Phật Thầy Tây An - Đoàn Minh Huyên (1807-1856)
- Được đăng: Thứ hai, 12 Tháng 9 2016 14:35
- Lượt xem: 36614
(TGAG)- Phật Thầy Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy) (1807-1856) còn có tên là Đoàn Văn Huyên là người sáng lập ra giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, thường được các tín đồ và người dân vùng miền này gọi tôn ông “Phật Thầy Tây An”. Ngoài vai trò là một nhà cải cách Phật giáo, một danh y giỏi về thuốc nam, ông còn là một nhà yêu nước, nhà dinh điền lớn, đã có công khai hoang vùng đất Tây Nam tổ quốc.
Phật Thầy sinh vào giờ ngọ ngày rằm tháng 10 năm Đinh Mão (1807), nhằm năm Gia Long thứ sáu. Ông quê làng Tòng Sơn, tổng Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Nay thuộc xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Tổ phụ tên họ là gì ngày nay không ai biết được. Chỉ biết trong thân tộc Ngài, còn có hai người anh em chú- bác là Đoàn Văn Điểu và Đoàn Văn Viên. Về sau, khi hai ông này mất, cũng không còn ai thấy hậu duệ của Ngài đâu nữa.
Thực ra, về gia thế của Phật Thầy đến nay khó mà biết đích xác được, cuộc đời của Ngài là cả một huyền thoại giữa hư và thật, căn cứ vào sấm truyền thì trước khi Ngài trở về Tòng Sơn và An Giang (1849), từ năm Giáp Thìn (1844) đã xuất hiện tại Gò Công, rồn vân du đến Mỏ Cày (Bến Tre), tiếp đến là Cần Thạnh xã Tân Tạo (huyện Bình Chánh), cuối cùng dừng chân ở miền Thất Sơn (An Giang). Như vậy, Phật Thầy chu du khắp cả Nam Kỳ lục tỉnh.
Đoàn Minh Huyên sinh ngày 15 tháng 10 năm Đinh Mão - 1807, nhằm ngày 14/11/1807 dương lịch, tại làng Tòng Sơn, tổng Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, Trấn Vĩnh Thanh (1) , nay là xã Mỹ An Hưng ‘A’, Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp.
Thưở nhỏ, Đoàn Minh Huyên sống, sinh hoạt như thế nào? Học hành ra sao? Cha mẹ ông là ai … không ai biết, không có tài liệu nào ghi chép. Lớn lên Đoàn Minh Huyên rời quê quán, có lẻ là đi tu hành. Hình bóng của ông đã bị vùi lấp trong ký ức của mọi người cùng thời nơi nguyên quán. Qua sấm giảng truyền lại, năm 1844, ông đã xuất hiện tại Gò Công. Sau đó ông vân du qua các xứ Mõ Cày, Bến Tre, Cần Chông, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá và miền Thất Sơn…
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu, đầu năm Kỷ Dậu – 1849, Phật thầy Đoàn Minh Huyên xuất hiện tại làng Tòng Sơn. Lúc bấy giờ, tại Tòng Sơn cũng như nhiều vùng khác thuộc miền Hậu Giang lúc đó đang có dịch bệnh rất nặng. Ông bèn ra tay trị bệnh, dập dịch cứu người. Từ Tòng Sơn ông đến Trà Bư – Cái Nai (cách đình Tòng Sơn khoảng 10km, nay thuộc ấp An Bình, xã Hội An, huyên Chợ Mới), rồi đến Xẻo Môn (nay thuộc xã Long Điền B, huyện Chợ Mới), cuối cùng ông dựng trại đơn sơ ở cốc Ông Đạo Kiến (nay là Tây An cổ tự, thuộc xã Long Giang, huyện Chợ Mới).
