Thế giới tuần qua: “Hành trình chết” tìm miền đất hứa
- Được đăng: Thứ bảy, 29 Tháng 8 2015 20:59
- Lượt xem: 3693
Thế giới tuần qua đầy nghẹt những sự kiện chấn động. Mặc dù hai miền Triều Tiên đã đạt được thỏa thuận bên “miệng hố chiến tranh”; nhưng vẫn còn đó một châu Âu đang phải gồng mình đối phó vấn nạn di cư; những vụ xả súng kinh hoàng tại Mỹ, Pháp và đe dọa khủng bố ở một số nước châu Âu…
1. “Thùng thuốc súng” trên bán đảo Triều Tiên đã được tháo ngòi nổ sau 43 tiếng đàm phán tại làng đình chiến Panmunjom với thỏa thuận 6 điểm.
Thỏa thuận 6 điểm gồm: Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí sẽ tiến hành một cuộc đối thoại liên chính phủ, cũng như sẽ tiếp tục đối thoại và đàm phán về các vấn đề khác; Triều Tiên lấy làm tiếc về việc các binh sĩ Hàn Quốc bị thương trong vụ nổ mìn ở khu phi quân sự (DMZ) bên phía Hàn Quốc thời gian vừa qua; Hàn Quốc sẽ ngừng chiến dịch tuyên truyền chống Bình Nhưỡng bằng hệ thống loa phát thanh tại khu vực biên giới; Triều Tiên đồng ý bãi bỏ quân lệnh chuyển quân đội sang trạng thái chiến tranh; Hai miền đồng ý tiến hành cuộc đoàn tụ các gia đình bị li tán trong chiến tranh; hai miền đồng ý thúc đẩy giao lưu dân sự giữa hai miền trên nhiều lĩnh vực.
Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan-jin (phải) và Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội Triều Tiên Hwang Pyong-so. Ảnh: Yonhap.
Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên bắt đầu từ vụ nổ mìn ở khu phi quân sự (DMZ) vào ngày 4-8, khiến 2 binh sĩ Hàn Quốc bị thương nặng. Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên gây ra vụ nổ này và vi phạm thỏa thuận đình chiến cũng như hiệp ước không tấn công lẫn nhau, song Bình Nhưỡng đã bác bỏ. Để đáp trả, Hàn Quốc nối lại hoạt động phát thanh tuyên truyền chống Bình Nhưỡng qua hệ thống loa phóng thanh công suất lớn dọc biên giới. Đến ngày 20-8, quân đội hai bên đã đấu pháo tại khu vực biên giới. Trong lúc các quan chức hai bên đang tiến hành đàm phán tại Panmunjom, Triều Tiên đã triển khai hàng chục tàu ngầm cũng như tăng cường lực lượng pháo binh dọc khu vực biên giới.
Sau khi đạt thỏa thuận, hai bên đang có những động thái tích cực hơn để cải thiện quan hệ.
2. Châu Âu đang dựng “thành cao, hào sâu” để ngăn làn sóng tị nạn đổ vào châu lục này.
Mới đây nhất, ngày 28-8, diễn ra cuộc điều tra thảm kịch vụ một xe tải chở đầy người tị nạn đã chết ngạt được phát hiện trên đường quốc lộ A4, gần thủ đô Vienna của Áo. Các nhà điều tra, cảnh sát và Bộ trưởng Nội vụ Áo Johanna Mikl-Leitner (Giô-han-na Mia Lai-nơ) cho biết, trên chiếc xe tải đông lạnh bỏ lại bên lề đường, đã phát hiện 71 thi thể người tị nạn được cho là đến từ Syria, trong đó có 59 nam giới, 8 phụ nữ và 4 trẻ em. Chiếc xe này bị bỏ lại trên đường A4 từ ngày 26-8 và sau đó một ngày thì được cảnh sát phát hiện.
Tuần qua, bất chấp các biện pháp ngăn chặn và trấn áp, dòng người di cư từ các nước Syria , Afghanistan , Eritrea và Nigeria đổ vào các cửa ngõ châu Âu vẫn không ngừng gia tăng.
Một nhóm người nhập cư ở Macedonia. Ảnh: Reuters
Lực lượng phòng vệ biển Italia đã cứu được 4.700 người, đang bất chấp nguy hiểm, vượt biển Địa Trung Hải tới "lục địa già" với hy vọng đổi đời. Trong khi tại khu vực biên giới Hy Lạp - Macedonia, gần 2.000 người di cư tìm cách vượt qua cửa khẩu này để tìm đường đến các nước Tây Âu.
