Nâng cao đời sống người có công với cách mạng
- Được đăng: Chủ nhật, 14 Tháng 7 2019 21:07
- Lượt xem: 1577
(TGAG)- Hằng năm, nhiều hoạt động tri ân, “đền ơn đáp nghĩa” ở các cấp, ngành, địa phương, đơn vị… trong dịp kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7) làm ấm lòng bao gia đình chính sách, người có công (NCC) với cách mạng, làm lan tỏa những nghĩa cử cao đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Những hoạt động thiết thực, nghĩa cử tri ân đó càng giàu ý nghĩa nhân văn, khi năm 2019 này, chúng ta kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh-Người suốt đời quan tâm, chăm lo đời sống nhân dân, nhất là các gia đình liệt sĩ, thương binh, NCC với cách mạng.
Cùng với những thành tựu ấn tượng đạt được trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, với truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội, các gia đình chính sách, NCC với cách mạng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm chăm lo, ưu tiên nguồn lực.
Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi, tri ân NCC được ban hành, thực hiện hiệu quả. Những năm qua, mặc dù điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng các chế độ ưu đãi NCC vẫn từng bước được bổ sung, hoàn thiện; đối tượng hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng.
Một tin vui là theo cơ quan chức năng, đến nay, về cơ bản các địa phương không còn NCC thuộc diện hộ đói, hộ nghèo dưới mức sàn an sinh xã hội. Cùng với nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước, một số tỉnh, thành phố đã quan tâm hỗ trợ, làm tốt việc vận động ủng hộ, xã hội hóa…để “về đích trước”, hoàn thành việc hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho NCC với cách mạng theo Quyết định 22-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện chính sách ưu đãi NCC tiếp tục đặt ra những vấn đề mới, yêu cầu mới… cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện. Các bộ, ngành, cơ quan chức năng đã xây dựng dự thảo sửa đổi Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng (năm 2012), nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập và bổ sung những quy định mới cho phù hợp, vừa bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của NCC cùng thân nhân, gia đình của họ, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội đối với NCC, gia đình NCC.
Để tri ân, chăm lo chu đáo, đúng đối tượng NCC cần thực hiện tốt, đồng bộ cả chính sách ưu đãi của Nhà nước, đẩy mạnh huy động nguồn lực của toàn xã hội, sức mạnh của cả cộng đồng; đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên NCC và gia đình vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, tiếp tục gìn giữ, phát huy truyền thống, tích cực tham gia các phong trào ở nơi cư trú...
Các cơ quan chức năng cần sớm sửa đổi, khắc phục các quy định còn chưa rõ ràng, thiếu minh bạch, để một số đối tượng lợi dụng những “kẽ hở” về chính sách, pháp luật, khai man, gian lận, làm giả hồ sơ NCC để “trục lợi”, tham nhũng, vi phạm pháp luật, trong khi những người đúng đối tượng lại chưa được giải quyết chính sách do thiếu hồ sơ, giấy tờ, chưa hoàn thiện thủ tục…, gây bức xúc trong xã hội và phát sinh tình trạng đơn thư, khiếu nại.
Chúng ta cũng chưa thể an tâm, hài lòng, bởi theo thống kê của cơ quan chức năng, đến cuối năm 2018, cả nước vẫn còn gần 17.000 hộ nghèo; còn gần 80.000 hộ NCC cần được hỗ trợ về nhà ở từ nay đến hết năm 2019 theo Nghị quyết số 46/NQ-CP của Chính phủ.
Để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, điều kiện nhà ở cho NCC thuộc hộ nghèo, trước hết cần giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, bảo đảm tất cả NCC đều được thụ hưởng chế độ chính sách đúng quy định; đồng thời sớm nghiên cứu, hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng trình Quốc hội; tiếp tục đẩy mạnh phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, huy động cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực chăm lo đời sống của NCC.
Đặc biệt, các địa phương, cơ quan chức năng cần xác định rõ thực trạng, nguyên nhân nghèo của các hộ có thành viên thuộc đối tượng NCC, đề xuất các giải pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; hỗ trợ NCC và con em của họ khởi nghiệp, lập nghiệp thông qua chương trình giảm nghèo của Nhà nước, các địa phương, nhằm bảo đảm đời sống, điều kiện nhà ở của NCC thuộc hộ nghèo từng bước được nâng lên.
