Vai trò của Việt Nam trong ASEAN và việc hình thành cộng đồng ASEAN
- Được đăng: Thứ năm, 10 Tháng 12 2015 09:52
- Lượt xem: 3099
(TGAG)- Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 (ngày 21 và 22/11/2015) đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong tiến trình hợp tác, phát triển của ASEAN. Tại Hội nghị, lãnh đạo các nước ASEAN đã ký hai bản tuyên bố lịch sử: Tuyên bố Kuala Lumpur về Hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 và Tuyên bố Kuala Lumpur về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
Với lễ ký này, lãnh đạo các thành viên ASEAN chính thức công bố Cộng đồng ASEAN sẽ ra đời vào ngày 31/12/2015, đưa ASEAN bước sang giai đoạn phát triển mới, tiếp tục củng cố và nâng tầm liên kết trên cơ sở phát huy các thành tựu đạt được, đồng thời, khẳng định vị thế của ASEAN trong cộng đồng quốc tế.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 và các hội nghị cấp cao liên quan đã thành công tốt đẹp trong đó có sự đóng góp tích cực của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu. Qua đó càng khẳng định Việt Nam luôn là thành viên tích cực, năng động, có trách nhiệm với vị thế và vai trò quan trọng trong Cộng đồng ASEAN cũng như trên nhiều diễn đàn quốc tế khác.
Năm 2015, tròn 20 năm Việt Nam gắn bó cùng Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực cùng các nước thành viên thúc đẩy hợp tác, tăng cường đoàn kết và liên kết ASEAN, mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của ASEAN, cùng ASEAN vượt qua những giai đoạn thăng trầm, qua đó, góp phần không nhỏ vào những thành công ASEAN có được ngày hôm nay.
Ngay sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN (năm 1995), ASEAN đã có những chuyển biến lớn cả về chất và lượng. Việt Nam đã đóng vai trò tích cực trong việc kết nạp các nước Campuchia, Lào và Myanmar, hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á. Sự hình thành ASEAN - 10 đã góp phần xây dựng được mối quan hệ mới về chất giữa các nước thành viên theo chiều hướng hữu nghị, ổn định, lâu dài và hợp tác toàn diện ngày càng chặt chẽ; tạo điều kiện thuận lợi cho đẩy mạnh liên kết khu vực, hướng tới hình thành Cộng đồng ASEAN.
Việt Nam tham gia xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và hình thành các quyết sách lớn của ASEAN, như: Tầm nhìn 2020 và các kế hoạch triển khai Tầm nhìn, Tuyên bố hòa hợp ASEAN II, Hiến chương ASEAN, Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009 - 2015) cùng các Kế hoạch triển khai trên từng trụ cột Cộng đồng, Kế hoạch công tác về Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển, Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) và gần đây nhất là Tầm nhìn ASEAN 2025.
Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách Chủ tịch ASEAN và đăng cai nhiều hội nghị lớn. Đặc biệt, Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010 với những kết quả thực chất, góp phần thúc đẩy "văn hóa thực thi" và cụ thể hóa một bước quan trọng mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN 2015, nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của ASEAN.
Việt Nam cũng đã tham gia đầy đủ và sâu rộng vào các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội và quan hệ đối ngoại; thực hiệm nghiêm túc các cam kết và thỏa thuận, góp phần hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN 2015.
Việt Nam đã gắn bó chặt chẽ và đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN ngay từ buổi đầu hình thành ý tưởng cho đến giai đoạn định hình chính sách và triển khai. Trong quá trình hình thành ý tưởng về mô hình tương lai của Cộng đồng ASEAN, Việt Nam cùng với các nước có tư tưởng tương đồng, đã tích cực thúc đẩy trụ cột thứ 3 về hợp tác Văn hóa - Xã hội như một chân kiềng có tác dụng bổ trợ và gắn kết hữu cơ 2 trụ cột khác của Cộng đồng ASEAN là Chính trị - An ninh và Kinh tế, qua đó, đảm bảo sự phát triển cân bằng và hài hòa của ASEAN. Trên cơ sở đó, ASEAN đã đưa ra Chương trình Hành động Viên - Chăn (VAP) với các chương trình và kế hoạch hợp tác cụ thể cho giai đoạn 2004 - 2010. Bên cạnh việc tích cực tham gia xây dựng và thúc đẩy triển khai các chương trình, kế hoạch hợp tác hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN, Việt Nam là một trong những nước tích cực đi đầu thúc đẩy triển khai hiệu quả Sáng kiến Liên kết IAI về thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (Hà Nội, 2001), Việt Nam đã chủ động đề xuất và được các nước nhất trí thông qua Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển, đề ra các phương hướng cụ thể để triển khai Sáng kiến IAI. Trên cương vị Chủ tịch Nhóm đặc trách về IAI, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN phối hợp xây dựng Kế hoạch công tác giai đoạn II về triển khai IAI, được thông qua như một bộ phận quan trọng cùng với các Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN trong Lộ trình chung xây dựng Cộng đồng.