Sau bị ngăn chặn tại Macedonia dòng người nhập cư đã ồ ạt vượt qua biên giới Serbia để sang lãnh thổ Hungary. Bulgaria phải điều xe tăng tới 4 đồn biên giới với Macedonia để hỗ trợ lực lượng biên phòng.
Theo thống kê của Cơ quan biên giới của EU (Frontex), chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, khoảng 102.000 người di cư đã tràn vào EU qua Macedonia, Serbia, Bosnia-Herzegovina, Albania, Montenegro và Kosovo. Riêng tại Đức, dự kiến số lượng người di cư năm 2015 tới nước này sẽ đạt con số kỷ lục 800.000 người, tương đương 1% dân số.
Những người này đa phần đến từ các nước Trung Đông và châu Phi, rất nhiều người trong số họ đã phải bỏ mạng trên hành trình đi tìm miền đất hứa.
Trước những diễn biến khó lường trên, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã gặp nhau tại Berlin, Đức để thảo luận về các biện pháp nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư, đang có nguy cơ đẩy châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng chưa từng có và nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
3. Nước Mỹ lại một lần nữa chấn động vì vụ nổ súng nhằm vào hai nhà báo đang tác nghiệp.
Vụ việc xảy ra khi hai phóng viên của kênh truyền hình CBS tại bang Virginia của Mỹ đang thực hiện chương trình phỏng vấn phát sóng trực tiếp thì bị nghi phạm, từng là phóng viên tại chính đài truyền hình nơi 2 phóng viên làm việc nổ súng sát hại. Nữ khách mời cũng bị thương trong vụ tấn công.
Phóng viên Alison Parker khi đang phỏng vấn khách mời thì bị bắn chết. Ảnh: CBS
Nghi phạm là Flanagan đã tự sát khi bị truy đuổi. Trước đó, Flanagan đã gửi thư cho hãng ABC News nói rằng y là nạn nhân của tệ phân biệt chủng tộc, quấy rối tình dục và luôn bị bắt nạt tại nơi làm việc.
Đã đến lúc giới lập pháp Mỹ phải có hành động cụ thể, không thể tiếp tục thờ ơ và vô trách nhiệm trước sinh mệnh của hàng nghìn người dân vô tội.
Trong khi đó ở Pháp, sau vụ xả súng trên chuyến tàu tốc hành khiến 2 người bị thương, ngày 25-8, tại khu cắm trại ở thị trấn Roye, cách Paris khoảng 110 km về phía bắc, một tay súng được cho là say rượu đã nổ súng giết chết 3 người trong một gia đình, trong đó có một trẻ em 6 tháng tuổi. Tên này sau đó đã bắn chết một cảnh sát đến hiện trường.
Còn tại Đức, trụ sở của Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) ở thủ đô Berlin, đã phải sơ tán nhân viên do bị đe dọa đánh bom. Cũng với lý do trên, Tòa thị chính thành phố Gothenburg, thành phố lớn thứ 2 của Thụy Điển, đã phải sơ tán khẩn cấp.
4. Trên thị trường chứng khoán, sau nhiều ngày “nghẹt thở” với chuỗi mất điểm liên tiếp do những lo ngại ngày càng gia tăng của các nhà đầu tư về thực trạng và viễn cảnh không mấy sáng sủa của nền kinh tế Trung Quốc, chứng khoán Mỹ và châu Á đã tăng điểm trở lại.
Sàn giao dịch chứng khoán ở Thượng Hải “đỏ rực” sau quyết định hạ tỷ giá đồng nhân dân tệ của PBoC. Ảnh: Reuters
Nguyên nhân được cho là Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ không tăng lãi suất cơ bản trong tháng 9 và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc thông báo giảm lãi suất cơ bản từ ngày 26-8 và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ ngày 6-9.
Như vậy “những ngày đen tối” đã qua đi, tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn thận trọng trước khả năng nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại chứa đựng nhiều bất ổn phía trước. Trong khi đó, chứng khoán châu Âu vẫn chưa thể phục hồi.
