Văn nghệ sĩ, nhà báo An Giang phát huy vai trò chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng-văn hóa
- Được đăng: Chủ nhật, 24 Tháng 7 2016 14:23
- Lượt xem: 2689
(TGAG)- Hưởng ứng Lễ phát động Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2016-2017.
Trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Lê Duẩn đọc tại lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 9/9/1969 có viết: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch - Người anh hùng dân tộc vĩ đại. Và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. Đó không chỉ là lòng kính yêu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta khi nghĩ về Chủ tịch Hồ Chí Minh; mà ngay cả tổ chức Ủy ban Giáo dục, Khoa học, Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất vì những đóng góp của Người trong phong trào Giải phóng dân tộc, trong lĩnh vực văn hóa giáo dục và nghệ thuật. Mặt khác, thế giới cũng đã dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh sự tôn kính bởi vì ở Người đã toát lên một nhân cách, phẩm chất, đạo đức, tài năng, trí tuệ của một con người vĩ đại nhưng vô cùng giản dị…
Trong quá trình sáng lập và lãnh đạo Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, cho thấy Bác đã đặt vấn đề đạo đức lên hàng đầu. Thực tế, những năm gần đây hiện tượng suy thoái về đạo đức, về lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên đã ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, đến lòng tin của nhân dân và ảnh hưởng cả đến sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một giải pháp quan trọng để mọi cán bộ đảng viên và tổ chức Đảng sửa chữa, khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, giữ vững niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng, về chế độ. Với chúng ta, cả cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân ta phấn đấu học tập noi theo.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trước đây và nay là việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, được triển khai trong toàn hệ thống chính trị và phổ biến rộng rãi trong nhân dân, đem tới nhiều chuyển biến tích cực. Tuy có một số ít ở nơi này, nơi khác triển khai và thực hiện nặng về hình thức, nhưng thành quả nổi bật không thể phủ nhận đó chính là sự đồng tình của hầu hết cán bộ đảng viên và nhân dân, vì chúng ta đã nhận ra đó là một việc làm mang lại hiệu quả thiết thực. Thành quả có thể nhận thấy rõ đó là những chuyển biến đáng kể trong lực lượng cán bộ đảng viên từ nhận thức đến thay đổi hành vi trong việc rèn luyện, giữ gìn, tu dưỡng đạo đức và trong các mối quan hệ của bản thân với nhân dân, với tập thể, với cộng đồng xã hội, tạo được lòng tin trong nhân dân; từ những việc làm nhỏ cho đến những công trình qui mô lớn có ý nghĩa sâu sắc của nhiều cá nhân, tập thể mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần của nhân dân…
Những kết quả tốt đẹp ấy cần phải được cộng đồng xã hội biết đến, thừa nhận, biểu dương và làm theo mới đủ sức lấn át những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Chúng ta phải lấy cái có ý nghĩa tốt đẹp đẩy lùi cái xấu xa; cho cuộc sống, cho xã hội chúng ta ngày càng tốt đẹp văn minh hơn. Muốn vậy, phải có giải pháp tạo sức lan tỏa… Và đây cũng là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, trong đó các cơ quan thông tin đại chúng và lực lượng nhà báo cùng văn nghệ sĩ phải thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình.
Lực lượng văn nghệ sĩ, nhà báo chính là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Mục đích của việc học tập và làm theo Bác chính là nhằm xây dựng nền tảng văn hóa, đạo đức tinh thần vững chắc cho xã hội ta, hướng tư tưởng xã hội đến những giá trị chân, thiện, mỹ… để con người càng ngày càng sống cao đẹp hơn; đồng thời góp phần ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống; hạn chế những tiêu cực mà các văn nghệ sĩ và nhà báo đã từng cảnh báo, phản ánh, phê phán trong tác phẩm của mình.
