Dự báo tình hình kinh tế thế giới năm 2023
- Được đăng: Thứ năm, 03 Tháng 8 2023 09:46
- Lượt xem: 1142
(TUAG)- Kinh tế thế giới trải qua những biến động hết sức sâu sắc, tạo ra cả những cơ hội và thách thức mới, tích tụ thêm xu thế hình thành trật tự kinh tế thế giới mới; liên kết kinh tế quốc tế phát triển, song gặp nhiều khó khăn.
Kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm, không đồng đều, chưa vững chắc và chứa nhiều rủi ro lớn. Nguyên nhân là do tích tụ khó khăn, yếu kém của kinh tế thế giới qua nhiều năm, được cộng hưởng thêm bởi những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột ở U-crai-na đến các mặt của kinh tế-xã hội thế giới. Cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung diễn ra quyết liệt hơn trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực công nghệ cao, có tính chiến lược (năng lượng, bán dẫn, nguyên liệu thiết yếu...) làm gia tăng tính rủi ro cho nền kinh tế thế giới. Đồng thời, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới Mỹ và Trung Quốc đều đứng trước các thách thức lớn về kinh tế trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Đánh giá tăng trưởng toàn cầu năm 2022 và dự báo 2023 của các tổ chức quốc tế
Quá trình hình thành trật tự kinh tế thế giới mới được đẩy nhanh và có dấu hiệu rõ nét hơn trong bối cảnh tương quan tiềm lực kinh tế giữa các nước lớn đang thay đổi nhanh chóng.
Các quốc gia, nhất là các nước lớn, điều chỉnh lại chiến lược phát triển kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài, sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu theo hướng rút ngắn chuỗi cung ứng, ưu tiên thiết lập các chuỗi cung ứng, sản xuất tại quốc gia bằng hữu (“friend-shoring”), đưa một phần hoặc toàn bộ sản xuất về trong nước hoặc về các nước gần gũi về địa lý nhằm bảo đảm an ninh quốc gia khi có các tình huống khủng hoảng;
Thúc đẩy “khu vực hóa” thông qua các hiệp định thương mại tự do, các cơ chế, sáng kiến liên kết khu vực về kinh tế, thương mại, đầu tư, liên kết số, năng lượng, cơ sở hạ tầng...;
Đẩy mạnh tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển xanh, bền vững; thiết lập các liên kết gắn với các nội dung số, xanh, chuyển đổi năng lượng;
Chiều hướng phát triển Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ngày càng rõ nét hơn, trong đó đổi mới sáng tạo và số hóa là động lực quan trọng của phát triển (Nhất là chuyển đổi và xây dựng kinh tế số, vận hành chính phủ số, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tự động, trí tuệ nhân tạo trong sàn xuất, tăng cường liên kết về khoa học - công nghệ. Xu hướng lien kết số, kmh té số được thúc đẩy giữa các nước).
