Tác động của tình hình thế giới, khu vực và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
- Được đăng: Thứ bảy, 29 Tháng 7 2023 15:11
- Lượt xem: 1588
(TUAG)- Tình hình thế giới, khu vực là yếu tố khách quan có tác động lớn đến lợi ích của mỗi quốc gia - dân tộc nói chung và Việt Nam nói riêng. Dự báo trong thời gian tới, thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, nhanh chóng và khó lường. Do đó, việc nắm bắt và nghiên cứu thấu đáo bối cảnh quốc tế, khu vực tác động đến Việt Nam là cần thiết nhằm đề ra những sách lược sát, đúng, kịp thời, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc.
Tác động thuận
Thứ nhất, trật tự đa cực đang hình thành ngày càng rõ nét, Việt Nam có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, thúc đẩy quan hệ với nhiều đối tác, nhất là các nước lớn, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc.
Thứ hai, cạnh tranh chiến lược dẫn đến sự lôi kéo, tranh thủ của các nước lớn với các quốc gia vừa và nhỏ, tạo thêm cơ hội giúp các nước thúc đẩy lợi ích và nâng cao vị thế cả về chính trị lẫn kinh tế trong các quan hệ song phương và tại các thể chế đa phương.
Thứ ba, xu hướng toàn cầu hóa sẽ mở ra những cơ hội mới rất lớn cho các nước và với Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác, hội nhập quốc tế, tăng trưởng kinh tế; phân công lao động quốc tế và tranh thủ sức mạnh kinh tế, khoa học công nghệ từ bên ngoài. Các quốc gia nhỏ và vừa sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tham gia các vấn đề thế giới, khu vực.
Thứ tư, xu thế lớn của hòa bình, hợp tác và phát triển tạo điều kiện khách quan thuận lợi để củng cố môi trường đối ngoại hòa bình, ổn định và tập trung nguồn lực cho phát triển, thúc đẩy giải quyết các tranh chấp và các vấn đề nảy sinh trong quan hệ quốc tế bằng các biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế.
Thứ năm, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế tri thức đang có bước nhảy vọt. Đây là cơ hội giúp cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, nâng cao vị thế và mang lại cho nền kinh tế nhiều sự lựa chọn để tăng trưởng nhanh và bền vững.
Thứ sáu, là quốc gia có vị thế địa - chính trị chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giữ vai trò, uy tín ngày càng cao trong ASEAN, đồng thời với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, Việt Nam đã và đang thu hút sự quan tâm, tạo lập quan hệ sâu rộng với tất cả các cường quốc.
Tác động không thuận
Về chính trị, an ninh
Thứ nhất, trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn gay gắt và toàn diện, tập hợp lực lượng ngày càng đan xen phức tạp, các nước lớn sẽ đẩy mạnh lôi kéo các nước vừa và nhỏ, tạo nên áp lực, thế khó xử đối với các nước trong quan hệ quốc tế.
Thứ hai, chủ nghĩa cường quyền, chủ nghĩa dân tộc cực đoan tiếp tục diễn biến phức tạp, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng, tác động tiêu cực đến môi trường hợp tác quốc tể. Các nước lớn sẽ tìm cách tranh thủ, buộc các nước lệ thuộc nhiều hơn thông qua các quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại, chuyển giao công nghệ, viện trợ, dẫn tới lệ thuộc về chính trị. Thách thức này đặt ra cho các nước vừa và nhỏ là làm thế nào để tránh nguy cơ bị phụ thuộc, nhất là phụ thuộc kinh tế, vào một cường quốc.
Thứ ba, xu hướng tăng cường chạy đua vũ trang, nâng cao sức mạnh quân sự, tập hợp lực lượng để kiềm chế lẫn nhau giữa các nước lớn, đặt môi trường an ninh khu vực, toàn cầu trong trạng thái luôn căng thẳng, có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực. Tình hình đó đặt ra các nước vừa và nhỏ đứng trước thách thức là phải dành nguồn lực nhất định cho củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Thứ tư, sự bất ổn định và thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực khiến luật pháp quốc tế và các cơ chế đa phương ở một số thời điểm và trên vấn đề cụ thể không phát huy được vai trò do hành động của một số nước đi ngược lại các nguyên tắc của luật pháp quốc tế hiện hành như các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền, nguyên tắc quyền tự quyết của các dân tộc.