Ngày 19-7-2016 vừa qua, Lễ phát động cuộc thi sáng tác quảng bá các tác phẩm báo chí và văn học nghệ thuật về đề tài “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2017 đã diễn ra tại Đài Phát thanh Truyền hình An Giang, chúng ta tin tưởng và hy vọng lực lượng văn nghệ sĩ, các nhà báo sẽ tích cực tham gia cuộc thi bằng chính khả năng sáng tạo, sự nhạy bén của người nghệ sĩ để chuyển tải cuộc sống sôi động đã, đang diễn ra xung quanh ta vào những tác phẩm của mình. Thông qua các loại hình báo chí và văn học nghệ thuật; những cá nhân, tập thể, những nhân tố mới điển hình, những con người đã nhận thức được những gì cao đẹp từ tấm gương đạo đức của Hồ Chủ tịch và đã nỗ lực làm theo trong thực tiễn cuộc sống sẽ được các văn nghệ sĩ, nhà báo chúng ta đưa vào tác phẩm; khơi gợi cho người đọc, người nghe, người xem… nhận ra những giá trị chuẩn mực quý báu của cuộc sống hiện tại và làm theo.
Đâu đó trong các buổi sinh hoạt đờn ca tài tử, những đợt Liên hoan văn nghệ quần chúng, những chương trình được phát trên Đài… người ta nghe các ca khúc, bài ca cổ hát vang; hay trong các tủ sách của gia đình, cơ quan, thư viện có những ấn phẩm đăng tải những bài viết ngợi ca những gương điển hình của cá nhân, tập thể đã tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… sẽ giúp cho người đọc, người nghe, người xem có những cảm xúc sâu lắng tận trong tâm hồn. Những hình tượng trong tác phẩm văn học nghệ thuật sẽ thấm sâu vào lòng người, khơi gợi nên tình cảm yêu ghét đúng đắn và thúc giục con người sống tốt đẹp hơn cũng là cách mà văn nghệ sĩ, nhà báo có thể đóng góp một cách tích cực và hiệu quả trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Và, đây cũng chính là mục đích ý nghĩa của cuộc thi này./.
Trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Lê Duẩn đọc tại lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 9/9/1969 có viết: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch - Người anh hùng dân tộc vĩ đại. Và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. Đó không chỉ là lòng kính yêu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta khi nghĩ về Chủ tịch Hồ Chí Minh; mà ngay cả tổ chức Ủy ban Giáo dục, Khoa học, Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất vì những đóng góp của Người trong phong trào Giải phóng dân tộc, trong lĩnh vực văn hóa giáo dục và nghệ thuật. Mặt khác, thế giới cũng đã dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh sự tôn kính bởi vì ở Người đã toát lên một nhân cách, phẩm chất, đạo đức, tài năng, trí tuệ của một con người vĩ đại nhưng vô cùng giản dị…
Trong quá trình sáng lập và lãnh đạo Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, cho thấy Bác đã đặt vấn đề đạo đức lên hàng đầu. Thực tế, những năm gần đây hiện tượng suy thoái về đạo đức, về lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên đã ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, đến lòng tin của nhân dân và ảnh hưởng cả đến sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một giải pháp quan trọng để mọi cán bộ đảng viên và tổ chức Đảng sửa chữa, khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, giữ vững niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng, về chế độ. Với chúng ta, cả cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân ta phấn đấu học tập noi theo.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trước đây và nay là việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, được triển khai trong toàn hệ thống chính trị và phổ biến rộng rãi trong nhân dân, đem tới nhiều chuyển biến tích cực. Tuy có một số ít ở nơi này, nơi khác triển khai và thực hiện nặng về hình thức, nhưng thành quả nổi bật không thể phủ nhận đó chính là sự đồng tình của hầu hết cán bộ đảng viên và nhân dân, vì chúng ta đã nhận ra đó là một việc làm mang lại hiệu quả thiết thực. Thành quả có thể nhận thấy rõ đó là những chuyển biến đáng kể trong lực lượng cán bộ đảng viên từ nhận thức đến thay đổi hành vi trong việc rèn luyện, giữ gìn, tu dưỡng đạo đức và trong các mối quan hệ của bản thân với nhân dân, với tập thể, với cộng đồng xã hội, tạo được lòng tin trong nhân dân; từ những việc làm nhỏ cho đến những công trình qui mô lớn có ý nghĩa sâu sắc của nhiều cá nhân, tập thể mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần của nhân dân…
Những kết quả tốt đẹp ấy cần phải được cộng đồng xã hội biết đến, thừa nhận, biểu dương và làm theo mới đủ sức lấn át những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Chúng ta phải lấy cái có ý nghĩa tốt đẹp đẩy lùi cái xấu xa; cho cuộc sống, cho xã hội chúng ta ngày càng tốt đẹp văn minh hơn. Muốn vậy, phải có giải pháp tạo sức lan tỏa… Và đây cũng là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, trong đó các cơ quan thông tin đại chúng và lực lượng nhà báo cùng văn nghệ sĩ phải thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình.