Tại cốc Ông Đạo Kiến, vào mùa thu năm 1849, Phật Thầy vừa trị bệnh, dập dịch cứu người, vừa tuyên truyền, dạy cho dân một cách tu mới. Đoàn Minh Huyên giảng giải cách tu này, cũng “học Phật - tu nhân”, nhưng đơn giản hóa nghi thức tu hành, chỉ thờ một Trần Điều (tấm vải đỏ) treo trước chánh điện, thể hiện tấm lòng từ bi, bác ái, đoàn kết, yêu mến đồng bào, nhân loại. Không có chuông, mõ, không thờ tượng cốt phật, không cần phải, ăn chay, xuống tóc… Người quy y được phát cho một “lòng phái” bằng giấy vàng có ấn triện bốn chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương”.
Nhờ tài trị bệnh cứu người, lý thuyết về tu hành của Phật Thầy đơn giản, xiểng dương “học Phật - tu nhân”. “Học Phật” nghĩa là học tập rèn luyện theo trí tuệ giác ngộ, lòng từ bi hỷ xả và tùy duyên hóa độ của Phật. “Tu nhân” nghĩa là sửa mình để làm người tốt, người lương thiện. Người tu chỉ phải thực hành theo “Tứ ân” (ân tổ tiên-cha mẹ; ân quốc vương–thủy thổ; ân tam bảo (phật, pháp, tăng); ân đồng bào- nhân loại), … phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý người nông dân Nam bộ lúc bấy giờ, vốn ít học, cuộc sống ở vùng đất mới tuy có thoải mái nhưng vừa trải qua loạn lạc, chiến tranh với Xiêm La, lại xảy ra dịch bệnh, rất khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, có sự bế tắc trong đời sống tinh thần… Phật Thầy Đoàn Minh Huyên đã được người dân An Giang tin tưởng, theo về rất đông. Như vậy, Phật Thầy đã khai sáng một tôn giáo mới đầu tiên ở Nam bộ, Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Đây là một tôn giáo nội sinh, có giáo lý xuất phát từ văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán bản địa Việt Nam. Ông được mọi người tôn vinh như một vị hoạt Phật (Phật sống) và tôn xưng là Phật Thầy.
Uy tín, đạo đức của Phật Thầy lan rộng nhanh chóng, pháp môn tu hành của Ông hướng dẫn tín đồ khác thường, chẳng bao lâu đã làm cho chính quyền huyện, tỉnh nghi ngờ, sợ có ý đồ khởi loạn. Phật Thầy bị triệu tập về Châu Đốc. Lúc này là cuối năm 1849. Sau khi điều tra, thử thách, thấy không có lý do để giam giữ Ông, chính quyền tỉnh An Giang chỉ định Phật Thầy cư trú và tu hành tại chùa Tây An ở Núi Sam.
Chùa Tây An là ngôi chùa được Tổng đốc An- Hà Doãn Uẩn xây dựng từ năm 1847, tại Núi Sam – Châu Đốc, đang được Thiền sư Hải Tịnh trụ trì, theo Thiền phái Lâm Tế, đời thứ 37. Thiền sư Hải Tịnh tục danh là Nguyễn Văn Giác, sinh năm 1788, viên tịch năm 1875. Thiền sư từng được vua Minh Mạng mời ra trụ trì tại chùa Thiên Mụ - Huế và được phong là Tăng cang. Tại chùa Tây An, Phật Thầy phải xuống tóc, quy y theo Thiền phái Lâm tế, pháp danh là Pháp Tạng, đời thứ 38, đạo hiệu là Giác Linh. Có lẽ thuyết phục được Thiền sư Hải Tịnh, những tháng ngày ở chùa Tây An, Phật Thầy vẫn tiếp tục trị bệnh cho bá tánh, phổ truyền giáo pháp, thu nhận nhiều đệ tử, tín đồ, mở rộng việc cấp lòng phái Bửu Sơn Kỳ Hương.
