Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị nhóm tư vấn AIPA lần thứ 12 (AIPA Caucus 12)
- Được đăng: Thứ tư, 16 Tháng 6 2021 11:17
- Lượt xem: 1418
(TGAG)- Sáng ngày 16/6, theo giờ Hà Nội, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham dự Hội nghị Nhóm Tư vấn AIPA lần thứ 12 (AIPA Caucus 12) theo hình thức trực tuyến.
Hội nghị AIPA Caucus 12 diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã bước đầu được kiểm soát tại Châu Âu, Bắc Mỹ và Bắc Á, tuy nhiên, tại Đông Nam Á vẫn đang diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và an sinh xã hội các quốc gia trong khu vực. Hội nghị AIPA Caucus 12 tổ chức theo hình thức trực tuyến giúp duy trì hoạt động của AIPA trong bối cảnh đại dịch, nhằm rà soát, đánh giá việc thực hiện những cam kết thể hiện trong các nghị quyết đã được thông qua tại Đại hội đồng AIPA 41, đồng thời thảo luận về chủ đề sát với tình hình thực tế và là mối quan tâm chung của các nghị viện thành viên.
Chủ đề thảo luận của Hội nghị AIPA Caucus 12 là về tình hình thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng AIPA 41 và Tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và đẩy mạnh kết nối thương mại.
Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị AIPA Caucus 12 nhằm mục đích: Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, nâng tầm đối ngoại đa phương, tiếp tục phát huy vai trò và vị thế của Quốc hội Việt Nam tại các cơ chế hợp tác liên nghị viện khu vực và thế giới, đặc biệt là ASEAN.
Trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động với các nghị viện thành viên AIPA, đặc biệt trong bối cảnh khu vực và thế giới đang gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát đại dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế. Xây dựng các mối quan hệ hữu nghị với nghị sỹ các nước thành viên ASEAN, thể hiện tinh thần chủ động, sẵn sàng hợp tác vì sự phục hồi tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững sau đại dịch COVID-19, vì ổn định và thịnh vượng của Cộng đồng ASEAN, vì lợi ích của người dân ASEAN.
Tại Hội nghị, đại diện Đoàn ĐBQH Việt Nam đã báo cáo về tình hình thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng AIPA 41. Bao gồm: Nghị quyết về “Vai trò của nghị viện trong thúc đẩy gắn kết và phục hồi kinh tế ASEAN sau đại dịch COVID-19” tại Ủy ban về các vấn đề kinh tế, Nghị quyết về “Nâng cao vai trò của AIPA trong việc hỗ trợ Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN ứng phó với COVID-19” tại Ủy ban về các vấn đề xã hội và Nghị quyết về “Vai trò của nữ nghị sỹ trong bảo đảm việc làm và thu nhập của lao động nữ” tại Hội nghị Nữ nghị sỹ AIPA (WAIPA).
Theo đó, Quốc hội Việt Nam thường xuyên rà soát và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại; xây dựng chính sách đầu tư thông thoáng, bền vững, có trách nhiệm. Năm 2020, Quốc hội Việt Nam đã ban hành nhiều luật có tác động sâu rộng tới nền kinh tế như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công – tư.
Bên cạnh đó, từ quý I/2020, Quốc hội đã xem xét và thông qua đề nghị của Chính phủ về việc triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng để kịp thời hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, đồng thời thực hiện 06 đoàn khảo sát về việc thực hiện chính sách. Đồng thời, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2020). Luật có các quy định bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới, tạo cơ hội, tiếp cận công bằng cho cả nam giới và nữ giới khi đi làm việc ở nước ngoài. Cũng tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã tiến hành thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2019 và giai đoạn 2011 – 2020.
Đối với báo cáo quốc gia liên quan đến chủ đề của Hội nghị “Tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và đẩy mạnh kết nối thương mại”, đại diện Đoàn ĐBQH Việt Nam cho biết, tác động sâu sắc của đại dịch Covid-19 đến các hoạt động kinh tế, thương mại cũng như an sinh xã hội của người dân các nước trong Cộng đồng ASEAN cũng như các nước trên thế giới; các biện pháp phòng chống dịch bệnh dẫn tới sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng trong thị trường dẫn tới khả năng xuất khẩu và thương mại bị giảm sút nghiêm trọng.
Bên cạnh ưu tiên hàng đầu hiện nay đối với ASEAN là kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nhất là lây nhiễm xuyên biên giới, Việt Nam đẩy mạnh việc mua và tiêm phòng vắc-xin, tăng cường hợp tác nghiên cứu, phát triển vắc-xin, việc giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng hồi phục kinh tế trong giai đoạn đại dịch cũng là vấn đề cần được quan tâm. Đồng thời, tăng cường hợp tác Nghị viện hướng tới giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng hồi phục kinh tế trong giai đoạn đại dịch, thể hiện tinh thần đồng hành của các Nghị viện thành viên AIPA với Chính phủ các nước ASEAN trong đối phó với dịch bệnh.