Lực lượng văn nghệ sĩ, nhà báo chính là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Mục đích của việc học tập và làm theo Bác chính là nhằm xây dựng nền tảng văn hóa, đạo đức tinh thần vững chắc cho xã hội ta, hướng tư tưởng xã hội đến những giá trị chân, thiện, mỹ… để con người càng ngày càng sống cao đẹp hơn; đồng thời góp phần ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống; hạn chế những tiêu cực mà các văn nghệ sĩ và nhà báo đã từng cảnh báo, phản ánh, phê phán trong tác phẩm của mình.
Ngày 19-7-2016 vừa qua, Lễ phát động cuộc thi sáng tác quảng bá các tác phẩm báo chí và văn học nghệ thuật về đề tài “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2017 đã diễn ra tại Đài Phát thanh Truyền hình An Giang, chúng ta tin tưởng và hy vọng lực lượng văn nghệ sĩ, các nhà báo sẽ tích cực tham gia cuộc thi bằng chính khả năng sáng tạo, sự nhạy bén của người nghệ sĩ để chuyển tải cuộc sống sôi động đã, đang diễn ra xung quanh ta vào những tác phẩm của mình. Thông qua các loại hình báo chí và văn học nghệ thuật; những cá nhân, tập thể, những nhân tố mới điển hình, những con người đã nhận thức được những gì cao đẹp từ tấm gương đạo đức của Hồ Chủ tịch và đã nỗ lực làm theo trong thực tiễn cuộc sống sẽ được các văn nghệ sĩ, nhà báo chúng ta đưa vào tác phẩm; khơi gợi cho người đọc, người nghe, người xem… nhận ra những giá trị chuẩn mực quý báu của cuộc sống hiện tại và làm theo.
Đâu đó trong các buổi sinh hoạt đờn ca tài tử, những đợt Liên hoan văn nghệ quần chúng, những chương trình được phát trên Đài… người ta nghe các ca khúc, bài ca cổ hát vang; hay trong các tủ sách của gia đình, cơ quan, thư viện có những ấn phẩm đăng tải những bài viết ngợi ca những gương điển hình của cá nhân, tập thể đã tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… sẽ giúp cho người đọc, người nghe, người xem có những cảm xúc sâu lắng tận trong tâm hồn. Những hình tượng trong tác phẩm văn học nghệ thuật sẽ thấm sâu vào lòng người, khơi gợi nên tình cảm yêu ghét đúng đắn và thúc giục con người sống tốt đẹp hơn cũng là cách mà văn nghệ sĩ, nhà báo có thể đóng góp một cách tích cực và hiệu quả trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Và, đây cũng chính là mục đích ý nghĩa của cuộc thi này./.
Mai Bửu Minh
(Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT An Giang
- Phó trưởng ban Tổ chức cuộc thi)