Tuy chỉ là tu sĩ và ở chùa Tây An chỉ có gần 6 năm ngắn ngủi, nhưng Phật Thầy đã hoạt động tích cực phổ truyền giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương, khai hoang, lập trại ruộng và nhiều hoạt động khác, Ông được người dân trong vùng tôn xưng là Phật Thầy Tây An.
Phật Thầy Đoàn Minh Huyên viên tịch ngày 12 tháng 8 năm Bính Thìn- 1856 (nhằm ngày 10/9/1856 dương lịch), hưởng dương 50 tuổi. Phần mộ của Ông hiện nay nằm tại chùa Tây An, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc.
Sự nghiệp của Phật Thầy:
a) Trong quá trình tu học, chắc chắn Phật Thầy đã học được y lý và khả năng sử dụng thuốc Đông y. Do vậy, đầu năm 1849, khi Ông về tới làng Tòng Sơn thì dịch bệnh bùng phát dữ dội. Ông không đồng ý với chức việc làng về việc giết heo, gà để cúng “tống gió”. Đoàn Minh Huyên cho rằng đây là việc làm đầy mê tín dị đoan. Ông đã ra tay dập dịch, trị bệnh, cứu người.
Theo truyền thuyết, Ông chỉ sử dụng nước lã, tro nhang cho người bệnh uống và hoa tươi để cúng Phật. Thế là hết bệnh.
Trận dịch đầu năm 1849 là trận dịch lớn, làm chết hàng chục ngàn người dân. Nhờ trị được bệnh, ngăn chặn được dịch, Phật Thầy mới được dân chúng tín nhiệm, tin tưởng. Đó chính là cơ hội để Phật Thầy phổ truyền giáo lý mới, cách tu mới và tôn giáo mới… và được dân chúng nghe theo. Song quan trọng hơn là giáo lý đạo Bửu Sơn Kỳ Hương xiển dương “học Phật – tu nhân”, đề cao thực hành “Tứ Ân”, đơn giản hóa nghi thức thờ tự, không xuống tóc, cạo râu, có thể cưới vợ, có con,… phù hợp với đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh sống của lưu dân khai hoang mở cõi ở vùng đất mới. Có thể nói, Phật Thầy Đoàn Minh Huyên là một thầy thuốc Đông y rất giỏi, và có tài trị bệnh, dập dịch cứu người. Chính nghề thuốc giỏi đã hỗ trợ cho Ông rất lớn đến việc thu phục nhân tâm, phổ truyền giáo lý đạo Bửu Sơn Kỳ Hương phát triển và tồn tại đến hôm nay.
b) Ngoài vai trò một tu sĩ, có tài trị bệnh, Phật Thầy còn là một người yêu nước, một nhà dinh điền, có công lớn trong công cuộc vận động, hướng dẫn nhân dân khai hoang, lập ấp. Từ cuối năm 1851, Phật Thầy Đoàn Minh Huyên đã cử một số đệ tử, hướng dẫn từng nhóm tín đồ, đi nhiều hướng, đến nhiều vùng đất xa xôi hẻo lánh để khẩn hoang, lập trại ruộng. Đây là việc làm đầy ý nghĩa nhân văn, vị “nhân sinh”. Ông muốn tạo điều kiện cho tín đồ là những nông dân nghèo, khẩn hoang để có ruộng cày, có cuộc sống khá hơn. Tín đồ vừa “học Phật – tu nhân”, vừa lao động sản xuất, tự túc lương thực, không phải nhờ vào người khác.
- Đoàn thứ nhất tiến vào Thất Sơn, chọn địa điểm khai phá dưới chân núi Két. Đoàn này chia làm hai nhóm nhỏ, một nhóm do cụ Bùi Văn Thân (tức Tăng Chủ Bùi Thiền Sư) hướng dẫn, nhóm còn lại được chỉ đạo bởi cụ Bùi Văn Tây (tức Đình Tây). Tại đây, đoàn đã khai phá và thành lập được các trại ruộng Hưng Thới và Xuân Sơn, hình thành 2 làng Hưng Thới và Xuân Sơn (nay là xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), xây dựng đình Thới Sơn. Sau này, 2 trại ruộng được tín đồ tu bổ thành 2 ngôi chùa: chùa Phước Điền và chùa Thới Sơn (còn gọi là chùa Lâm Vồ hay chùa Phật). Tiếng là chùa nhưng thờ Trần Điều, không thờ cốt Phật, không chuông mõ.
