Việt Nam: Một đất nước tự do, hòa bình và thịnh vượng là niềm tin của thế giới!
- Được đăng: Chủ nhật, 10 Tháng 2 2019 08:56
- Lượt xem: 1791
(TGAG)- Việt Nam được chọn là địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Hoa Kỳ và Nhà lãnh đạo Triều Tiên từ ngày 27 đến 28/2/2019. Đây là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa mang tầm quốc tế năm 2019.
Lý do để Việt Nam được chọn là địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un?.
Nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành trong chuyến thăm Việt Nam năm 1958. Ảnh: Internet
Thứ nhất, Việt Nam gần Triều Tiên về mặt địa lý. Hội nghị diễn ra tại Hà Nội - cách thủ đô Bình Nhưỡng chưa đến 2.000 dặm. Khoảng cách từ sân bay ở Bình Nhưỡng tới Hà Nội cũng nằm trong tầm bay chuyên cơ Ilyushin-62M, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẵn sàng sang Việt Nam bằng đường hàng không.
Thứ hai, Việt Nam có quan hệ ngoại giao thân thiết với cả Triều Tiên và Hoa Kỳ; cả hai nước đều đặt cơ quan đại diện ngoại giao tại Hà Nội, thuận tiện trong việc sắp xếp cho hội nghị thượng đỉnh. Đồng thời, Việt Nam là quốc gia “trung lập”, có thể được xem là bên hòa giải vì hòa bình. Vì thế, cả Hoa Kỳ, Triều Tiên, Trung Quốc và Hàn Quốc đều tin tưởng vào vai trò trung gian của Việt Nam. Việt Nam có khả năng đảm bảo tốt về an ninh, hậu cần và truyền thông; có kinh nghiệm trong việc tổ chức các sự kiện quốc tế.
Thứ ba, Việt Nam còn là minh chứng thực tiễn cho việc biến thù thành bạn. Hà Nội và Bình Nhưỡng đều cùng chống chủ nghĩa đế quốc trong quá khứ. Mặc dù từng là kẻ thù “không đội trời chung” của Mỹ giống như Triều Tiên, nhưng Việt Nam hiện nay đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với Washington. Người phát ngôn của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc nhận xét: “Việt - Mỹ thành bạn bè mặc dù từng chĩa súng vào nhau. Việt Nam có bối cảnh hoàn toàn phù hợp trong việc giúp Mỹ - Triều viết nên lịch sử mới”.
Thứ tư, Việt Nam là mô hình mà Triều Tiên có thể học hỏi. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng nhân dịp gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp tại Hà Nội kêu gọi quốc gia Đông Bắc Á này hãy đi theo con đường mở cửa mà Việt Nam đã thực hiện. Ông Pompeo từng nói “Đất nước của bạn có thể đi theo con đường này. Cơ hội là của bạn nếu biết nắm bắt. Bạn cũng có thể làm được phép màu này ở Triều Tiên”. Điều này càng khiến các bên liên quan tin rằng Việt Nam đứng ở một vị thế "trung lập" trong cuộc đối thoại Mỹ - Triều. Trên thực tế, nhiều năm qua, Triều Tiên đã liên tục gửi sinh viên và các phái đoàn tới Việt Nam để nghiên cứu mô hình đổi mới và mở cửa. Chuyến đi lần đầu tiên của ông Kim Jong-un đến Việt Nam (trong dịp Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên - Hoa Kỳ) cũng có thể là cơ hội tốt để ông trực tiếp "mục sở thị" mô hình đổi mới thành công của Việt Nam, học hỏi sự chuyển đổi kinh tế sau chiến tranh của Việt Nam.
Thứ năm, Việt Nam cũng có thể là một điểm đến chiến lược đối với Hoa Kỳ...
Thứ sáu, cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội sẽ viết tiếp sức mạnh ngoại giao của Việt Nam trong thời đại mới…
"Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ đối thoại nhằm duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực, phối hợp với các bên liên quan để cuộc gặp thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai thành công, góp phần vào mục tiêu nói trên" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ngày 6/2.
Lý do để Việt Nam được chọn là địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un?.
Nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành trong chuyến thăm Việt Nam năm 1958. Ảnh: Internet
Thứ nhất, Việt Nam gần Triều Tiên về mặt địa lý. Hội nghị diễn ra tại Hà Nội - cách thủ đô Bình Nhưỡng chưa đến 2.000 dặm. Khoảng cách từ sân bay ở Bình Nhưỡng tới Hà Nội cũng nằm trong tầm bay chuyên cơ Ilyushin-62M, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẵn sàng sang Việt Nam bằng đường hàng không.
Thứ hai, Việt Nam có quan hệ ngoại giao thân thiết với cả Triều Tiên và Hoa Kỳ; cả hai nước đều đặt cơ quan đại diện ngoại giao tại Hà Nội, thuận tiện trong việc sắp xếp cho hội nghị thượng đỉnh. Đồng thời, Việt Nam là quốc gia “trung lập”, có thể được xem là bên hòa giải vì hòa bình. Vì thế, cả Hoa Kỳ, Triều Tiên, Trung Quốc và Hàn Quốc đều tin tưởng vào vai trò trung gian của Việt Nam. Việt Nam có khả năng đảm bảo tốt về an ninh, hậu cần và truyền thông; có kinh nghiệm trong việc tổ chức các sự kiện quốc tế.
Thứ ba, Việt Nam còn là minh chứng thực tiễn cho việc biến thù thành bạn. Hà Nội và Bình Nhưỡng đều cùng chống chủ nghĩa đế quốc trong quá khứ. Mặc dù từng là kẻ thù “không đội trời chung” của Mỹ giống như Triều Tiên, nhưng Việt Nam hiện nay đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với Washington. Người phát ngôn của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc nhận xét: “Việt - Mỹ thành bạn bè mặc dù từng chĩa súng vào nhau. Việt Nam có bối cảnh hoàn toàn phù hợp trong việc giúp Mỹ - Triều viết nên lịch sử mới”.
Thứ tư, Việt Nam là mô hình mà Triều Tiên có thể học hỏi. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng nhân dịp gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp tại Hà Nội kêu gọi quốc gia Đông Bắc Á này hãy đi theo con đường mở cửa mà Việt Nam đã thực hiện. Ông Pompeo từng nói “Đất nước của bạn có thể đi theo con đường này. Cơ hội là của bạn nếu biết nắm bắt. Bạn cũng có thể làm được phép màu này ở Triều Tiên”. Điều này càng khiến các bên liên quan tin rằng Việt Nam đứng ở một vị thế "trung lập" trong cuộc đối thoại Mỹ - Triều. Trên thực tế, nhiều năm qua, Triều Tiên đã liên tục gửi sinh viên và các phái đoàn tới Việt Nam để nghiên cứu mô hình đổi mới và mở cửa. Chuyến đi lần đầu tiên của ông Kim Jong-un đến Việt Nam (trong dịp Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên - Hoa Kỳ) cũng có thể là cơ hội tốt để ông trực tiếp "mục sở thị" mô hình đổi mới thành công của Việt Nam, học hỏi sự chuyển đổi kinh tế sau chiến tranh của Việt Nam.
Thứ năm, Việt Nam cũng có thể là một điểm đến chiến lược đối với Hoa Kỳ...
Thứ sáu, cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội sẽ viết tiếp sức mạnh ngoại giao của Việt Nam trong thời đại mới…
"Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ đối thoại nhằm duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực, phối hợp với các bên liên quan để cuộc gặp thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai thành công, góp phần vào mục tiêu nói trên" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ngày 6/2.
H.B