Vì một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, liên kết chặt chẽ!
- Được đăng: Thứ tư, 03 Tháng 7 2019 09:16
- Lượt xem: 2745
(TGAG)- Trong bối cảnh môi trường khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, Việt Nam luôn đề cao tinh thần “Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng vững mạnh”; mong muốn cùng các nước thành viên xây dựng một ASEAN đóng vai trò trung tâm ở khu vực. Để làm được điều đó, ASEAN cần tăng cường đoàn kết, thống nhất, chân thành, thẳng thắn, cùng nhau xác định lập trường chung trong ứng phó với các vấn đề ở khu vực và thế giới.
Cộng đồng ASEAN phải coi vấn đề duy trì môi trường hoà bình, an ninh, ổn định ở khu vực là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững, thịnh vượng của mỗi quốc gia. Quan điểm của Việt Nam là các vấn đề an ninh phải được xử lý thỏa đáng bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, không để leo thang thành điểm nóng xung đột và đe dọa hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực.
Riêng về vấn đề Biển Đông, thời gian qua đã có những tiến triển tích cực ban đầu trong đàm phán xây dựng Bộ quy tắc COC giữa ASEAN và Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình trên thực địa vẫn còn phức tạp. Những hoạt động đơn phương trái pháp luật, bồi đắp đất thay đổi nguyên trạng, quân sự hóa, va chạm gây nguy hiểm cho ngư dân… thực sự đáng quan ngại, gây xói mòn lòng tin, không có lợi cho nỗ lực đối thoại và duy trì hòa bình ổn định ở khu vực. Vì vậy, ASEAN cần kiên định lập trường nguyên tắc về Biển Đông, các bên liên quan cần kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, không quân sự hoá, giải quyết hoà bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nỗ lực xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp pháp luật quốc tế và được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
Gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu về tầm quan trọng của đoàn kết, nhất trí của ASEAN trong xây dựng Cộng đồng. Thủ tướng nhấn mạnh tính cấp thiết của sự chân thành, thẳng thắn trong quan hệ giữa các nước thành viên, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt, giữ gìn đoàn kết và không làm phương hại đến tình cảm, lợi ích của nhau; đồng thời cũng cần có bản lĩnh vững vàng trong ứng xử với các đối tác. Trên tinh thần đó, chiều 22/6/2019 khi gặp với người đồng cấp Singapore Lý Hiển Long theo đề nghị của phía Singapore bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN, Thủ tướng đã phê phán phát biểu ngày 31/5 của Thủ tướng Lý Hiển Long liên quan đến Việt Nam và Campuchia giai đoạn 1979-1980, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao. Thủ tướng khẳng định lịch sử đã chứng minh những nhận định của phía Singapore về vai trò của Việt Nam vào thời điểm đó là không đúng. Ông cho rằng việc nêu lại những định kiến này làm tổn thương sâu sắc tới Việt Nam và Campuchia, đặc biệt là thân nhân của hàng trăm nghìn quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh xương máu để mang lại hòa bình, giúp giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ Khmer Đỏ tàn bạo và cả quá trình xây dựng đất nước khó khăn, gian khổ sau này.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết: "Thủ tướng Lý Hiển Long giải thích Singapore không có ý làm tổn thương Việt Nam, chỉ nhắc lại một chương đau buồn trong lịch sử Đông Dương để nhấn mạnh hòa bình, ổn định và thịnh vượng hôm nay không mặc nhiên mà có, và bối cảnh đòi hỏi ASEAN hiện nay phải tiếp tục duy trì đoàn kết, gắn bó và tăng cường hợp tác". Ông cũng nhấn mạnh Singapore coi trọng quan hệ hữu nghị với Việt Nam, đánh giá cao vai trò và những đóng góp quan trọng của Việt Nam từ trước tới nay trong việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định và phát triển của khu vực cũng như trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cam kết: Khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch vào năm 2020, Việt Nam sẽ kế thừa và phát huy các kết quả ASEAN đã đạt được trong những năm qua, tiếp tục đóng góp thực hiện thành công Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, vì một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, liên kết chặt chẽ, có vai trò, vị thế ở khu vực và quốc tế ./.
Sự thật
-----------------
Cộng đồng ASEAN phải coi vấn đề duy trì môi trường hoà bình, an ninh, ổn định ở khu vực là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững, thịnh vượng của mỗi quốc gia. Quan điểm của Việt Nam là các vấn đề an ninh phải được xử lý thỏa đáng bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, không để leo thang thành điểm nóng xung đột và đe dọa hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực.
Riêng về vấn đề Biển Đông, thời gian qua đã có những tiến triển tích cực ban đầu trong đàm phán xây dựng Bộ quy tắc COC giữa ASEAN và Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình trên thực địa vẫn còn phức tạp. Những hoạt động đơn phương trái pháp luật, bồi đắp đất thay đổi nguyên trạng, quân sự hóa, va chạm gây nguy hiểm cho ngư dân… thực sự đáng quan ngại, gây xói mòn lòng tin, không có lợi cho nỗ lực đối thoại và duy trì hòa bình ổn định ở khu vực. Vì vậy, ASEAN cần kiên định lập trường nguyên tắc về Biển Đông, các bên liên quan cần kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, không quân sự hoá, giải quyết hoà bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nỗ lực xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp pháp luật quốc tế và được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
Gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu về tầm quan trọng của đoàn kết, nhất trí của ASEAN trong xây dựng Cộng đồng. Thủ tướng nhấn mạnh tính cấp thiết của sự chân thành, thẳng thắn trong quan hệ giữa các nước thành viên, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt, giữ gìn đoàn kết và không làm phương hại đến tình cảm, lợi ích của nhau; đồng thời cũng cần có bản lĩnh vững vàng trong ứng xử với các đối tác. Trên tinh thần đó, chiều 22/6/2019 khi gặp với người đồng cấp Singapore Lý Hiển Long theo đề nghị của phía Singapore bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN, Thủ tướng đã phê phán phát biểu ngày 31/5 của Thủ tướng Lý Hiển Long liên quan đến Việt Nam và Campuchia giai đoạn 1979-1980, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao. Thủ tướng khẳng định lịch sử đã chứng minh những nhận định của phía Singapore về vai trò của Việt Nam vào thời điểm đó là không đúng. Ông cho rằng việc nêu lại những định kiến này làm tổn thương sâu sắc tới Việt Nam và Campuchia, đặc biệt là thân nhân của hàng trăm nghìn quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh xương máu để mang lại hòa bình, giúp giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ Khmer Đỏ tàn bạo và cả quá trình xây dựng đất nước khó khăn, gian khổ sau này.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết: "Thủ tướng Lý Hiển Long giải thích Singapore không có ý làm tổn thương Việt Nam, chỉ nhắc lại một chương đau buồn trong lịch sử Đông Dương để nhấn mạnh hòa bình, ổn định và thịnh vượng hôm nay không mặc nhiên mà có, và bối cảnh đòi hỏi ASEAN hiện nay phải tiếp tục duy trì đoàn kết, gắn bó và tăng cường hợp tác". Ông cũng nhấn mạnh Singapore coi trọng quan hệ hữu nghị với Việt Nam, đánh giá cao vai trò và những đóng góp quan trọng của Việt Nam từ trước tới nay trong việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định và phát triển của khu vực cũng như trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cam kết: Khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch vào năm 2020, Việt Nam sẽ kế thừa và phát huy các kết quả ASEAN đã đạt được trong những năm qua, tiếp tục đóng góp thực hiện thành công Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, vì một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, liên kết chặt chẽ, có vai trò, vị thế ở khu vực và quốc tế ./.
Sự thật
-----------------