- Đoàn thứ hai đặt dưới sự chỉ huy của Quản cơ Trần Văn Thành (Đức Cố Quản) đến Láng Linh – nơi tiếp giáp với rừng Bãi Thưa, được xem là vùng nê địa, mùa nước thì mênh mông như biển, mùa khô hạn thì đất nứt chân chim, là nơi thanh tịnh cho những người thích ẩn cư. Tại đây, đoàn đã khai phá được một diện tích khá lớn, thành lập trại ruộng mang tên Bửu Hương Các (nay là xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang).
- Đoàn thứ ba do ông Đặng Văn Ngoạn (Đạo Ngoạn) chỉ huy, khai hoang vùng Đồng Tháp Mười, ở khu vực rạch Trà Bông, sông Cần Lố, rạch Ông Bường; xây dựng một ngôi chùa ở rạch Trà Bông (chùa Ông Chín), nay thuộc xã Nhị Mỹ, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Đoàn thứ tư do ông Nguyễn Văn Xuyến (Đạo Xuyến) chỉ huy, khai hoang khu vực Cái Dầu, lập chùa Long Thới (nay thuộc xã Bình Long và thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang).
Nhờ niềm tin tôn giáo, tín đồ vượt qua mọi khó khăn, khổ cực, nguy hiểm, bệnh tật, thú dữ, kiên cường đoàn kết, bám trụ và khẩn hoang, biến những vùng nê địa, đầm lầy, rừng rậm hoang vu, trở thành những vùng đất thuộc, màu mỡ, dựng lên làng mạc dân cư đông đúc, cùng nhau gìn giữ bảo vệ vùng đất địa đầu tổ quốc lắm gian khó này. Bên cạnh, Phật Thầy Đoàn Minh Huyên còn chủ xướng đào kinh xẻ rạch, chuyên cần cày cấy, tạo dựng cuộc sống an cư lạc nghiệp cho tín đồ.
Cùng với việc khẩn hoang lập làng, Phật Thầy còn giao cho Quản cơ Trần Văn Thành tiến hành cắm 5 cây thẻ ở 5 điểm theo dịch đồ “Ngũ long trấn phuc” bao bọc xung quanh vùng Thất Sơn. Hiện nay vẫn còn các di tích như sau:
+ Bắc Phương Hắc đế (Ngã Bát, rạch Cái Dầu, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, An Giang.
+ Đông Phương Thanh đế (xã Cần Đăng, huyện Châu Thành, An Giang).
+ Tây Phương Bạch đế (chùa Bài Bài, xã Vĩnh Tế, Tp Châu Đốc).
+ Nam Phương Xích đế (Giồng Cát, Kiên Giang).
+ Trung ương Huỳnh đế (phía trước núi Cấm, Tú Tề, Tịnh Biên), chưa xác định địa điểm.
Năm cây thẻ trên đây đều bằng gỗ lào táo rất nặng, đầu tiện búp sơn hình hoa sen, có khắc chữ nho. Hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về mục đích cắm thẻ: nhằm “phá ếm” của người Trung Hoa hay xác định vị trí của Hội Long Hoa,…
Rõ ràng, Đoàn Minh Huyên là một tu sĩ nhập thế, vừa là một người yêu nước, thương dân đồng thời là một nhà doanh điền tài ba. Ông đã khai sáng một tôn giáo bản địa đầu tiên ở Nam Bộ, mượn học thuyết “Tứ Ân”, xiển dương “học Phật – tu nhân”, nhưng sửa đổi cách tu hành, tu mà không cần xây dựng chùa, đúc tượng mà hãy hướng đến việc khai hoang, lập ấp, tích cực tham gia sản xuất, coi nông trại như chùa chiền. Các đại đệ tử của Phật thầy vừa là các ông đạo truyền giáo, vừa là thủ lĩnh của trại ruộng./.