Việt Nam đã tham gia rất tích cực và để lại dấu ấn đậm nét là việc xây dựng, ký kết, phê chuẩn và triển khai Hiến chương ASEAN - công cụ pháp lý và thể chế quan trọng để hỗ trợ ASEAN thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng.
Việt Nam tiếp nhận cương vị Chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ 2010 đúng vào giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình xây dựng Cộng đồng của ASEAN. Đó là năm bản lề trong chặng đường 5 năm còn lại để ASEAN hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng và cũng là năm ASEAN bắt đầu chính thức ổn định hoạt động theo bộ máy tổ chức và khung pháp lý do Hiến chương quy định. Chính vì lẽ đó, Việt Nam đã cùng các nước thành viên đề ra ưu tiên xuyên suốt cho hợp tác ASEAN trong giai đoạn này là: Đẩy mạnh hành động nhằm hiện thực hóa mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN, được thể hiện qua Chủ đề "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động". Với Chủ đề này, trong vai trò Chủ tịch, Việt Nam đã đề xuất 3 trọng tâm hành động của ASEAN là: Đẩy mạnh nỗ lực triển khai các chương trình, kế hoạch trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời, thiết thực đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống; Thúc đẩy hợp tác nhằm nâng cao năng lực của ASEAN trong việc ứng phó hữu hiệu hơn với các thách thức toàn cầu mà khu vực đang phải đối mặt và Tăng cường quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các bên Đối tác, tiếp tục củng cố vai trò và vị trí trung tâm của ASEAN trong các tiến trình đối thoại và hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Ba trọng tâm này có quan hệ bổ trợ lẫn nhau) cùng hướng tới xây dựng một Cộng đồng ASEAN gắn kết, tự cường và có vai trò vị thế quốc tế cao.
Đặc biệt, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 do Việt Nam chủ trì trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN thành công tốt đẹp, thể hiện một bước khởi đầu quan trọng trong các nỗ lực của nước Chủ tịch và ASEAN nhằm hiện thực hóa ưu tiên đẩy mạnh hành động hướng tới xây dựng Cộng đồng. Lãnh đạo các nước ASEAN đạt nhất trí cao và quyết tâm mạnh mẽ thúc đẩy triển khai có hiệu quả và đúng tiến độ Lộ trình xây dựng Cộng đồng, đưa Hiến chương ASEAN thực sự đi vào cuộc sống, cũng như đề ra các cam kết và hành động thiết thực nhằm tăng cường hợp tác ứng phó với các thách thức đang nổi lên, trong đó có thúc đẩy phục hồi kinh tế, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, ASEAN cũng khẳng định quyết tâm duy trì và tăng cường vai trò trung tâm của Hiệp hội ở khu vực bằng việc tăng cường đoàn kết, liên kết và xây dựng Cộng đồng, nâng cao tính chủ động trước những đòi hỏi to lớn của nhiệm vụ và những biến chuyển nhanh chóng của tình hình khu vực và quốc tế. Tại Phiên họp toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN 27, nhấn mạnh việc hình thành Cộng đồng ASEAN có ý nghĩa lịch sử, thể hiện nhận thức chung và quyết tâm của các quốc gia thành viên ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh một số ưu tiên và trọng tâm của ASEAN, bao gồm có biện pháp và nguồn lực thích đáng triển khai hiệu quả Tầm nhìn ASEAN 2025 và các Kế hoạch Tổng thể trên từng trụ cột, tăng cường đoàn kết, thống nhất lập trường chung, nâng cao năng lực, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, nhất là xử lý những thách thức lớn đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực cũng như trong quan hệ với các đối tác đối thoại, tiếp tục dành ưu tiên cao cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực. Thông điệp ấy của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nhà lãnh đạo ASEAN đánh giá cao.