Về kinh tế: Các biến động kinh tế khu vực và toàn cầu, nổi lên là sức ép từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn về kinh tế, thương mại, công nghệ, tạo ra những khó khăn, thách thức cho các nước đang phát triển trong việc giữ vững độc lập, tự chủ về kinh tế, bảo đảm khả năng chống chịu của nền kinh tế. Những khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới và khu vực sẽ tác động phức tạp đến tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với một số đối tác, đặt ra những thách thức đòi hỏi chúng ta phải tính toán kỹ trong quá trình hoạch định và thực hiện các chính sách lớn; chủ động nắm bắt và thích ứng, tranh thủ cơ hội để phát huy vị thế, vai trò trong tiến trình này.
Về hội nhập quốc tế: Tiến trình hội nhập quốc tế bên cạnh những thuận lợi cũng đang gây ra sức ép điều chỉnh chính sách theo nhiều kênh, nhiều tuyến, tạo ra tác động nhiều chiều.
Về toàn cầu hóa: Quá trình toàn cầu hóa tác động trực tiếp đến các lĩnh vực kinh tế như thuế quan, mậu dịch, bảo hộ, hệ thống tài chính ngân hàng, an ninh kinh tế, việc làm...
Về các vấn đề an ninh phi truyền thống, có thể gây ra những biến động về kinh tế - xã hội, an ninh và phát triển của nhiều quốc gia, đặt ra yêu cầu cấp bách hơn trong họp tác quốc tế để ứng phó hiệu quả hơn. Đặc biệt, Việt Nam là một trong những nước bị tổn thương nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng. Các áp lực về chuyển đổi phương thức phát triển trong bối cảnh thiếu hụt về tài nguyên, năng lượng,... rất có thể sẽ đặt nền kinh tế Việt Nam trước nhiều khó khăn. Việc nâng cao năng lực “thích ứng” với biến đổi khí hậu, nhất là chuẩn bị nguồn lực để sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp, thiên tai thường xuyên xảy ra, sẽ là thách thức lớn.
P.TT (tổng hợp)
Tác động thuận
Thứ nhất, trật tự đa cực đang hình thành ngày càng rõ nét, Việt Nam có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, thúc đẩy quan hệ với nhiều đối tác, nhất là các nước lớn, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc.
Thứ hai, cạnh tranh chiến lược dẫn đến sự lôi kéo, tranh thủ của các nước lớn với các quốc gia vừa và nhỏ, tạo thêm cơ hội giúp các nước thúc đẩy lợi ích và nâng cao vị thế cả về chính trị lẫn kinh tế trong các quan hệ song phương và tại các thể chế đa phương.
Thứ ba, xu hướng toàn cầu hóa sẽ mở ra những cơ hội mới rất lớn cho các nước và với Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác, hội nhập quốc tế, tăng trưởng kinh tế; phân công lao động quốc tế và tranh thủ sức mạnh kinh tế, khoa học công nghệ từ bên ngoài. Các quốc gia nhỏ và vừa sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tham gia các vấn đề thế giới, khu vực.
Thứ tư, xu thế lớn của hòa bình, hợp tác và phát triển tạo điều kiện khách quan thuận lợi để củng cố môi trường đối ngoại hòa bình, ổn định và tập trung nguồn lực cho phát triển, thúc đẩy giải quyết các tranh chấp và các vấn đề nảy sinh trong quan hệ quốc tế bằng các biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế.
Thứ năm, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế tri thức đang có bước nhảy vọt. Đây là cơ hội giúp cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, nâng cao vị thế và mang lại cho nền kinh tế nhiều sự lựa chọn để tăng trưởng nhanh và bền vững.