Phật Thầy sinh vào giờ ngọ ngày rằm tháng 10 năm Đinh Mão (1807), nhằm năm Gia Long thứ sáu. Ông quê làng Tòng Sơn, tổng Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Nay thuộc xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Tổ phụ tên họ là gì ngày nay không ai biết được. Chỉ biết trong thân tộc Ngài, còn có hai người anh em chú- bác là Đoàn Văn Điểu và Đoàn Văn Viên. Về sau, khi hai ông này mất, cũng không còn ai thấy hậu duệ của Ngài đâu nữa.
Thực ra, về gia thế của Phật Thầy đến nay khó mà biết đích xác được, cuộc đời của Ngài là cả một huyền thoại giữa hư và thật, căn cứ vào sấm truyền thì trước khi Ngài trở về Tòng Sơn và An Giang (1849), từ năm Giáp Thìn (1844) đã xuất hiện tại Gò Công, rồn vân du đến Mỏ Cày (Bến Tre), tiếp đến là Cần Thạnh xã Tân Tạo (huyện Bình Chánh), cuối cùng dừng chân ở miền Thất Sơn (An Giang). Như vậy, Phật Thầy chu du khắp cả Nam Kỳ lục tỉnh.
Đoàn Minh Huyên sinh ngày 15 tháng 10 năm Đinh Mão - 1807, nhằm ngày 14/11/1807 dương lịch, tại làng Tòng Sơn, tổng Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, Trấn Vĩnh Thanh (1) , nay là xã Mỹ An Hưng ‘A’, Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp.
Thưở nhỏ, Đoàn Minh Huyên sống, sinh hoạt như thế nào? Học hành ra sao? Cha mẹ ông là ai … không ai biết, không có tài liệu nào ghi chép. Lớn lên Đoàn Minh Huyên rời quê quán, có lẻ là đi tu hành. Hình bóng của ông đã bị vùi lấp trong ký ức của mọi người cùng thời nơi nguyên quán. Qua sấm giảng truyền lại, năm 1844, ông đã xuất hiện tại Gò Công. Sau đó ông vân du qua các xứ Mõ Cày, Bến Tre, Cần Chông, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá và miền Thất Sơn…
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu, đầu năm Kỷ Dậu – 1849, Phật thầy Đoàn Minh Huyên xuất hiện tại làng Tòng Sơn. Lúc bấy giờ, tại Tòng Sơn cũng như nhiều vùng khác thuộc miền Hậu Giang lúc đó đang có dịch bệnh rất nặng. Ông bèn ra tay trị bệnh, dập dịch cứu người. Từ Tòng Sơn ông đến Trà Bư – Cái Nai (cách đình Tòng Sơn khoảng 10km, nay thuộc ấp An Bình, xã Hội An, huyên Chợ Mới), rồi đến Xẻo Môn (nay thuộc xã Long Điền B, huyện Chợ Mới), cuối cùng ông dựng trại đơn sơ ở cốc Ông Đạo Kiến (nay là Tây An cổ tự, thuộc xã Long Giang, huyện Chợ Mới).
Tại cốc Ông Đạo Kiến, vào mùa thu năm 1849, Phật Thầy vừa trị bệnh, dập dịch cứu người, vừa tuyên truyền, dạy cho dân một cách tu mới. Đoàn Minh Huyên giảng giải cách tu này, cũng “học Phật - tu nhân”, nhưng đơn giản hóa nghi thức tu hành, chỉ thờ một Trần Điều (tấm vải đỏ) treo trước chánh điện, thể hiện tấm lòng từ bi, bác ái, đoàn kết, yêu mến đồng bào, nhân loại. Không có chuông, mõ, không thờ tượng cốt phật, không cần phải, ăn chay, xuống tóc… Người quy y được phát cho một “lòng phái” bằng giấy vàng có ấn triện bốn chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương”.
