ Trung ương tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với số lượng lớn và thành phần phong phú nhất từ trước đến nay. Điều đó thể hiện tinh thần nghiêm túc, quyết tâm cao của Đảng ngay từ khi học tập, quán triệt để tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Hội nghị này giúp cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, các địa phương nhận thức đầy đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung cơ bản của Nghị quyết; nắm vững những quan điểm chỉ đạo, những công việc cần triển khai, trang bị thêm tư duy, phương pháp luận trong tổ chức thực hiện; tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động; đề cao trách nhiệm, gương mẫu, tự giác thực hiện và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết có hiệu quả.
Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII thực hiện đồng bộ với các nghị quyết khác của Trung ương, của Quốc hội và của Chính phủ để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, ổn định tình hình; tạo niềm tin trong Đảng, trong nhân dân.
Ngày 3-11-2016 và ngày 8/12/2016, Ban Bí thư Trung ương Đảng công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng quyết định kỷ luật một số tổ chức cán bộ cấp cao liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh. Việc xử lý nghiêm và công khai kết quả xử lý vi phạm của tổ chức Đảng và đảng viên là minh chứng khẳng định quyết tâm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, xử lý triệt để và nghiêm minh những vi phạm của cán bộ, đảng viên.
Ngày 19-12-2016, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 55-QĐ/TW về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; quy định rất rõ những điều "nghiêm cấm", chỉ rõ những việc cần làm ngay, nhằm chấn chỉnh, khắc phục, sớm chấm dứt những tồn tại, bất cập đã diễn ra trong nhiều năm, gây tốn kém, lãng phí, phản cảm trong dư luận xã hội.
Một ngày sau, ngày 20/12/2016, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW về việc tổ chức Tết năm 2017, yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương không tổ chức đi thăm, chúc Tết địa phương; các địa phương không chúc Tết Trung ương. Thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên dưới mọi hình thức. Các địa phương không bắn pháo hoa trong dịp Tết; dành thời gian và kinh phí chăm lo Tết cho người nghèo, khó khăn, gia đình chính sách.
Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm việc sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động trong dịp Tết, lễ hội… Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, nhất là người đứng đầu và cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp phải thật sự gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để mọi người học tập, làm theo.
Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều 29-11 và tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 28-29/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, tất cả hệ thống hành chính không chúc tết lãnh đạo, không biếu xén, không phong bao, phong bì.
Những việc làm trên cho thấy, Đảng và Nhà nước quyết tâm xây dựng một Chính phủ đổi mới, kiến tạo, hành động, phục vụ, được mọi tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ. Đây là một bước cụ thể hóa, hiện thực hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII thể hiện rõ quyết tâm chính trị rất cao, nỗ lực rất lớn và tư tưởng nhất quán của Đảng về tầm quan trọng đặc biệt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; thể hiện tầm nhìn và thái độ quyết liệt của Đảng, nghiêm túc, nghiêm khắc chỉ rõ những biểu hiện và mức độ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Với truyền thống cách mạng vẻ vang và bản chất tốt đẹp của Đảng, với ý thức tự giác của từng cán bộ, đảng viên, sự gương mẫu của từng Ủy viên Trung ương, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và được Nhân dân đồng tình, ủng hộ, nhất định việc thực hiện Nghị quyết này sẽ được triển khai thực hiện nghiêm túc, mang lại những kết quả tích cực, tạo chuyển biến rõ nét trên thực tế./.
Đây là Nghị quyết đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về xây dựng Đảng và cũng là nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên của nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng. Nghị quyết đã cụ thể hóa nhiệm vụ trọng tâm thứ nhất trong sáu nhiệm vụ trọng tâm được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đề ra.
Nghị quyết được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm, đón nhận, đồng tình, hưởng ứng và đặt nhiều kỳ vọng vào kết quả thực hiện Nghị quyết.
Quyết tâm cao
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng đặt ra mục tiêu, yêu cầu là nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và đề ra các giải pháp phù hợp để cương quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; góp phần khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực của người có chức, có quyền; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Nghị quyết cụ thể hóa thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng Đảng mà Nghị quyết Đại hội XII đề ra; vừa tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, nhất là những việc chưa làm và làm chưa tốt, những việc đã làm tốt cần phải làm tốt hơn, với trọng tâm là đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Đồng thời, Nghị quyết lần này có một số nội dung mới quan trọng, đó là: xây dựng Đảng về đạo đức gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị...
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 lần này tiếp tục có bước đổi mới; nội dung ngắn gọn, cụ thể và coi trọng tính hiệu quả, khả thi. Nghị quyết đã đánh giá tình hình, phân tích nguyên nhân; đề ra mục tiêu, yêu cầu; đưa ra hệ thống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Đây lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống 27 biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Việc đưa ra hệ thống những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là để làm "tấm gương chung", giúp mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình; làm cơ sở để góp ý cho người khác và làm căn cứ để xử lý đối với những tập thể, cá nhân vi phạm. Hệ thống những biểu hiện này cũng là căn cứ để góp phần xây dựng tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Đây là vấn đề khó, mà lâu nay chưa cụ thể hóa được nên còn lúng túng khi xem xét, đánh giá cán bộ.
Nghị quyết lần này có một số giải pháp mới, mạnh mẽ, quyết liệt như đổi mới và bắt buộc học tập lý luận chính trị; cam kết rèn luyện giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; cơ chế kiểm soát quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, đề cao pháp luật của Nhà nước, công khai kết quả xử lý vi phạm; sự thống nhất về chính sách và kỷ luật giữa Đảng và Nhà nước; hợp đồng có thời hạn với viên chức; tăng thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu để xử lý cán bộ thuộc quyền; tăng cường sự giám sát của nhân dân trong xây dựng Đảng; phát huy vai trò của báo chí, các cơ quan truyền thông; có cơ chế tạo động lực như chính sách tiền lương, nhà ở...
