Truy cập hiện tại

Đang có 171 khách và không thành viên đang online

Quốc hội thảo luận về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp

(TGAG)- Tiếp tục chương trình làm việc của Quốc hội, sáng ngày 28/5/2018, dưới sự chủ trì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành, các vị đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận ở Hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016.



Đến hết năm 2016, cả nước còn 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; về doanh nghiệp Nhà nước có một phần vốn góp, đã thoái vốn nhà nước 26.222 tỷ đồng, thu về 36.537 tỷ đồng (bằng 1,4 lần so với giá trị sổ sách), trong đó: (i) Thoái vốn đầu tư ngoài ngành (chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư) là 9.835 tỷ đồng, thu về 11.086 tỷ đồng (bằng 1,1 lần giá trị sổ sách), đạt 42% kế hoạch. (ii) Chuyển nhượng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 16.387 tỷ đồng, thu về 25.451 tỷ đồng (bằng 1,6 lần giá trị sổ sách). Tính đến 31/12/2015, SCIC đã bán vốn nhà nước đem lại thặng dư đạt 4.404 tỷ đồng, tỷ lệ đạt 2,6 lần so với giá trị sổ sách, cao hơn so với tỷ lệ bình quân chung của cả nước là 1,4 lần so với giá trị sổ sách. Qua 11 năm triển khai bán vốn nhà nước, công tác bán vốn của SCIC từng bước được chuẩn hóa và mang tính chuyên nghiệp, đến 30/9/2017 kết quả bán vốn thu được gấp 3,4 lần giá vốn.

DNNN cơ bản thực hiện được vai trò là lực lượng vật chất quan trọng của nền kinh tế, góp phần điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việc bảo toàn và tăng trưởng vốn đạt kết quả đáng khích lệ; hiệu quả kinh doanh của DNNN xét trên tiêu chí lợi nhuận tạo ra, nộp ngân sách nhà nước có chiều hướng tích cực. Hầu hết các doanh nghiệp đều có lãi và số lãi tăng; hiệu suất sinh lợi trên doanh thu của DNNN năm 2015 đạt 5,6%, gần bằng khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (5,8% năm 2015) và cao hơn nhiều so với khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm (1,9% năm 2015); việc quản lý, sử dụng tài sản tại nhiều doanh nghiệp về cơ bản được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Sau khi được sắp xếp lại, các tập đoàn, tổng công ty lớn hiện còn chủ yếu ở 5 bộ (Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Thông tin - Truyền thông và Giao thông vận tải), bên cạnh đó còn một số tổng công ty lớn trực thuộc TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và doanh nghiệp quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an trực tiếp quản lý.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn nhà nước có xu hướng tăng trưởng ổn định và phát triển; thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được thực hiện theo quy định; các chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ, đúng chế độ quy định; việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp đã được triển khai nghiêm túc, tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ ngân sách nhà nước theo quy định./.
                                                                             
Nguyễn Linh
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37452512