Nhờ tài trị bệnh cứu người, lý thuyết về tu hành của Phật Thầy đơn giản, xiểng dương “học Phật - tu nhân”. “Học Phật” nghĩa là học tập rèn luyện theo trí tuệ giác ngộ, lòng từ bi hỷ xả và tùy duyên hóa độ của Phật. “Tu nhân” nghĩa là sửa mình để làm người tốt, người lương thiện. Người tu chỉ phải thực hành theo “Tứ ân” (ân tổ tiên-cha mẹ; ân quốc vương–thủy thổ; ân tam bảo (phật, pháp, tăng); ân đồng bào- nhân loại), … phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý người nông dân Nam bộ lúc bấy giờ, vốn ít học, cuộc sống ở vùng đất mới tuy có thoải mái nhưng vừa trải qua loạn lạc, chiến tranh với Xiêm La, lại xảy ra dịch bệnh, rất khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, có sự bế tắc trong đời sống tinh thần… Phật Thầy Đoàn Minh Huyên đã được người dân An Giang tin tưởng, theo về rất đông. Như vậy, Phật Thầy đã khai sáng một tôn giáo mới đầu tiên ở Nam bộ, Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Đây là một tôn giáo nội sinh, có giáo lý xuất phát từ văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán bản địa Việt Nam. Ông được mọi người tôn vinh như một vị hoạt Phật (Phật sống) và tôn xưng là Phật Thầy.
Uy tín, đạo đức của Phật Thầy lan rộng nhanh chóng, pháp môn tu hành của Ông hướng dẫn tín đồ khác thường, chẳng bao lâu đã làm cho chính quyền huyện, tỉnh nghi ngờ, sợ có ý đồ khởi loạn. Phật Thầy bị triệu tập về Châu Đốc. Lúc này là cuối năm 1849. Sau khi điều tra, thử thách, thấy không có lý do để giam giữ Ông, chính quyền tỉnh An Giang chỉ định Phật Thầy cư trú và tu hành tại chùa Tây An ở Núi Sam.
Chùa Tây An là ngôi chùa được Tổng đốc An- Hà Doãn Uẩn xây dựng từ năm 1847, tại Núi Sam – Châu Đốc, đang được Thiền sư Hải Tịnh trụ trì, theo Thiền phái Lâm Tế, đời thứ 37. Thiền sư Hải Tịnh tục danh là Nguyễn Văn Giác, sinh năm 1788, viên tịch năm 1875. Thiền sư từng được vua Minh Mạng mời ra trụ trì tại chùa Thiên Mụ - Huế và được phong là Tăng cang. Tại chùa Tây An, Phật Thầy phải xuống tóc, quy y theo Thiền phái Lâm tế, pháp danh là Pháp Tạng, đời thứ 38, đạo hiệu là Giác Linh. Có lẽ thuyết phục được Thiền sư Hải Tịnh, những tháng ngày ở chùa Tây An, Phật Thầy vẫn tiếp tục trị bệnh cho bá tánh, phổ truyền giáo pháp, thu nhận nhiều đệ tử, tín đồ, mở rộng việc cấp lòng phái Bửu Sơn Kỳ Hương.
Tuy chỉ là tu sĩ và ở chùa Tây An chỉ có gần 6 năm ngắn ngủi, nhưng Phật Thầy đã hoạt động tích cực phổ truyền giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương, khai hoang, lập trại ruộng và nhiều hoạt động khác, Ông được người dân trong vùng tôn xưng là Phật Thầy Tây An.
Phật Thầy Đoàn Minh Huyên viên tịch ngày 12 tháng 8 năm Bính Thìn- 1856 (nhằm ngày 10/9/1856 dương lịch), hưởng dương 50 tuổi. Phần mộ của Ông hiện nay nằm tại chùa Tây An, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc.