Việt Nam khẳng định quyết tâm hợp tác nghị viện nâng cao khả năng tự cường của ASEAN, vừa kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, vừa đảm bảo sự ổn định kinh tế, tài chính vĩ mô và thanh khoản, đảm bảo kết nối các chuỗi cung ứng, duy trì sản xuất và phân phối, từ đó ổn định cuộc sống của người dân và doanh nghiệp, nhất là các đối tượng yếu thế trong xã hội; ủng hộ việc triển khai các sáng kiến, ưu tiên hợp tác kinh tế của ASEAN trong năm 2021 được xây dựng theo 3 định hướng chính: Phục hồi, số hóa và tính bền vững, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như thuận lợi hóa thương mại, du lịch, năng lượng, công nghệ thông tin, khoáng sản, phát triển bền vững…
Đề xuất một số khuyến nghị tại Hội Nghị, Việt Nam cho rằng cần tiếp tục rà soát và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, bảo đảm lưu thông hàng hóa và chuỗi cung ứng trong khu vực không bị gián đoạn; Tiếp tục thúc đẩy việc phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do, tăng cường năng lực, sự tham gia và cơ chế giám sát nghị viện đối với việc thực hiện các cam kết về đầu tư và thương mại trong khuôn khổ khu vực và quốc tế; Duy trì các cam kết mở cửa thị trường, tránh áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan không cần thiết để tăng cường khả năng phục hồi và tính bền vững của chuỗi cung ứng khu vực. Tích cực khai thác cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định RCEP, CPTPP.
Ngoài ra, Việt Nam cho rằng cần tăng cường phát triển thị trường khu vực, xây dựng các chuỗi cung ứng hoàn chỉnh cho thị trường khu vực. Phát triển hệ thống logistics hỗ trợ chuỗi cung ứng, gắn kết với chuỗi giá trị toàn cầu nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới; Tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm khắc phục bất lợi từ việc đóng cửa nền kinh tế và giãn cách xã hội trong đại dịch Covid-19, tăng cường ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa qua các sàn giao dịch thương mại điện tử; Thiết lập các phương thức mới trong thúc đẩy quan hệ thương mại song phương và xúc tiến thị trường thông qua các hình thức trực tuyến như tổ chức các buổi điện đàm trực tiếp…
Kết thúc Hội nghị trực tuyến, thay mặt Đoàn ĐBQH Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã ký thông qua Báo cáo Hội nghị AIPA Caucus 12.
Hội nghị Nhóm Tư vấn AIPA lần thứ 12 (AIPA Caucus 12) trực tuyến
Đại diện Đoàn ĐBQH Việt Nam tham dự Hội nghị trực tuyến gồm: Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà, Trưởng đoàn; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Hoàng Mai; Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong; Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phùng Văn Hùng.Hội nghị AIPA Caucus 12 diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã bước đầu được kiểm soát tại Châu Âu, Bắc Mỹ và Bắc Á, tuy nhiên, tại Đông Nam Á vẫn đang diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và an sinh xã hội các quốc gia trong khu vực. Hội nghị AIPA Caucus 12 tổ chức theo hình thức trực tuyến giúp duy trì hoạt động của AIPA trong bối cảnh đại dịch, nhằm rà soát, đánh giá việc thực hiện những cam kết thể hiện trong các nghị quyết đã được thông qua tại Đại hội đồng AIPA 41, đồng thời thảo luận về chủ đề sát với tình hình thực tế và là mối quan tâm chung của các nghị viện thành viên.
Chủ đề thảo luận của Hội nghị AIPA Caucus 12 là về tình hình thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng AIPA 41 và Tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và đẩy mạnh kết nối thương mại.
Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị AIPA Caucus 12 nhằm mục đích: Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, nâng tầm đối ngoại đa phương, tiếp tục phát huy vai trò và vị thế của Quốc hội Việt Nam tại các cơ chế hợp tác liên nghị viện khu vực và thế giới, đặc biệt là ASEAN.
Trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động với các nghị viện thành viên AIPA, đặc biệt trong bối cảnh khu vực và thế giới đang gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát đại dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế. Xây dựng các mối quan hệ hữu nghị với nghị sỹ các nước thành viên ASEAN, thể hiện tinh thần chủ động, sẵn sàng hợp tác vì sự phục hồi tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững sau đại dịch COVID-19, vì ổn định và thịnh vượng của Cộng đồng ASEAN, vì lợi ích của người dân ASEAN.
Tại Hội nghị, đại diện Đoàn ĐBQH Việt Nam đã báo cáo về tình hình thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng AIPA 41. Bao gồm: Nghị quyết về “Vai trò của nghị viện trong thúc đẩy gắn kết và phục hồi kinh tế ASEAN sau đại dịch COVID-19” tại Ủy ban về các vấn đề kinh tế, Nghị quyết về “Nâng cao vai trò của AIPA trong việc hỗ trợ Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN ứng phó với COVID-19” tại Ủy ban về các vấn đề xã hội và Nghị quyết về “Vai trò của nữ nghị sỹ trong bảo đảm việc làm và thu nhập của lao động nữ” tại Hội nghị Nữ nghị sỹ AIPA (WAIPA).
