Thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Trung Quốc
- Được đăng: Thứ hai, 14 Tháng 12 2015 08:13
- Lượt xem: 3124
(TGAG)- Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước Việt Nam ngày 05 và 06/11/2015.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước Trung Quốc trong 09 năm qua và cũng là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cao nhất Ban lãnh đạo thế hệ thứ 5 của Trung Quốc tới Việt Nam. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh tình hình Trung Quốc cơ bản ổn định nhưng gặp nhiều khó khăn cả về đối nội lẫn đối ngoại, kinh tế suy giảm; cuộc chiến chống tham nhũng gặp trở ngại nhất định do sự chống đối của các nhóm lợi ích; mâu thuẫn xã hội và các vấn đề về tôn giáo, dân tộc diễn biến phức tạp; Mỹ - Nhật và phương Tây gia tăng sức ép với Trung Quốc ngày càng lớn, trong đó có vấn đề Biển Đông.
* Một số nét chính kết quả của chuyến thăm, hai bên đã đạt được một số nhận thức chung quan trọng và những phương hướng lớn về việc củng cố tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung, tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thực chất phát triển bền vững, cân bằng, lành mạnh, kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định và ngày càng đi vào chiều sâu.
Về chính trị, hai bên khẳng định coi trọng việc củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đi vào chiều sâu; nhất trí duy trì tiếp xúc cấp cao với các hình thức linh hoạt nhằm tăng cường tin cậy chính trị, kịp thời trao đổi ý kiến về các vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước; đẩy mạnh giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, giữa các bộ, ngành, địa phương; thúc đẩy giao lưu hữu nghị giữa Nhân dân hai nước; nhất trí tăng cường tin cậy chính trị ở cấp cơ sở.
Trên cơ sở kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam luôn coi trọng việc duy trì quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc; sẵn sàng cùng Trung Quốc đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đi vào chiều sâu; nêu đậm hai nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tin cậy chính trị giữa hai nước là vấn đề Biển Đông và vấn đề các dự án công trình kém chất lượng, chậm tiến độ của Trung Quốc ở Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt; nhấn mạnh phát triển quan hệ với Việt Nam là sự lựa chọn chiến lược của Trung Quốc; cho rằng, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, hai bên cần tăng cường trao đổi chiến lược thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt phát triển lâu dài, lành mạnh ổn định; hoan nghênh lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam sang thăm Trung Quốc; nhận lời mời sang dự Hội nghị cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam.
Về các lĩnh vực hợp tác, hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò điều phối tổng thể của ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực ngoại giao, an ninh, quốc phòng, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục và giữa các địa phương có chung đường biên giới giữa hai nước, đặc biệt là thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư sớm có tiến triển thực chất, phát triển bền vững, cân bằng và lành mạnh.
Về biên giới trên bộ, hai bên nhất trí tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các địa phương chung biên giới; phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý biên giới, giữ gìn trật tự trị an, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển khu vực biên giới hai nước.
Về vấn đề trên biển, ngoài các nội dung đề cập trong Tuyên bố chung, ta nhấn mạnh việc xử lý vấn đề Biển Đông cần được đặt trong tầm nhìn chiến lược lâu dài, cân nhắc tổng thể từ lợi ích chính đáng của mỗi nước và tổng thể quan hệ Việt - Trung. Đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp. Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC) và sớm xây đạt được “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)...
* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong thời gian tới:
Cần tuyên truyền rộng rãi, tạo nhận thức đúng đắn trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về mục đích, ý nghĩa và kết quả tích cực của chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tuyên truyền đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Thông tin tuyên truyền những kết quả tích cực đạt được trong chuyến thăm liên quan đến vấn đề giải quyết những bất đồng giữa hai nước. Trong bối cảnh đang có những bất đồng về vấn đề liên quan đến Biển Đông, nhưng hai nước vẫn đang duy trì xu thế phát triển tích cực; việc xử lý vấn đề Biển Đông cần được đặt trong tầm nhìn chiến lược lâu dài, cân nhắc tổng thể từ lợi ích chính đáng của mỗi nước và tổng thể quan hệ hai nước. Đẩy mạnh tuyên truyền đối nội và đối ngoại về quan điểm, lập trường nhất quán của Việt Nam về vấn đề giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Tuyên truyền làm rõ các nội dung quan trọng của các văn kiện hợp tác ký kết trong thời gian chuyến thăm.
Đấu tranh kiên quyết, kịp thời và hiệu quả với các thông tin sai sự thật, luận điệu xuyên tạc của các thế lực cơ hội, thù địch về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Khẳng định sự nhất quán của Việt Nam trong việc coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ thực chất với Trung Quốc./.