5. Tại khu vực biên giới tranh chấp Ấn Độ và Pakistan, ngày 28-8, đã xảy ra vụ đấu súng giữa quân đội hai nước khiến ít nhất 10 dân thường đã thiệt mạng và hơn 50 người bị thương. Hai bên đều lên tiếng cáo buộc đối phương đã nổ súng trước.
Binh sĩ Pakistan gác tại Wagah, dọc biên giới Pakistan-Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Vụ đụng độ trên diễn ra chưa đầy 1 tuần sau khi cuộc đối thoại cấp Cố vấn an ninh quốc gia (NSA) giữa hai nước bị hủy bỏ do căng thẳng tại Kashmir.
Cũng liên quan đến vấn đề biên giới lãnh thổ, ngày 27-8, cả Venezuela và Colombia đều triệu đại sứ của mình về nước để tham vấn sau khi Caracas đóng 2 cửa khẩu biên giới để đảm bảo an ninh và trục xuất hàng nghìn người Colombia.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh tình hình tại biên giới giữa 2 nước diễn biến ngày càng phức tạp liên quan tới hoạt động của các nhóm vũ trang bán quân sự cực hữu cũng như nạn buôn lậu qua khu vực giáp ranh.
6. Sau nhiều tháng lưỡng lự, Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định can dự sâu hơn vào cuộc chiến chống nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, khi ngày 25-8, nước này và Mỹ đã kết thúc "các cuộc thảo luận kỹ thuật" về các chiến dịch quân sự chung và ký kết một thỏa thuận tiêu diệt IS.
Theo đó, hai nước sẽ cùng phát động các cuộc tấn công từ một khu vực ở phía Bắc Syria giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Các đồng minh khu vực như Saudi Arabia, Qatar và Jordan cũng như Anh và Pháp có thể cũng sẽ tham gia chiến dịch không kích toàn diện này với hy vọng đẩy các tay súng IS ra khỏi vùng lãnh thổ dài 80 km dọc biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài các cuộc không kích trực tiếp, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có kế hoạch sẽ dùng lực lượng không quân để yểm trợ cho lực lượng đối lập được Washington nhận diện là “ôn hòa” ở Syria.
Các quan chức ngoại giao cho biết, mục tiêu của chiến dịch này là cắt đứt tuyến cung cấp người, hậu cần và phương tiện chiến tranh của IS qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm làm thay đổi cục diện tại Syria. Theo Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, chiến dịch này còn nhằm gây áp lực buộc chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al Assad ngồi vào bàn thương lượng về một giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến đã kéo dài hơn 4 năm qua tại quốc gia Trung Đông này.
1. “Thùng thuốc súng” trên bán đảo Triều Tiên đã được tháo ngòi nổ sau 43 tiếng đàm phán tại làng đình chiến Panmunjom với thỏa thuận 6 điểm.
Thỏa thuận 6 điểm gồm: Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí sẽ tiến hành một cuộc đối thoại liên chính phủ, cũng như sẽ tiếp tục đối thoại và đàm phán về các vấn đề khác; Triều Tiên lấy làm tiếc về việc các binh sĩ Hàn Quốc bị thương trong vụ nổ mìn ở khu phi quân sự (DMZ) bên phía Hàn Quốc thời gian vừa qua; Hàn Quốc sẽ ngừng chiến dịch tuyên truyền chống Bình Nhưỡng bằng hệ thống loa phát thanh tại khu vực biên giới; Triều Tiên đồng ý bãi bỏ quân lệnh chuyển quân đội sang trạng thái chiến tranh; Hai miền đồng ý tiến hành cuộc đoàn tụ các gia đình bị li tán trong chiến tranh; hai miền đồng ý thúc đẩy giao lưu dân sự giữa hai miền trên nhiều lĩnh vực.
Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan-jin (phải) và Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội Triều Tiên Hwang Pyong-so. Ảnh: Yonhap.
Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên bắt đầu từ vụ nổ mìn ở khu phi quân sự (DMZ) vào ngày 4-8, khiến 2 binh sĩ Hàn Quốc bị thương nặng. Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên gây ra vụ nổ này và vi phạm thỏa thuận đình chiến cũng như hiệp ước không tấn công lẫn nhau, song Bình Nhưỡng đã bác bỏ. Để đáp trả, Hàn Quốc nối lại hoạt động phát thanh tuyên truyền chống Bình Nhưỡng qua hệ thống loa phóng thanh công suất lớn dọc biên giới. Đến ngày 20-8, quân đội hai bên đã đấu pháo tại khu vực biên giới. Trong lúc các quan chức hai bên đang tiến hành đàm phán tại Panmunjom, Triều Tiên đã triển khai hàng chục tàu ngầm cũng như tăng cường lực lượng pháo binh dọc khu vực biên giới.