Đó chính là những hoạt động tri ân nghĩa tình, chính sách an sinh xã hội thiết thực nhất, nhằm thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước: Làm tốt công tác “đền ơn đáp nghĩa”, không để hộ NCC nào sống dưới mức sống trung bình của cả nước; thực hiện nghị quyết của Quốc hội: Đến hết năm 2020, cả nước không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách NCC./.
Những hoạt động thiết thực, nghĩa cử tri ân đó càng giàu ý nghĩa nhân văn, khi năm 2019 này, chúng ta kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh-Người suốt đời quan tâm, chăm lo đời sống nhân dân, nhất là các gia đình liệt sĩ, thương binh, NCC với cách mạng.
Cùng với những thành tựu ấn tượng đạt được trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, với truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội, các gia đình chính sách, NCC với cách mạng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm chăm lo, ưu tiên nguồn lực.
Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi, tri ân NCC được ban hành, thực hiện hiệu quả. Những năm qua, mặc dù điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng các chế độ ưu đãi NCC vẫn từng bước được bổ sung, hoàn thiện; đối tượng hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng.
Một tin vui là theo cơ quan chức năng, đến nay, về cơ bản các địa phương không còn NCC thuộc diện hộ đói, hộ nghèo dưới mức sàn an sinh xã hội. Cùng với nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước, một số tỉnh, thành phố đã quan tâm hỗ trợ, làm tốt việc vận động ủng hộ, xã hội hóa…để “về đích trước”, hoàn thành việc hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho NCC với cách mạng theo Quyết định 22-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện chính sách ưu đãi NCC tiếp tục đặt ra những vấn đề mới, yêu cầu mới… cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện. Các bộ, ngành, cơ quan chức năng đã xây dựng dự thảo sửa đổi Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng (năm 2012), nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập và bổ sung những quy định mới cho phù hợp, vừa bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của NCC cùng thân nhân, gia đình của họ, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội đối với NCC, gia đình NCC.
Để tri ân, chăm lo chu đáo, đúng đối tượng NCC cần thực hiện tốt, đồng bộ cả chính sách ưu đãi của Nhà nước, đẩy mạnh huy động nguồn lực của toàn xã hội, sức mạnh của cả cộng đồng; đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên NCC và gia đình vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, tiếp tục gìn giữ, phát huy truyền thống, tích cực tham gia các phong trào ở nơi cư trú...
Các cơ quan chức năng cần sớm sửa đổi, khắc phục các quy định còn chưa rõ ràng, thiếu minh bạch, để một số đối tượng lợi dụng những “kẽ hở” về chính sách, pháp luật, khai man, gian lận, làm giả hồ sơ NCC để “trục lợi”, tham nhũng, vi phạm pháp luật, trong khi những người đúng đối tượng lại chưa được giải quyết chính sách do thiếu hồ sơ, giấy tờ, chưa hoàn thiện thủ tục…, gây bức xúc trong xã hội và phát sinh tình trạng đơn thư, khiếu nại.
Chúng ta cũng chưa thể an tâm, hài lòng, bởi theo thống kê của cơ quan chức năng, đến cuối năm 2018, cả nước vẫn còn gần 17.000 hộ nghèo; còn gần 80.000 hộ NCC cần được hỗ trợ về nhà ở từ nay đến hết năm 2019 theo Nghị quyết số 46/NQ-CP của Chính phủ.
Để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, điều kiện nhà ở cho NCC thuộc hộ nghèo, trước hết cần giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, bảo đảm tất cả NCC đều được thụ hưởng chế độ chính sách đúng quy định; đồng thời sớm nghiên cứu, hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng trình Quốc hội; tiếp tục đẩy mạnh phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, huy động cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực chăm lo đời sống của NCC.
Đặc biệt, các địa phương, cơ quan chức năng cần xác định rõ thực trạng, nguyên nhân nghèo của các hộ có thành viên thuộc đối tượng NCC, đề xuất các giải pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; hỗ trợ NCC và con em của họ khởi nghiệp, lập nghiệp thông qua chương trình giảm nghèo của Nhà nước, các địa phương, nhằm bảo đảm đời sống, điều kiện nhà ở của NCC thuộc hộ nghèo từng bước được nâng lên.
Đó chính là những hoạt động tri ân nghĩa tình, chính sách an sinh xã hội thiết thực nhất, nhằm thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước: Làm tốt công tác “đền ơn đáp nghĩa”, không để hộ NCC nào sống dưới mức sống trung bình của cả nước; thực hiện nghị quyết của Quốc hội: Đến hết năm 2020, cả nước không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách NCC./.
Huy Tâm
(Nguồn: QĐNDVN)
(Nguồn: QĐNDVN)