Đoàn ĐBQH Việt Nam tham dự Hội nghị
Theo đó, Quốc hội Việt Nam thường xuyên rà soát và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại; xây dựng chính sách đầu tư thông thoáng, bền vững, có trách nhiệm. Năm 2020, Quốc hội Việt Nam đã ban hành nhiều luật có tác động sâu rộng tới nền kinh tế như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công – tư.
Bên cạnh đó, từ quý I/2020, Quốc hội đã xem xét và thông qua đề nghị của Chính phủ về việc triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng để kịp thời hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, đồng thời thực hiện 06 đoàn khảo sát về việc thực hiện chính sách. Đồng thời, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2020). Luật có các quy định bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới, tạo cơ hội, tiếp cận công bằng cho cả nam giới và nữ giới khi đi làm việc ở nước ngoài. Cũng tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã tiến hành thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2019 và giai đoạn 2011 – 2020.
Đối với báo cáo quốc gia liên quan đến chủ đề của Hội nghị “Tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và đẩy mạnh kết nối thương mại”, đại diện Đoàn ĐBQH Việt Nam cho biết, tác động sâu sắc của đại dịch Covid-19 đến các hoạt động kinh tế, thương mại cũng như an sinh xã hội của người dân các nước trong Cộng đồng ASEAN cũng như các nước trên thế giới; các biện pháp phòng chống dịch bệnh dẫn tới sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng trong thị trường dẫn tới khả năng xuất khẩu và thương mại bị giảm sút nghiêm trọng.
Bên cạnh ưu tiên hàng đầu hiện nay đối với ASEAN là kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nhất là lây nhiễm xuyên biên giới, Việt Nam đẩy mạnh việc mua và tiêm phòng vắc-xin, tăng cường hợp tác nghiên cứu, phát triển vắc-xin, việc giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng hồi phục kinh tế trong giai đoạn đại dịch cũng là vấn đề cần được quan tâm. Đồng thời, tăng cường hợp tác Nghị viện hướng tới giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng hồi phục kinh tế trong giai đoạn đại dịch, thể hiện tinh thần đồng hành của các Nghị viện thành viên AIPA với Chính phủ các nước ASEAN trong đối phó với dịch bệnh.
Việt Nam khẳng định quyết tâm hợp tác nghị viện nâng cao khả năng tự cường của ASEAN, vừa kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, vừa đảm bảo sự ổn định kinh tế, tài chính vĩ mô và thanh khoản, đảm bảo kết nối các chuỗi cung ứng, duy trì sản xuất và phân phối, từ đó ổn định cuộc sống của người dân và doanh nghiệp, nhất là các đối tượng yếu thế trong xã hội; ủng hộ việc triển khai các sáng kiến, ưu tiên hợp tác kinh tế của ASEAN trong năm 2021 được xây dựng theo 3 định hướng chính: Phục hồi, số hóa và tính bền vững, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như thuận lợi hóa thương mại, du lịch, năng lượng, công nghệ thông tin, khoáng sản, phát triển bền vững…
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã ký thông qua Báo cáo Hội nghị AIPA Caucus 12
Đề xuất một số khuyến nghị tại Hội Nghị, Việt Nam cho rằng cần tiếp tục rà soát và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, bảo đảm lưu thông hàng hóa và chuỗi cung ứng trong khu vực không bị gián đoạn; Tiếp tục thúc đẩy việc phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do, tăng cường năng lực, sự tham gia và cơ chế giám sát nghị viện đối với việc thực hiện các cam kết về đầu tư và thương mại trong khuôn khổ khu vực và quốc tế; Duy trì các cam kết mở cửa thị trường, tránh áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan không cần thiết để tăng cường khả năng phục hồi và tính bền vững của chuỗi cung ứng khu vực. Tích cực khai thác cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định RCEP, CPTPP.
Ngoài ra, Việt Nam cho rằng cần tăng cường phát triển thị trường khu vực, xây dựng các chuỗi cung ứng hoàn chỉnh cho thị trường khu vực. Phát triển hệ thống logistics hỗ trợ chuỗi cung ứng, gắn kết với chuỗi giá trị toàn cầu nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới; Tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm khắc phục bất lợi từ việc đóng cửa nền kinh tế và giãn cách xã hội trong đại dịch Covid-19, tăng cường ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa qua các sàn giao dịch thương mại điện tử; Thiết lập các phương thức mới trong thúc đẩy quan hệ thương mại song phương và xúc tiến thị trường thông qua các hình thức trực tuyến như tổ chức các buổi điện đàm trực tiếp…
Kết thúc Hội nghị trực tuyến, thay mặt Đoàn ĐBQH Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã ký thông qua Báo cáo Hội nghị AIPA Caucus 12.
P.N