Với lễ ký này, lãnh đạo các thành viên ASEAN chính thức công bố Cộng đồng ASEAN sẽ ra đời vào ngày 31/12/2015, đưa ASEAN bước sang giai đoạn phát triển mới, tiếp tục củng cố và nâng tầm liên kết trên cơ sở phát huy các thành tựu đạt được, đồng thời, khẳng định vị thế của ASEAN trong cộng đồng quốc tế.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 và các hội nghị cấp cao liên quan đã thành công tốt đẹp trong đó có sự đóng góp tích cực của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu. Qua đó càng khẳng định Việt Nam luôn là thành viên tích cực, năng động, có trách nhiệm với vị thế và vai trò quan trọng trong Cộng đồng ASEAN cũng như trên nhiều diễn đàn quốc tế khác.
Năm 2015, tròn 20 năm Việt Nam gắn bó cùng Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực cùng các nước thành viên thúc đẩy hợp tác, tăng cường đoàn kết và liên kết ASEAN, mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của ASEAN, cùng ASEAN vượt qua những giai đoạn thăng trầm, qua đó, góp phần không nhỏ vào những thành công ASEAN có được ngày hôm nay.
Ngay sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN (năm 1995), ASEAN đã có những chuyển biến lớn cả về chất và lượng. Việt Nam đã đóng vai trò tích cực trong việc kết nạp các nước Campuchia, Lào và Myanmar, hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á. Sự hình thành ASEAN - 10 đã góp phần xây dựng được mối quan hệ mới về chất giữa các nước thành viên theo chiều hướng hữu nghị, ổn định, lâu dài và hợp tác toàn diện ngày càng chặt chẽ; tạo điều kiện thuận lợi cho đẩy mạnh liên kết khu vực, hướng tới hình thành Cộng đồng ASEAN.
Việt Nam tham gia xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và hình thành các quyết sách lớn của ASEAN, như: Tầm nhìn 2020 và các kế hoạch triển khai Tầm nhìn, Tuyên bố hòa hợp ASEAN II, Hiến chương ASEAN, Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009 - 2015) cùng các Kế hoạch triển khai trên từng trụ cột Cộng đồng, Kế hoạch công tác về Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển, Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) và gần đây nhất là Tầm nhìn ASEAN 2025.
Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách Chủ tịch ASEAN và đăng cai nhiều hội nghị lớn. Đặc biệt, Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010 với những kết quả thực chất, góp phần thúc đẩy "văn hóa thực thi" và cụ thể hóa một bước quan trọng mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN 2015, nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của ASEAN.
Việt Nam cũng đã tham gia đầy đủ và sâu rộng vào các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội và quan hệ đối ngoại; thực hiệm nghiêm túc các cam kết và thỏa thuận, góp phần hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN 2015.
Việt Nam đã gắn bó chặt chẽ và đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN ngay từ buổi đầu hình thành ý tưởng cho đến giai đoạn định hình chính sách và triển khai. Trong quá trình hình thành ý tưởng về mô hình tương lai của Cộng đồng ASEAN, Việt Nam cùng với các nước có tư tưởng tương đồng, đã tích cực thúc đẩy trụ cột thứ 3 về hợp tác Văn hóa - Xã hội như một chân kiềng có tác dụng bổ trợ và gắn kết hữu cơ 2 trụ cột khác của Cộng đồng ASEAN là Chính trị - An ninh và Kinh tế, qua đó, đảm bảo sự phát triển cân bằng và hài hòa của ASEAN. Trên cơ sở đó, ASEAN đã đưa ra Chương trình Hành động Viên - Chăn (VAP) với các chương trình và kế hoạch hợp tác cụ thể cho giai đoạn 2004 - 2010. Bên cạnh việc tích cực tham gia xây dựng và thúc đẩy triển khai các chương trình, kế hoạch hợp tác hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN, Việt Nam là một trong những nước tích cực đi đầu thúc đẩy triển khai hiệu quả Sáng kiến Liên kết IAI về thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (Hà Nội, 2001), Việt Nam đã chủ động đề xuất và được các nước nhất trí thông qua Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển, đề ra các phương hướng cụ thể để triển khai Sáng kiến IAI. Trên cương vị Chủ tịch Nhóm đặc trách về IAI, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN phối hợp xây dựng Kế hoạch công tác giai đoạn II về triển khai IAI, được thông qua như một bộ phận quan trọng cùng với các Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN trong Lộ trình chung xây dựng Cộng đồng.
