Luôn tôn trọng và thực hiện tốt quyền lập hội!
- Được đăng: Thứ hai, 18 Tháng 1 2016 14:36
- Lượt xem: 3902
(TGAG)- Trong lúc Quốc hội đang xây dựng dự án “Luật về Hội”, đã xuất hiện những luận điệu xuyên tạc, cho rằng Nhà nước Việt Nam “bóp nghẹt quyền tự do lập hội”, “hạn chế các quyền của công dân”; đề nghị cần có “không gian dân sự” cho xã hội...
Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Hiến pháp năm 1946 đã nêu rõ, công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại... Điều quan trọng này tiếp tục được kế thừa qua Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992. Điều 25 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Theo thống kê chính thức, tính đến tháng 12 năm 2014, cả nước có 52.565 hội với 483 hội hoạt động trên phạm vi cả nước và 52.082 hội hoạt động trên phạm vi từng địa phương. Một số hội được xác định là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Các hội còn lại được xác định là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nhân đạo, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự bảo đảm kinh phí hoạt động. Có 31 tổ chức hội hoạt động trên phạm vi cả nước được Nhà nước cấp kinh phí để tạo điều kiện hoạt động vì đó là những lĩnh vực Nhà nước có trách nhiệm thực hiện, khuyến khích thực hiện như: phát triển văn học nghệ thuật, bảo vệ pháp luật, phát triển phúc lợi xã hội... Đây chỉ là con số thống kê những tổ chức hội có đăng ký hoạt động và được cấp có thẩm quyền cho phép. Ngoài ra còn có rất nhiều loại hội, nhóm khác. Thực tế, chưa hề có sự cấm đoán nào nếu không vi phạm pháp luật.
Luật Quy định quyền lập hội năm 1957 đã được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thông qua, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ban bố. Trên cơ sở luật này, ngày 21/4/2010, Chính phủ có Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Như vậy, quyền hội họp, lập hội của công dân Việt Nam luôn được Hiến pháp, pháp luật Việt Nam bảo đảm và bảo vệ, luôn được thực thi bình thường trong cuộc sống. Đến nay, do tình hình có nhiều thay đổi, Quốc hội Khóa XIII đang xem xét Luật về hội để thay thế luật năm 1957.
Quyết định xây dựng Luật về hội mới nhằm bảo đảm, bảo vệ tốt hơn quyền lập hội, tham gia hội của công dân, đồng thời đáp ứng đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013 là “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Đây cũng là thông lệ quốc tế. Ai lập hội hay lợi dụng việc tham gia hội để có các hoạt động vi phạm pháp luật chắc chắn phải chịu trách nhiệm dân sự, hành chính, thậm chí là hình sự do hành vi phạm pháp của mình.
Còn cái gọi là đề nghị “không được kiểm soát hoạt động của mọi hội, nhóm trong xã hội” là một đòi hỏi rất vô lý! Chính ở các nước phương Tây và Hoa Kỳ, một mặt họ khuyến khích “xã hội dân sự” trên hình thức để mị dân và thực hiện “diễn biến hòa bình” đối với các nước mà họ cho là “cần thay đổi thể chế chính trị”; mặt khác lại giám sát, cấm đoán một cách chặt chẽ các tổ chức xã hội nếu thấy có mối nguy cơ tiềm ẩn. Ví dụ, Điều 16 Công ước châu Âu quy định các nước tham gia cần có những hạn chế đối với hoạt động chính trị của người nước ngoài trong các trường hợp liên quan đến quyền tự do lập hội. Một điều đáng lưu ý là Ngân hàng Phát triển châu Á đã khuyến cáo: “Các tổ chức xã hội công dân cũng có thể bao gồm những hiệp hội có động cơ bạo lực, tham lam, lợi ích cục bộ, thù địch sắc tộc và đàn áp xã hội, cũng như các tổ chức kinh doanh vận động hành lang như ngành công nghiệp thuốc lá, là không thể đại diện cho lợi ích đông đảo của công chúng”...