Sự nghiệp của Phật Thầy:
a) Trong quá trình tu học, chắc chắn Phật Thầy đã học được y lý và khả năng sử dụng thuốc Đông y. Do vậy, đầu năm 1849, khi Ông về tới làng Tòng Sơn thì dịch bệnh bùng phát dữ dội. Ông không đồng ý với chức việc làng về việc giết heo, gà để cúng “tống gió”. Đoàn Minh Huyên cho rằng đây là việc làm đầy mê tín dị đoan. Ông đã ra tay dập dịch, trị bệnh, cứu người.
Theo truyền thuyết, Ông chỉ sử dụng nước lã, tro nhang cho người bệnh uống và hoa tươi để cúng Phật. Thế là hết bệnh.
Trận dịch đầu năm 1849 là trận dịch lớn, làm chết hàng chục ngàn người dân. Nhờ trị được bệnh, ngăn chặn được dịch, Phật Thầy mới được dân chúng tín nhiệm, tin tưởng. Đó chính là cơ hội để Phật Thầy phổ truyền giáo lý mới, cách tu mới và tôn giáo mới… và được dân chúng nghe theo. Song quan trọng hơn là giáo lý đạo Bửu Sơn Kỳ Hương xiển dương “học Phật – tu nhân”, đề cao thực hành “Tứ Ân”, đơn giản hóa nghi thức thờ tự, không xuống tóc, cạo râu, có thể cưới vợ, có con,… phù hợp với đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh sống của lưu dân khai hoang mở cõi ở vùng đất mới. Có thể nói, Phật Thầy Đoàn Minh Huyên là một thầy thuốc Đông y rất giỏi, và có tài trị bệnh, dập dịch cứu người. Chính nghề thuốc giỏi đã hỗ trợ cho Ông rất lớn đến việc thu phục nhân tâm, phổ truyền giáo lý đạo Bửu Sơn Kỳ Hương phát triển và tồn tại đến hôm nay.
b) Ngoài vai trò một tu sĩ, có tài trị bệnh, Phật Thầy còn là một người yêu nước, một nhà dinh điền, có công lớn trong công cuộc vận động, hướng dẫn nhân dân khai hoang, lập ấp. Từ cuối năm 1851, Phật Thầy Đoàn Minh Huyên đã cử một số đệ tử, hướng dẫn từng nhóm tín đồ, đi nhiều hướng, đến nhiều vùng đất xa xôi hẻo lánh để khẩn hoang, lập trại ruộng. Đây là việc làm đầy ý nghĩa nhân văn, vị “nhân sinh”. Ông muốn tạo điều kiện cho tín đồ là những nông dân nghèo, khẩn hoang để có ruộng cày, có cuộc sống khá hơn. Tín đồ vừa “học Phật – tu nhân”, vừa lao động sản xuất, tự túc lương thực, không phải nhờ vào người khác.
- Đoàn thứ nhất tiến vào Thất Sơn, chọn địa điểm khai phá dưới chân núi Két. Đoàn này chia làm hai nhóm nhỏ, một nhóm do cụ Bùi Văn Thân (tức Tăng Chủ Bùi Thiền Sư) hướng dẫn, nhóm còn lại được chỉ đạo bởi cụ Bùi Văn Tây (tức Đình Tây). Tại đây, đoàn đã khai phá và thành lập được các trại ruộng Hưng Thới và Xuân Sơn, hình thành 2 làng Hưng Thới và Xuân Sơn (nay là xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), xây dựng đình Thới Sơn. Sau này, 2 trại ruộng được tín đồ tu bổ thành 2 ngôi chùa: chùa Phước Điền và chùa Thới Sơn (còn gọi là chùa Lâm Vồ hay chùa Phật). Tiếng là chùa nhưng thờ Trần Điều, không thờ cốt Phật, không chuông mõ.