Sau khi đạt thỏa thuận, hai bên đang có những động thái tích cực hơn để cải thiện quan hệ.
2. Châu Âu đang dựng “thành cao, hào sâu” để ngăn làn sóng tị nạn đổ vào châu lục này.
Mới đây nhất, ngày 28-8, diễn ra cuộc điều tra thảm kịch vụ một xe tải chở đầy người tị nạn đã chết ngạt được phát hiện trên đường quốc lộ A4, gần thủ đô Vienna của Áo. Các nhà điều tra, cảnh sát và Bộ trưởng Nội vụ Áo Johanna Mikl-Leitner (Giô-han-na Mia Lai-nơ) cho biết, trên chiếc xe tải đông lạnh bỏ lại bên lề đường, đã phát hiện 71 thi thể người tị nạn được cho là đến từ Syria, trong đó có 59 nam giới, 8 phụ nữ và 4 trẻ em. Chiếc xe này bị bỏ lại trên đường A4 từ ngày 26-8 và sau đó một ngày thì được cảnh sát phát hiện.
Tuần qua, bất chấp các biện pháp ngăn chặn và trấn áp, dòng người di cư từ các nước Syria , Afghanistan , Eritrea và Nigeria đổ vào các cửa ngõ châu Âu vẫn không ngừng gia tăng.
Một nhóm người nhập cư ở Macedonia. Ảnh: Reuters
Lực lượng phòng vệ biển Italia đã cứu được 4.700 người, đang bất chấp nguy hiểm, vượt biển Địa Trung Hải tới "lục địa già" với hy vọng đổi đời. Trong khi tại khu vực biên giới Hy Lạp - Macedonia, gần 2.000 người di cư tìm cách vượt qua cửa khẩu này để tìm đường đến các nước Tây Âu.
Sau bị ngăn chặn tại Macedonia dòng người nhập cư đã ồ ạt vượt qua biên giới Serbia để sang lãnh thổ Hungary. Bulgaria phải điều xe tăng tới 4 đồn biên giới với Macedonia để hỗ trợ lực lượng biên phòng.
Theo thống kê của Cơ quan biên giới của EU (Frontex), chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, khoảng 102.000 người di cư đã tràn vào EU qua Macedonia, Serbia, Bosnia-Herzegovina, Albania, Montenegro và Kosovo. Riêng tại Đức, dự kiến số lượng người di cư năm 2015 tới nước này sẽ đạt con số kỷ lục 800.000 người, tương đương 1% dân số.
Những người này đa phần đến từ các nước Trung Đông và châu Phi, rất nhiều người trong số họ đã phải bỏ mạng trên hành trình đi tìm miền đất hứa.
Trước những diễn biến khó lường trên, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã gặp nhau tại Berlin, Đức để thảo luận về các biện pháp nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư, đang có nguy cơ đẩy châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng chưa từng có và nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
3. Nước Mỹ lại một lần nữa chấn động vì vụ nổ súng nhằm vào hai nhà báo đang tác nghiệp.
Vụ việc xảy ra khi hai phóng viên của kênh truyền hình CBS tại bang Virginia của Mỹ đang thực hiện chương trình phỏng vấn phát sóng trực tiếp thì bị nghi phạm, từng là phóng viên tại chính đài truyền hình nơi 2 phóng viên làm việc nổ súng sát hại. Nữ khách mời cũng bị thương trong vụ tấn công.
Phóng viên Alison Parker khi đang phỏng vấn khách mời thì bị bắn chết. Ảnh: CBS
Nghi phạm là Flanagan đã tự sát khi bị truy đuổi. Trước đó, Flanagan đã gửi thư cho hãng ABC News nói rằng y là nạn nhân của tệ phân biệt chủng tộc, quấy rối tình dục và luôn bị bắt nạt tại nơi làm việc.
Đã đến lúc giới lập pháp Mỹ phải có hành động cụ thể, không thể tiếp tục thờ ơ và vô trách nhiệm trước sinh mệnh của hàng nghìn người dân vô tội.
