Truy cập hiện tại

Đang có 269 khách và không thành viên đang online

Một số bài học quí báu từ sự kiện 30/4/1975, cần được kế thừa, phát huy vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

(TGAG)- Cùng với chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954), đại thắng mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là ngày toàn thắng của chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh 30/4/1975, đã trở thành hai trụ mốc vĩ đại và thiêng liêng nhất trong lòng những người yêu nước Việt Nam. Tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lớn lao của sự kiện lịch sử 30/4/1975 đã và chắc chắn vẫn sẽ mãi là ngọn lửa hun đúc lòng tự hào dân tộc.

Từ góc độ công tác tư tưởng của Đảng, chúng ta chú ý một số bài học kinh nghiệm lịch sử quí báu cần vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới:

1- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng là bài học có giá trị xuyên suốt, bao trùm và có tính điều kiện tiên quyết giúp đồng bào và chiến sỹ ta làm nên cuộc đại thắng mùa xuân năm 1975. Dù cho dân tộc Việt Nam phải đối mặt với một siêu cường của chủ nghĩa đế quốc, tương quan lực lượng quá chênh lệch, nhưng Đảng ta, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không hề sợ đội quân nhà nghề thiện chiến (nước Mỹ chưa hề thất bại qua hai cuộc chiến tranh thế giới), bất chấp các loại vũ khí tối tân nhất (Mỹ cũng là siêu cường hạt nhân, siêu cường không quân và hải quân, lục quân). Mỹ leo thang dính líu ngày càng sâu bằng việc đưa máy bay, tàu chiến và điều hơn 54 ngàn lính Mỹ và quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam, ném bom phá hoại hủy diệt miền Bắc và hòng san phẳng Thủ đô Hà Nội, âm mưu đưa Việt Nam “về thời kỳ đồ đá” khiến cả thế giới lo ngại và phẫn nộ; dù trong bất kỳ thử thách khốc liệt nào thì Đảng ta vẫn kiên định chân lý “không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, với tinh thần “hễ còn một quân xâm lược nào trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch chúng đi”. Đe biến quyết tâm đánh Mỹ thành hành động, Đảng ta đã nắm vững đường lối cách mạng, nhất là về bạo lực cách mạng và lực lượng cách mạng, vận dụng một cách chủ động, sáng tạo mang nét độc đáo của chiến tranh Nhân dân thời hiện đại. Từ đấu tranh hòa bình đòi Mỹ - Diệm phải hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất đất nước (thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ), nhưng khi Mỹ - Diệm đàn áp, khủng bố đẫm máu bằng Luật 10/59 thì Đảng đã quyết định chuyển sang đấu tranh bạo lực cách mạng, lấy đấu tranh vũ trang là chủ yếu, song phải phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước đánh địch trên tất cả các mặt trận (quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế), lấy nội lực là chính, nhưng biết tranh thù sức mạnh đoàn kết quốc tế. Từng bước đánh đổ các chiến lược chiến tranh qua 5 đời Tổng thống của Mỹ, khởi nghĩa từng phần tới tổng khởi nghĩa, tống tiến công và nối dậy toàn miền Nam.

Thắng lợi của cuộc kháng chiên chông Mỹ cứu nước là minh chứng cho bản lĩnh và trí tuệ của Đảng ta. Đó là sự tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò là lực lượng lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam: Sau 15 năm, Đảng lãnh đạo toàn dân vùng lên “lấy sức ta mà giải phóng cho ta”; sau 24 năm, Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược; sau 45 năm ra đời, Đảng lãnh đạo toàn dân tộc đánh bại tên đế quốc sừng sỏ nhất thế giới. Đối chiếu với lịch sử Việt Nam kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta (từ năm 1858 đến năm 1930), qua 72 năm đấu tranh yêu nước, biết bao thể hệ phải hy sinh mà mục tiêu độc lập dân tộc vẫn không đạt được, lịch sử dân tộc bế tắc không có lối thoát. Từ khi Đảng ra đời, lịch sử dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

2- Đại đoàn kết dân tộc là bài học lịch sử có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mang bản sắc Việt Nam. Trong mọi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà Việt Nam đã trải qua thì sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc luôn luôn là nhân tố quyết định trực tiếp mọi thắng lợi. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng đã có đường lối đúng đắn để huy động mọi tầng lớp Nhân dân tham gia kháng chiến với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Đảng cùng lúc giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Đảng xác định miền Bắc là hậu phương lớn, làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng miền Nam và cách mạng cả nước; miền Nam là tiền tuyển lớn, trực tiếp đối mặt với kẻ thù. Toàn dân tộc hướng cùng một mục tiêu độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, đồng bào Nam - Bắc sum họp một nhà. Tiền tuyến gọi hậu phương trả lời bằng từng hạt gạo, hạt muối cho đến cả máu xương và tính mạng. Dù là người Việt Nam phải chịu đau thương trong ách áp bức của Mỹ - Ngụy hay người Việt Nam được sống trên miền Bắc tự do, làm chủ nhà máy, đồng mộng, dù người Kinh hay người đồng bào các dân tộc thiểu số... tất cả đều sắt son niềm tin yêu với Đảng, với Bác Hồ vĩ đại. Theo Đảng, theo Bác, các thể hệ người Việt Nam đã “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Ngày 30/4/1975, có 5 cánh quân hùng dũng tiến vào giải phóng Sài Gòn, đội quân áo xanh ấy là những người con yêu nước từ mọi miền Tổ quốc, họ được đồng bào hân hoan vẫy cờ hoa chào đón, giống như đồng bào Thăng Long chào đón đại quân áo vải của Quang Trung (năm 1789).

Bài học về đại đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước luôn có tính thời sự, nhất là trong tình hỉnh quốc tế đang xảy ra những hình thái chiến tranh mới. Các cuộc chiến tranh cục bộ ở Trung Đông và một số nước Bắc Phi đã cho thấy bài học xương máu là: Sự ly tán lòng dân sẽ dẫn đến sự rối loạn chính trị, người dân vô tội trở thành nạn nhân chiến tranh, lâm vào cảnh đói khát, bất an, buộc phải ly hương, ly quốc, chạy tị nạn qua xứ người. Cũng để giúp chúng ta thấm nhuần chiến lược của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới “bảo vệ nước ngay từ khi nước chưa nguy”; theo đó chúng ta phải không ngừng xây dựng và củng cố “thế trận lòng dân”. Những ai yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội thực sự thì trước hết phải coi trọng truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc như một bảo kiếm tinh thần dân tộc có giá trị vĩnh hằng.

Trong không khí phẩn khởi của đồng bào cả nước kỷ niệm 41 năm sự kiện 30/4/1975, cũng vẫn còn những tiếng nói lạc điệu, xuyên tạc lịch sử, coi ngày 30/4/1975 là “ngày quốc hận”. Nhưng dù cho những kẻ bôi nhọ lịch sử dân tộc có hoài niệm hoang tưởng về hình ảnh lá cò ba que trước ngày 30/4/1975 thì vẫn không thể đảo ngược khách quan lịch sử, dân tộc Việt Nam dưới ngọn cờ của Đảng vẫn vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội./.

P.TTCTTG
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40777981