QUỐC HÙNG
Đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước Trung Quốc trong 09 năm qua và cũng là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cao nhất Ban lãnh đạo thế hệ thứ 5 của Trung Quốc tới Việt Nam. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh tình hình Trung Quốc cơ bản ổn định nhưng gặp nhiều khó khăn cả về đối nội lẫn đối ngoại, kinh tế suy giảm; cuộc chiến chống tham nhũng gặp trở ngại nhất định do sự chống đối của các nhóm lợi ích; mâu thuẫn xã hội và các vấn đề về tôn giáo, dân tộc diễn biến phức tạp; Mỹ - Nhật và phương Tây gia tăng sức ép với Trung Quốc ngày càng lớn, trong đó có vấn đề Biển Đông.
* Một số nét chính kết quả của chuyến thăm, hai bên đã đạt được một số nhận thức chung quan trọng và những phương hướng lớn về việc củng cố tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung, tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thực chất phát triển bền vững, cân bằng, lành mạnh, kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định và ngày càng đi vào chiều sâu.
Về chính trị, hai bên khẳng định coi trọng việc củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đi vào chiều sâu; nhất trí duy trì tiếp xúc cấp cao với các hình thức linh hoạt nhằm tăng cường tin cậy chính trị, kịp thời trao đổi ý kiến về các vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước; đẩy mạnh giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, giữa các bộ, ngành, địa phương; thúc đẩy giao lưu hữu nghị giữa Nhân dân hai nước; nhất trí tăng cường tin cậy chính trị ở cấp cơ sở.
Trên cơ sở kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam luôn coi trọng việc duy trì quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc; sẵn sàng cùng Trung Quốc đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đi vào chiều sâu; nêu đậm hai nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tin cậy chính trị giữa hai nước là vấn đề Biển Đông và vấn đề các dự án công trình kém chất lượng, chậm tiến độ của Trung Quốc ở Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt; nhấn mạnh phát triển quan hệ với Việt Nam là sự lựa chọn chiến lược của Trung Quốc; cho rằng, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, hai bên cần tăng cường trao đổi chiến lược thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt phát triển lâu dài, lành mạnh ổn định; hoan nghênh lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam sang thăm Trung Quốc; nhận lời mời sang dự Hội nghị cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam.
Về các lĩnh vực hợp tác, hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò điều phối tổng thể của ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực ngoại giao, an ninh, quốc phòng, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục và giữa các địa phương có chung đường biên giới giữa hai nước, đặc biệt là thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư sớm có tiến triển thực chất, phát triển bền vững, cân bằng và lành mạnh.
Về biên giới trên bộ, hai bên nhất trí tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các địa phương chung biên giới; phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý biên giới, giữ gìn trật tự trị an, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển khu vực biên giới hai nước.
Về vấn đề trên biển, ngoài các nội dung đề cập trong Tuyên bố chung, ta nhấn mạnh việc xử lý vấn đề Biển Đông cần được đặt trong tầm nhìn chiến lược lâu dài, cân nhắc tổng thể từ lợi ích chính đáng của mỗi nước và tổng thể quan hệ Việt - Trung. Đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp. Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC) và sớm xây đạt được “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)...
* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong thời gian tới:
Cần tuyên truyền rộng rãi, tạo nhận thức đúng đắn trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về mục đích, ý nghĩa và kết quả tích cực của chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tuyên truyền đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Thông tin tuyên truyền những kết quả tích cực đạt được trong chuyến thăm liên quan đến vấn đề giải quyết những bất đồng giữa hai nước. Trong bối cảnh đang có những bất đồng về vấn đề liên quan đến Biển Đông, nhưng hai nước vẫn đang duy trì xu thế phát triển tích cực; việc xử lý vấn đề Biển Đông cần được đặt trong tầm nhìn chiến lược lâu dài, cân nhắc tổng thể từ lợi ích chính đáng của mỗi nước và tổng thể quan hệ hai nước. Đẩy mạnh tuyên truyền đối nội và đối ngoại về quan điểm, lập trường nhất quán của Việt Nam về vấn đề giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Tuyên truyền làm rõ các nội dung quan trọng của các văn kiện hợp tác ký kết trong thời gian chuyến thăm.
Đấu tranh kiên quyết, kịp thời và hiệu quả với các thông tin sai sự thật, luận điệu xuyên tạc của các thế lực cơ hội, thù địch về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Khẳng định sự nhất quán của Việt Nam trong việc coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ thực chất với Trung Quốc./.
QUỐC HÙNG