Thứ sáu, là quốc gia có vị thế địa - chính trị chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giữ vai trò, uy tín ngày càng cao trong ASEAN, đồng thời với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, Việt Nam đã và đang thu hút sự quan tâm, tạo lập quan hệ sâu rộng với tất cả các cường quốc.
Tác động không thuận
Về chính trị, an ninh
Thứ nhất, trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn gay gắt và toàn diện, tập hợp lực lượng ngày càng đan xen phức tạp, các nước lớn sẽ đẩy mạnh lôi kéo các nước vừa và nhỏ, tạo nên áp lực, thế khó xử đối với các nước trong quan hệ quốc tế.
Thứ hai, chủ nghĩa cường quyền, chủ nghĩa dân tộc cực đoan tiếp tục diễn biến phức tạp, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng, tác động tiêu cực đến môi trường hợp tác quốc tể. Các nước lớn sẽ tìm cách tranh thủ, buộc các nước lệ thuộc nhiều hơn thông qua các quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại, chuyển giao công nghệ, viện trợ, dẫn tới lệ thuộc về chính trị. Thách thức này đặt ra cho các nước vừa và nhỏ là làm thế nào để tránh nguy cơ bị phụ thuộc, nhất là phụ thuộc kinh tế, vào một cường quốc.
Thứ ba, xu hướng tăng cường chạy đua vũ trang, nâng cao sức mạnh quân sự, tập hợp lực lượng để kiềm chế lẫn nhau giữa các nước lớn, đặt môi trường an ninh khu vực, toàn cầu trong trạng thái luôn căng thẳng, có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực. Tình hình đó đặt ra các nước vừa và nhỏ đứng trước thách thức là phải dành nguồn lực nhất định cho củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Thứ tư, sự bất ổn định và thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực khiến luật pháp quốc tế và các cơ chế đa phương ở một số thời điểm và trên vấn đề cụ thể không phát huy được vai trò do hành động của một số nước đi ngược lại các nguyên tắc của luật pháp quốc tế hiện hành như các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền, nguyên tắc quyền tự quyết của các dân tộc.
Về kinh tế: Các biến động kinh tế khu vực và toàn cầu, nổi lên là sức ép từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn về kinh tế, thương mại, công nghệ, tạo ra những khó khăn, thách thức cho các nước đang phát triển trong việc giữ vững độc lập, tự chủ về kinh tế, bảo đảm khả năng chống chịu của nền kinh tế. Những khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới và khu vực sẽ tác động phức tạp đến tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với một số đối tác, đặt ra những thách thức đòi hỏi chúng ta phải tính toán kỹ trong quá trình hoạch định và thực hiện các chính sách lớn; chủ động nắm bắt và thích ứng, tranh thủ cơ hội để phát huy vị thế, vai trò trong tiến trình này.
Về hội nhập quốc tế: Tiến trình hội nhập quốc tế bên cạnh những thuận lợi cũng đang gây ra sức ép điều chỉnh chính sách theo nhiều kênh, nhiều tuyến, tạo ra tác động nhiều chiều.
Về toàn cầu hóa: Quá trình toàn cầu hóa tác động trực tiếp đến các lĩnh vực kinh tế như thuế quan, mậu dịch, bảo hộ, hệ thống tài chính ngân hàng, an ninh kinh tế, việc làm...
Về các vấn đề an ninh phi truyền thống, có thể gây ra những biến động về kinh tế - xã hội, an ninh và phát triển của nhiều quốc gia, đặt ra yêu cầu cấp bách hơn trong họp tác quốc tế để ứng phó hiệu quả hơn. Đặc biệt, Việt Nam là một trong những nước bị tổn thương nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng. Các áp lực về chuyển đổi phương thức phát triển trong bối cảnh thiếu hụt về tài nguyên, năng lượng,... rất có thể sẽ đặt nền kinh tế Việt Nam trước nhiều khó khăn. Việc nâng cao năng lực “thích ứng” với biến đổi khí hậu, nhất là chuẩn bị nguồn lực để sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp, thiên tai thường xuyên xảy ra, sẽ là thách thức lớn.
P.TT (tổng hợp)