Cạnh tranh tập hợp lực lượng về kinh tế diễn biến ngày càng sôi động. Mỹ và Trung Quốc thúc đẩy các sáng kiến đối trọng nhau. [Đến nay, Trung Quốc đã khởi xướng nhiều sáng kiến như: Vành đai - Con đường (BRI) (BRI được Chù tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động năm 2013, đến nay đã có 146 quốc gia ký kết tham gia; tồng chi tiêu cho các dự án BRI đến giữa năm 2022 là 932 tỳ USD, trong đó có 561 tỳ USD hợp đồng xây dựng .và 371 tỷ USD đầu tư), Sáng kiến phát triển toàn cầu (GDI) (GDI được Trung Quốc phát động từ tháng 9/2021, đến nay đã nhận được sự ủng hộ của hơn 100 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có LHQ. Ngoài ra có 60 nước gia nhập “Nhóm những người bạn của GDI”); Sáng kiến An ninh toàn cầu(GSI) (GSI được Trung Quốc đưa ra tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (tháng 4/2022). Đáng chú ý, sáng kiến được đưa ra trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - U-crai-na vừa diễn ra, do đó các nhà ngoại giao Trung Quôc coi đây là là giải pháp của Bắc Kình để ngăn chặn xung đột và thúc đẩy sự ổn định). Đáp lại, tháng 5/2022 Mỹ đã khởi xướng sáng kiến Khuôn khổ Kinh tể Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IEPF) (Ngay sau khi Mỹ công bố IEPF, 14 nước tham gia sáng kiến (chiếm 40% GDP toàn cầu) đã nhật trí hợp tác để củng cố chuỗi cung ứng của các mặt hàng thiết yếu như chip bán dẫn và thiết bị y tế đề phàn ứng tốt trước các tình huống khẩn cấp, giâm sự phụ thuộc quá mức vào chuôi cung ứng của Trung Quôc)]. Nga cũng đang đóng vai trò đầu tàu thúc đẩy hợp tác kinh tế trong cơ chế Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), chù yếu là các nước trong không gian hậu Xô-viết. Theo đó, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đứng trước nhiều cơ hội có thể vươn lên xác lập vị thế trong trật tự kinh tế thế giới mới đang hình thành.
Dự báo tăng trưởng năm 2023 của một số quốc gia ASEAN
Dự báo trong ngắn hạn, kinh tế thế giới bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm lại, bấp bênh, khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất định hơn, thậm chí nguy cơ suy thoái tăng (Những rủi ro đáng chú ý của kinh tế thế giới trong thời gian tới là nguy cơ bât ôn tài chính - ngân hàng, khó khăn về giữ cân bằng giữa kiềm chế lạm phát và ổn định). Tăng trưởng toàn cầu năm 2023 dự báo vẫn ở mức thấp và khó khăn hơn so với năm 2022 và những năm trước (Theo IMF, kmh tế toàn cầu năm 2022 tăng trưởng 3,19%, giàm mạnh sọ với 6,02% năm 2021; Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của IMF tháng 4/2023 đánh giá nhiều khả năng kinh tể thế giới rơi vào suy thoái trong năm 2023 với mức tăng trường chi đạt 2,8% (trước đó IMF dự báo kinh tế toàn cầu năm 2023 chi ở mức 2,66%)). Trong dài hạn, kinh tế thế giới đứng trước rủi ro rơi vào trạng thái trì trệ, tăng trưởng chậm lại. Mức tăng trưởng GDP trung bình đến năm 2030 dự báo chỉ đạt khoảng 2,2% (So với giai đoạn 2011-2021 và 2001-201 Ị, GDP toàn cầu tăng lần lượt là 2,6% và 3,5%). Thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục xu hướng suy giảm, thậm chí tăng trưởng thấp hơn mức tăng trưởng trung bình của GDP toàn cầu (Giai đoạn 2010-2019, thương mại toàn cầu chỉ tăng bằng mức tăng GDP toàn cầu; giai đoạn 1990-2010 thương mại toàn cầu luôn tăng gấp đôi GDP toàn cầu).
Kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm, không đồng đều, chưa vững chắc và chứa nhiều rủi ro lớn. Nguyên nhân là do tích tụ khó khăn, yếu kém của kinh tế thế giới qua nhiều năm, được cộng hưởng thêm bởi những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột ở U-crai-na đến các mặt của kinh tế-xã hội thế giới. Cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung diễn ra quyết liệt hơn trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực công nghệ cao, có tính chiến lược (năng lượng, bán dẫn, nguyên liệu thiết yếu...) làm gia tăng tính rủi ro cho nền kinh tế thế giới. Đồng thời, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới Mỹ và Trung Quốc đều đứng trước các thách thức lớn về kinh tế trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Đánh giá tăng trưởng toàn cầu năm 2022 và dự báo 2023 của các tổ chức quốc tế
Quá trình hình thành trật tự kinh tế thế giới mới được đẩy nhanh và có dấu hiệu rõ nét hơn trong bối cảnh tương quan tiềm lực kinh tế giữa các nước lớn đang thay đổi nhanh chóng.
