Kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc - bài học về lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết
- Được đăng: Thứ năm, 31 Tháng 10 2024 20:58
- Lượt xem: 326
(TUAG)- Kỷ niệm 70 năm sự kiện đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (1954-2024) là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc, đánh dấu một quyết định mang tầm chiến lược của Đảng và Bác Hồ trong công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc không chỉ nhằm ôn lại những trang sử hào hùng mà còn góp phần giáo dục thế hệ hôm nay về truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc.
Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, với chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneve (21/7/1954). Theo hiệp định này, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền tại vĩ tuyến 17. Miền Bắc được giải phóng, trong khi miền Nam vẫn chịu sự kiểm soát của chính quyền Sài Gòn được Mỹ hậu thuẫn.
Trong tình hình đó, để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho cuộc đấu tranh lâu dài, Đảng và Bác Hồ đã quyết định đưa một bộ phận cán bộ, chiến sĩ đồng bào, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Đây là một quyết định mang tính chiến lược sâu sắc, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Đảng.
Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh - nơi đón tiếp và đưa tiễn 13.508 cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam rời quê hương xuống tàu tập kết ra Bắc (tọa lạc Khóm 6, Phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp)
Theo Hiệp định Geneve, địa điểm tập kết ở Nam Bộ được chọn tại 3 khu vực: Hàm Tân - Xuyên Mộc, Cao Lãnh - Đồng Tháp Mười và Cà Mau. Thời gian tập kết tại Hàm Tân - Xuyên Mộc là 80 ngày; tại Cao Lãnh - Đồng Tháp Mười là 100 ngày và tại Cà Mau là 200 ngày.
Tại miền Bắc, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương Đảng lựa chọn là nơi đón tiếp, chăm sóc, nuôi dưỡng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam. Địa điểm đầu tiên tập kết là tại cảng Lạch Hới, xã Quảng Tiến (nay là phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn).
Với tinh thần "đi vinh quang, ở anh dũng", người đi quyết tâm xây dựng miền Bắc vững mạnh, củng cố thành trì kiên cố cho cách mạng miền Nam. Người ở lại giữ trọn lời thề son sắt thủy chung, quyết đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam đã rời quê hương, mang theo hoài bão và quyết tâm học tập, rèn luyện để sau này trở về giải phóng quê hương. Nhiều người trong số họ phải chia tay gia đình, người thân trong nước mắt, nhưng vẫn kiên định với lý tưởng cách mạng.
Quá trình tập kết đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Từ việc tổ chức di chuyển hàng vạn người trong điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện còn hạn chế, đến việc đảm bảo bí mật, an toàn trước sự theo dõi của địch. Tuy nhiên, với lòng yêu nước mãnh liệt, tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, mọi khó khăn đều được vượt qua.
Sau khi ra Bắc, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ tập kết đã nhanh chóng hòa nhập, học tập và công tác, trở thành những hạt nhân quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Nhiều cán bộ, chiến sĩ tập kết đã phát huy tốt năng lực, trở thành cán bộ, lãnh đạo các cấp, các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, các nhà khoa học đầu ngành ở nhiều lĩnh vực, các văn nghệ sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà báo nổi tiếng, nhiều doanh nhân tài ba; nhiều người đã trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động… góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước, như: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động Huỳnh Phương Liên; Anh hùng lao động Thái Phụng Nê, người được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh, người trực tiếp đặt nền móng và xây dựng thủy điện Hòa Bình và tham gia vào nhiều công trình thủy điện khác như Sơn La, Lai Châu, Sêrêpôk; Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Nhà giáo nhân dân Trần Đình Long - người đặt nền móng cho công trình tải điện siêu cao áp 500Kv Bắc Nam...
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: 70 năm đã trôi qua, nhưng sự kiện đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc đã trở thành dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dân tộc, trong trái tim của biết bao thế hệ đồng bào và chiến sĩ hai miền Nam - Bắc; là bài học vô giá về "ý Đảng, lòng dân"; biểu tượng sáng ngời của tinh thần đại đoàn kết và khẳng định chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi ".