Góp ý xây dựng luật pháp là việc làm mà Nhà nước luôn khuyến khích. Nhưng nói ở Việt Nam vẫn còn “e dè” về quyền tự do lập hội, “bóp nghẹt quyền tự do lập hội” là những vu cáo, không thể lừa dối được ai!
SỰ THẬT
Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Hiến pháp năm 1946 đã nêu rõ, công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại... Điều quan trọng này tiếp tục được kế thừa qua Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992. Điều 25 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Theo thống kê chính thức, tính đến tháng 12 năm 2014, cả nước có 52.565 hội với 483 hội hoạt động trên phạm vi cả nước và 52.082 hội hoạt động trên phạm vi từng địa phương. Một số hội được xác định là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Các hội còn lại được xác định là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nhân đạo, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự bảo đảm kinh phí hoạt động. Có 31 tổ chức hội hoạt động trên phạm vi cả nước được Nhà nước cấp kinh phí để tạo điều kiện hoạt động vì đó là những lĩnh vực Nhà nước có trách nhiệm thực hiện, khuyến khích thực hiện như: phát triển văn học nghệ thuật, bảo vệ pháp luật, phát triển phúc lợi xã hội... Đây chỉ là con số thống kê những tổ chức hội có đăng ký hoạt động và được cấp có thẩm quyền cho phép. Ngoài ra còn có rất nhiều loại hội, nhóm khác. Thực tế, chưa hề có sự cấm đoán nào nếu không vi phạm pháp luật.
Luật Quy định quyền lập hội năm 1957 đã được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thông qua, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ban bố. Trên cơ sở luật này, ngày 21/4/2010, Chính phủ có Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Như vậy, quyền hội họp, lập hội của công dân Việt Nam luôn được Hiến pháp, pháp luật Việt Nam bảo đảm và bảo vệ, luôn được thực thi bình thường trong cuộc sống. Đến nay, do tình hình có nhiều thay đổi, Quốc hội Khóa XIII đang xem xét Luật về hội để thay thế luật năm 1957.
Quyết định xây dựng Luật về hội mới nhằm bảo đảm, bảo vệ tốt hơn quyền lập hội, tham gia hội của công dân, đồng thời đáp ứng đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013 là “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Đây cũng là thông lệ quốc tế. Ai lập hội hay lợi dụng việc tham gia hội để có các hoạt động vi phạm pháp luật chắc chắn phải chịu trách nhiệm dân sự, hành chính, thậm chí là hình sự do hành vi phạm pháp của mình.
Còn cái gọi là đề nghị “không được kiểm soát hoạt động của mọi hội, nhóm trong xã hội” là một đòi hỏi rất vô lý! Chính ở các nước phương Tây và Hoa Kỳ, một mặt họ khuyến khích “xã hội dân sự” trên hình thức để mị dân và thực hiện “diễn biến hòa bình” đối với các nước mà họ cho là “cần thay đổi thể chế chính trị”; mặt khác lại giám sát, cấm đoán một cách chặt chẽ các tổ chức xã hội nếu thấy có mối nguy cơ tiềm ẩn. Ví dụ, Điều 16 Công ước châu Âu quy định các nước tham gia cần có những hạn chế đối với hoạt động chính trị của người nước ngoài trong các trường hợp liên quan đến quyền tự do lập hội. Một điều đáng lưu ý là Ngân hàng Phát triển châu Á đã khuyến cáo: “Các tổ chức xã hội công dân cũng có thể bao gồm những hiệp hội có động cơ bạo lực, tham lam, lợi ích cục bộ, thù địch sắc tộc và đàn áp xã hội, cũng như các tổ chức kinh doanh vận động hành lang như ngành công nghiệp thuốc lá, là không thể đại diện cho lợi ích đông đảo của công chúng”...
Góp ý xây dựng luật pháp là việc làm mà Nhà nước luôn khuyến khích. Nhưng nói ở Việt Nam vẫn còn “e dè” về quyền tự do lập hội, “bóp nghẹt quyền tự do lập hội” là những vu cáo, không thể lừa dối được ai!
SỰ THẬT