Điểm mới lần này là Nghị quyết thể hiện được tinh thần "mọi lúc, mọi nơi, mọi người" cùng tham gia thực hiện; trong đó vai trò quyết định vẫn là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương và Bí thư cấp ủy các cấp.
Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ là cuộc chiến đầy cam go, nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến vận mệnh của Đảng và chế độ. Quan điểm chỉ đạo của Đảng là kiên quyết, kiên trì thực hiện, khó mấy cũng phải thực hiện, thực hiện với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, tiến hành thường xuyên, liên tục ở các cấp, các ngành, đồng bộ cả ở Trung ương và cơ sở. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình với Đảng, với Tổ quốc để thực hiện Nghị quyết một cách nghiêm túc và có hiệu quả, tránh tình trạng thờ ơ, vô cảm, đứng ngoài cuộc hoặc có tư tưởng chỉ trông chờ, phán xét người khác.
Ngay sau Hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị đã chỉ đạo xây dựng Kế hoạch triển khai để sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 04-KH/TW, xác định rõ nhiệm vụ, lộ trình thực hiện cho các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
Điểm mới của Kế hoạch thực hiện Nghị quyết lần này là xác định rõ 14 nhiệm vụ thực hiện ngay và thường xuyên ở các cấp mà không cần chờ đợi quy định, hướng dẫn của Trung ương và những nhiệm vụ thực hiện theo lộ trình; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho 25 cơ quan, tổ chức đảng ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương. Tinh thần của Nghị quyết là phải hành động, hành động thiết thực, rõ hiệu quả; tránh nói nhiều làm ít hoặc chỉ nói mà không làm.
Hành động quyết liệt
Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị cán bộ toàn quốc để quán triệt nội dung Nghị quyết và Kế hoạch thực hiện của Bộ Chính trị với sự có mặt đông đủ của tất cả các thành viên trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Ủy viên Trung ương Đảng và sự tham gia của toàn thể cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Lần đầu tiên, một Nghị quyết Trung ương được quán triệt bằng hình thức trực tuyến từ Trung ương tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với số lượng lớn và thành phần phong phú nhất từ trước đến nay. Điều đó thể hiện tinh thần nghiêm túc, quyết tâm cao của Đảng ngay từ khi học tập, quán triệt để tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Hội nghị này giúp cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, các địa phương nhận thức đầy đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung cơ bản của Nghị quyết; nắm vững những quan điểm chỉ đạo, những công việc cần triển khai, trang bị thêm tư duy, phương pháp luận trong tổ chức thực hiện; tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động; đề cao trách nhiệm, gương mẫu, tự giác thực hiện và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết có hiệu quả.
Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII thực hiện đồng bộ với các nghị quyết khác của Trung ương, của Quốc hội và của Chính phủ để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, ổn định tình hình; tạo niềm tin trong Đảng, trong nhân dân.
Ngày 3-11-2016 và ngày 8/12/2016, Ban Bí thư Trung ương Đảng công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng quyết định kỷ luật một số tổ chức cán bộ cấp cao liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh. Việc xử lý nghiêm và công khai kết quả xử lý vi phạm của tổ chức Đảng và đảng viên là minh chứng khẳng định quyết tâm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, xử lý triệt để và nghiêm minh những vi phạm của cán bộ, đảng viên.
Ngày 19-12-2016, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 55-QĐ/TW về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; quy định rất rõ những điều "nghiêm cấm", chỉ rõ những việc cần làm ngay, nhằm chấn chỉnh, khắc phục, sớm chấm dứt những tồn tại, bất cập đã diễn ra trong nhiều năm, gây tốn kém, lãng phí, phản cảm trong dư luận xã hội.
Một ngày sau, ngày 20/12/2016, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW về việc tổ chức Tết năm 2017, yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương không tổ chức đi thăm, chúc Tết địa phương; các địa phương không chúc Tết Trung ương. Thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên dưới mọi hình thức. Các địa phương không bắn pháo hoa trong dịp Tết; dành thời gian và kinh phí chăm lo Tết cho người nghèo, khó khăn, gia đình chính sách.
Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm việc sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động trong dịp Tết, lễ hội… Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, nhất là người đứng đầu và cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp phải thật sự gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để mọi người học tập, làm theo.
Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều 29-11 và tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 28-29/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, tất cả hệ thống hành chính không chúc tết lãnh đạo, không biếu xén, không phong bao, phong bì.
Những việc làm trên cho thấy, Đảng và Nhà nước quyết tâm xây dựng một Chính phủ đổi mới, kiến tạo, hành động, phục vụ, được mọi tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ. Đây là một bước cụ thể hóa, hiện thực hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII thể hiện rõ quyết tâm chính trị rất cao, nỗ lực rất lớn và tư tưởng nhất quán của Đảng về tầm quan trọng đặc biệt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; thể hiện tầm nhìn và thái độ quyết liệt của Đảng, nghiêm túc, nghiêm khắc chỉ rõ những biểu hiện và mức độ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Với truyền thống cách mạng vẻ vang và bản chất tốt đẹp của Đảng, với ý thức tự giác của từng cán bộ, đảng viên, sự gương mẫu của từng Ủy viên Trung ương, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và được Nhân dân đồng tình, ủng hộ, nhất định việc thực hiện Nghị quyết này sẽ được triển khai thực hiện nghiêm túc, mang lại những kết quả tích cực, tạo chuyển biến rõ nét trên thực tế./.
Hòa Bình