Việt Nam đã tham gia rất tích cực và để lại dấu ấn đậm nét là việc xây dựng, ký kết, phê chuẩn và triển khai Hiến chương ASEAN - công cụ pháp lý và thể chế quan trọng để hỗ trợ ASEAN thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng.
Việt Nam tiếp nhận cương vị Chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ 2010 đúng vào giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình xây dựng Cộng đồng của ASEAN. Đó là năm bản lề trong chặng đường 5 năm còn lại để ASEAN hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng và cũng là năm ASEAN bắt đầu chính thức ổn định hoạt động theo bộ máy tổ chức và khung pháp lý do Hiến chương quy định. Chính vì lẽ đó, Việt Nam đã cùng các nước thành viên đề ra ưu tiên xuyên suốt cho hợp tác ASEAN trong giai đoạn này là: Đẩy mạnh hành động nhằm hiện thực hóa mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN, được thể hiện qua Chủ đề "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động". Với Chủ đề này, trong vai trò Chủ tịch, Việt Nam đã đề xuất 3 trọng tâm hành động của ASEAN là: Đẩy mạnh nỗ lực triển khai các chương trình, kế hoạch trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời, thiết thực đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống; Thúc đẩy hợp tác nhằm nâng cao năng lực của ASEAN trong việc ứng phó hữu hiệu hơn với các thách thức toàn cầu mà khu vực đang phải đối mặt và Tăng cường quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các bên Đối tác, tiếp tục củng cố vai trò và vị trí trung tâm của ASEAN trong các tiến trình đối thoại và hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Ba trọng tâm này có quan hệ bổ trợ lẫn nhau) cùng hướng tới xây dựng một Cộng đồng ASEAN gắn kết, tự cường và có vai trò vị thế quốc tế cao.
Đặc biệt, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 do Việt Nam chủ trì trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN thành công tốt đẹp, thể hiện một bước khởi đầu quan trọng trong các nỗ lực của nước Chủ tịch và ASEAN nhằm hiện thực hóa ưu tiên đẩy mạnh hành động hướng tới xây dựng Cộng đồng. Lãnh đạo các nước ASEAN đạt nhất trí cao và quyết tâm mạnh mẽ thúc đẩy triển khai có hiệu quả và đúng tiến độ Lộ trình xây dựng Cộng đồng, đưa Hiến chương ASEAN thực sự đi vào cuộc sống, cũng như đề ra các cam kết và hành động thiết thực nhằm tăng cường hợp tác ứng phó với các thách thức đang nổi lên, trong đó có thúc đẩy phục hồi kinh tế, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, ASEAN cũng khẳng định quyết tâm duy trì và tăng cường vai trò trung tâm của Hiệp hội ở khu vực bằng việc tăng cường đoàn kết, liên kết và xây dựng Cộng đồng, nâng cao tính chủ động trước những đòi hỏi to lớn của nhiệm vụ và những biến chuyển nhanh chóng của tình hình khu vực và quốc tế. Tại Phiên họp toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN 27, nhấn mạnh việc hình thành Cộng đồng ASEAN có ý nghĩa lịch sử, thể hiện nhận thức chung và quyết tâm của các quốc gia thành viên ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh một số ưu tiên và trọng tâm của ASEAN, bao gồm có biện pháp và nguồn lực thích đáng triển khai hiệu quả Tầm nhìn ASEAN 2025 và các Kế hoạch Tổng thể trên từng trụ cột, tăng cường đoàn kết, thống nhất lập trường chung, nâng cao năng lực, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, nhất là xử lý những thách thức lớn đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực cũng như trong quan hệ với các đối tác đối thoại, tiếp tục dành ưu tiên cao cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực. Thông điệp ấy của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nhà lãnh đạo ASEAN đánh giá cao.
Phòng TTCTTG (tổng hợp)
Nguồn: BTGTW
Nguồn: BTGTW