- Đoàn thứ hai đặt dưới sự chỉ huy của Quản cơ Trần Văn Thành (Đức Cố Quản) đến Láng Linh – nơi tiếp giáp với rừng Bãi Thưa, được xem là vùng nê địa, mùa nước thì mênh mông như biển, mùa khô hạn thì đất nứt chân chim, là nơi thanh tịnh cho những người thích ẩn cư. Tại đây, đoàn đã khai phá được một diện tích khá lớn, thành lập trại ruộng mang tên Bửu Hương Các (nay là xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang).
- Đoàn thứ ba do ông Đặng Văn Ngoạn (Đạo Ngoạn) chỉ huy, khai hoang vùng Đồng Tháp Mười, ở khu vực rạch Trà Bông, sông Cần Lố, rạch Ông Bường; xây dựng một ngôi chùa ở rạch Trà Bông (chùa Ông Chín), nay thuộc xã Nhị Mỹ, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Đoàn thứ tư do ông Nguyễn Văn Xuyến (Đạo Xuyến) chỉ huy, khai hoang khu vực Cái Dầu, lập chùa Long Thới (nay thuộc xã Bình Long và thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang).
Nhờ niềm tin tôn giáo, tín đồ vượt qua mọi khó khăn, khổ cực, nguy hiểm, bệnh tật, thú dữ, kiên cường đoàn kết, bám trụ và khẩn hoang, biến những vùng nê địa, đầm lầy, rừng rậm hoang vu, trở thành những vùng đất thuộc, màu mỡ, dựng lên làng mạc dân cư đông đúc, cùng nhau gìn giữ bảo vệ vùng đất địa đầu tổ quốc lắm gian khó này. Bên cạnh, Phật Thầy Đoàn Minh Huyên còn chủ xướng đào kinh xẻ rạch, chuyên cần cày cấy, tạo dựng cuộc sống an cư lạc nghiệp cho tín đồ.
Cùng với việc khẩn hoang lập làng, Phật Thầy còn giao cho Quản cơ Trần Văn Thành tiến hành cắm 5 cây thẻ ở 5 điểm theo dịch đồ “Ngũ long trấn phuc” bao bọc xung quanh vùng Thất Sơn. Hiện nay vẫn còn các di tích như sau:
+ Bắc Phương Hắc đế (Ngã Bát, rạch Cái Dầu, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, An Giang.
+ Đông Phương Thanh đế (xã Cần Đăng, huyện Châu Thành, An Giang).
+ Tây Phương Bạch đế (chùa Bài Bài, xã Vĩnh Tế, Tp Châu Đốc).
+ Nam Phương Xích đế (Giồng Cát, Kiên Giang).
+ Trung ương Huỳnh đế (phía trước núi Cấm, Tú Tề, Tịnh Biên), chưa xác định địa điểm.
Năm cây thẻ trên đây đều bằng gỗ lào táo rất nặng, đầu tiện búp sơn hình hoa sen, có khắc chữ nho. Hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về mục đích cắm thẻ: nhằm “phá ếm” của người Trung Hoa hay xác định vị trí của Hội Long Hoa,…
Rõ ràng, Đoàn Minh Huyên là một tu sĩ nhập thế, vừa là một người yêu nước, thương dân đồng thời là một nhà doanh điền tài ba. Ông đã khai sáng một tôn giáo bản địa đầu tiên ở Nam Bộ, mượn học thuyết “Tứ Ân”, xiển dương “học Phật – tu nhân”, nhưng sửa đổi cách tu hành, tu mà không cần xây dựng chùa, đúc tượng mà hãy hướng đến việc khai hoang, lập ấp, tích cực tham gia sản xuất, coi nông trại như chùa chiền. Các đại đệ tử của Phật thầy vừa là các ông đạo truyền giáo, vừa là thủ lĩnh của trại ruộng./.
Trần Văn Đông
Hội Sử học tỉnh An Giang