Các quốc gia, nhất là các nước lớn, điều chỉnh lại chiến lược phát triển kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài, sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu theo hướng rút ngắn chuỗi cung ứng, ưu tiên thiết lập các chuỗi cung ứng, sản xuất tại quốc gia bằng hữu (“friend-shoring”), đưa một phần hoặc toàn bộ sản xuất về trong nước hoặc về các nước gần gũi về địa lý nhằm bảo đảm an ninh quốc gia khi có các tình huống khủng hoảng;
Thúc đẩy “khu vực hóa” thông qua các hiệp định thương mại tự do, các cơ chế, sáng kiến liên kết khu vực về kinh tế, thương mại, đầu tư, liên kết số, năng lượng, cơ sở hạ tầng...;
Đẩy mạnh tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển xanh, bền vững; thiết lập các liên kết gắn với các nội dung số, xanh, chuyển đổi năng lượng;
Chiều hướng phát triển Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ngày càng rõ nét hơn, trong đó đổi mới sáng tạo và số hóa là động lực quan trọng của phát triển (Nhất là chuyển đổi và xây dựng kinh tế số, vận hành chính phủ số, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tự động, trí tuệ nhân tạo trong sàn xuất, tăng cường liên kết về khoa học - công nghệ. Xu hướng lien kết số, kmh té số được thúc đẩy giữa các nước).
Cạnh tranh tập hợp lực lượng về kinh tế diễn biến ngày càng sôi động. Mỹ và Trung Quốc thúc đẩy các sáng kiến đối trọng nhau. [Đến nay, Trung Quốc đã khởi xướng nhiều sáng kiến như: Vành đai - Con đường (BRI) (BRI được Chù tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động năm 2013, đến nay đã có 146 quốc gia ký kết tham gia; tồng chi tiêu cho các dự án BRI đến giữa năm 2022 là 932 tỳ USD, trong đó có 561 tỳ USD hợp đồng xây dựng .và 371 tỷ USD đầu tư), Sáng kiến phát triển toàn cầu (GDI) (GDI được Trung Quốc phát động từ tháng 9/2021, đến nay đã nhận được sự ủng hộ của hơn 100 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có LHQ. Ngoài ra có 60 nước gia nhập “Nhóm những người bạn của GDI”); Sáng kiến An ninh toàn cầu(GSI) (GSI được Trung Quốc đưa ra tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (tháng 4/2022). Đáng chú ý, sáng kiến được đưa ra trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - U-crai-na vừa diễn ra, do đó các nhà ngoại giao Trung Quôc coi đây là là giải pháp của Bắc Kình để ngăn chặn xung đột và thúc đẩy sự ổn định). Đáp lại, tháng 5/2022 Mỹ đã khởi xướng sáng kiến Khuôn khổ Kinh tể Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IEPF) (Ngay sau khi Mỹ công bố IEPF, 14 nước tham gia sáng kiến (chiếm 40% GDP toàn cầu) đã nhật trí hợp tác để củng cố chuỗi cung ứng của các mặt hàng thiết yếu như chip bán dẫn và thiết bị y tế đề phàn ứng tốt trước các tình huống khẩn cấp, giâm sự phụ thuộc quá mức vào chuôi cung ứng của Trung Quôc)]. Nga cũng đang đóng vai trò đầu tàu thúc đẩy hợp tác kinh tế trong cơ chế Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), chù yếu là các nước trong không gian hậu Xô-viết. Theo đó, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đứng trước nhiều cơ hội có thể vươn lên xác lập vị thế trong trật tự kinh tế thế giới mới đang hình thành.
Dự báo tăng trưởng năm 2023 của một số quốc gia ASEAN
H.T (tổng hợp)