Trong khi đó ở Pháp, sau vụ xả súng trên chuyến tàu tốc hành khiến 2 người bị thương, ngày 25-8, tại khu cắm trại ở thị trấn Roye, cách Paris khoảng 110 km về phía bắc, một tay súng được cho là say rượu đã nổ súng giết chết 3 người trong một gia đình, trong đó có một trẻ em 6 tháng tuổi. Tên này sau đó đã bắn chết một cảnh sát đến hiện trường.
Còn tại Đức, trụ sở của Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) ở thủ đô Berlin, đã phải sơ tán nhân viên do bị đe dọa đánh bom. Cũng với lý do trên, Tòa thị chính thành phố Gothenburg, thành phố lớn thứ 2 của Thụy Điển, đã phải sơ tán khẩn cấp.
4. Trên thị trường chứng khoán, sau nhiều ngày “nghẹt thở” với chuỗi mất điểm liên tiếp do những lo ngại ngày càng gia tăng của các nhà đầu tư về thực trạng và viễn cảnh không mấy sáng sủa của nền kinh tế Trung Quốc, chứng khoán Mỹ và châu Á đã tăng điểm trở lại.
Sàn giao dịch chứng khoán ở Thượng Hải “đỏ rực” sau quyết định hạ tỷ giá đồng nhân dân tệ của PBoC. Ảnh: Reuters
Nguyên nhân được cho là Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ không tăng lãi suất cơ bản trong tháng 9 và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc thông báo giảm lãi suất cơ bản từ ngày 26-8 và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ ngày 6-9.
Như vậy “những ngày đen tối” đã qua đi, tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn thận trọng trước khả năng nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại chứa đựng nhiều bất ổn phía trước. Trong khi đó, chứng khoán châu Âu vẫn chưa thể phục hồi.
5. Tại khu vực biên giới tranh chấp Ấn Độ và Pakistan, ngày 28-8, đã xảy ra vụ đấu súng giữa quân đội hai nước khiến ít nhất 10 dân thường đã thiệt mạng và hơn 50 người bị thương. Hai bên đều lên tiếng cáo buộc đối phương đã nổ súng trước.
Binh sĩ Pakistan gác tại Wagah, dọc biên giới Pakistan-Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Vụ đụng độ trên diễn ra chưa đầy 1 tuần sau khi cuộc đối thoại cấp Cố vấn an ninh quốc gia (NSA) giữa hai nước bị hủy bỏ do căng thẳng tại Kashmir.
Cũng liên quan đến vấn đề biên giới lãnh thổ, ngày 27-8, cả Venezuela và Colombia đều triệu đại sứ của mình về nước để tham vấn sau khi Caracas đóng 2 cửa khẩu biên giới để đảm bảo an ninh và trục xuất hàng nghìn người Colombia.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh tình hình tại biên giới giữa 2 nước diễn biến ngày càng phức tạp liên quan tới hoạt động của các nhóm vũ trang bán quân sự cực hữu cũng như nạn buôn lậu qua khu vực giáp ranh.
6. Sau nhiều tháng lưỡng lự, Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định can dự sâu hơn vào cuộc chiến chống nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, khi ngày 25-8, nước này và Mỹ đã kết thúc "các cuộc thảo luận kỹ thuật" về các chiến dịch quân sự chung và ký kết một thỏa thuận tiêu diệt IS.
Theo đó, hai nước sẽ cùng phát động các cuộc tấn công từ một khu vực ở phía Bắc Syria giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Các đồng minh khu vực như Saudi Arabia, Qatar và Jordan cũng như Anh và Pháp có thể cũng sẽ tham gia chiến dịch không kích toàn diện này với hy vọng đẩy các tay súng IS ra khỏi vùng lãnh thổ dài 80 km dọc biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài các cuộc không kích trực tiếp, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có kế hoạch sẽ dùng lực lượng không quân để yểm trợ cho lực lượng đối lập được Washington nhận diện là “ôn hòa” ở Syria.
Các quan chức ngoại giao cho biết, mục tiêu của chiến dịch này là cắt đứt tuyến cung cấp người, hậu cần và phương tiện chiến tranh của IS qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm làm thay đổi cục diện tại Syria. Theo Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, chiến dịch này còn nhằm gây áp lực buộc chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al Assad ngồi vào bàn thương lượng về một giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến đã kéo dài hơn 4 năm qua tại quốc gia Trung Đông này.
Theo: QĐNDVN (tổng hợp)