Sự kiện tập kết ra Bắc không chỉ là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình giải phóng dân tộc mà còn để lại những bài học quý báu cho thế hệ hôm nay. Đó là giá trị về lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết; đó là sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc trau dồi kiến thức, kỹ năng, chuẩn bị cho tương lai. Đây là một nguồn động lực mạnh mẽ cho thế hệ hôm nay. Trong bối cảnh hiện đại, khi đất nước đang cần sự chung sức, đồng lòng và sự đổi mới, sáng tạo để phát huy tối đa trí tuệ bước vào kỷ nguyên mới - "kỷ nguyên vươn mình".
Thời gian đã lùi xa nhưng sự kiện đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc cách đây 70 năm mãi mãi là mốc son chói lọi. Đây là dịp để nhắc nhở tất cả chúng ta về sự hi sinh cao cả và quyết tâm của những người đã góp phần viết nên trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, là bài học để thế hệ hôm nay phát huy truyền thống cách mạng, cố gắng học tập, lao động và cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, với chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneve (21/7/1954). Theo hiệp định này, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền tại vĩ tuyến 17. Miền Bắc được giải phóng, trong khi miền Nam vẫn chịu sự kiểm soát của chính quyền Sài Gòn được Mỹ hậu thuẫn.
Trong tình hình đó, để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho cuộc đấu tranh lâu dài, Đảng và Bác Hồ đã quyết định đưa một bộ phận cán bộ, chiến sĩ đồng bào, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Đây là một quyết định mang tính chiến lược sâu sắc, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Đảng.
Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh - nơi đón tiếp và đưa tiễn 13.508 cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam rời quê hương xuống tàu tập kết ra Bắc (tọa lạc Khóm 6, Phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp)
Tại miền Bắc, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương Đảng lựa chọn là nơi đón tiếp, chăm sóc, nuôi dưỡng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam. Địa điểm đầu tiên tập kết là tại cảng Lạch Hới, xã Quảng Tiến (nay là phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn).
Với tinh thần "đi vinh quang, ở anh dũng", người đi quyết tâm xây dựng miền Bắc vững mạnh, củng cố thành trì kiên cố cho cách mạng miền Nam. Người ở lại giữ trọn lời thề son sắt thủy chung, quyết đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam đã rời quê hương, mang theo hoài bão và quyết tâm học tập, rèn luyện để sau này trở về giải phóng quê hương. Nhiều người trong số họ phải chia tay gia đình, người thân trong nước mắt, nhưng vẫn kiên định với lý tưởng cách mạng.
Quá trình tập kết đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Từ việc tổ chức di chuyển hàng vạn người trong điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện còn hạn chế, đến việc đảm bảo bí mật, an toàn trước sự theo dõi của địch. Tuy nhiên, với lòng yêu nước mãnh liệt, tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, mọi khó khăn đều được vượt qua.
Sau khi ra Bắc, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ tập kết đã nhanh chóng hòa nhập, học tập và công tác, trở thành những hạt nhân quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Nhiều cán bộ, chiến sĩ tập kết đã phát huy tốt năng lực, trở thành cán bộ, lãnh đạo các cấp, các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, các nhà khoa học đầu ngành ở nhiều lĩnh vực, các văn nghệ sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà báo nổi tiếng, nhiều doanh nhân tài ba; nhiều người đã trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động… góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước, như: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động Huỳnh Phương Liên; Anh hùng lao động Thái Phụng Nê, người được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh, người trực tiếp đặt nền móng và xây dựng thủy điện Hòa Bình và tham gia vào nhiều công trình thủy điện khác như Sơn La, Lai Châu, Sêrêpôk; Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Nhà giáo nhân dân Trần Đình Long - người đặt nền móng cho công trình tải điện siêu cao áp 500Kv Bắc Nam...
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: 70 năm đã trôi qua, nhưng sự kiện đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc đã trở thành dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dân tộc, trong trái tim của biết bao thế hệ đồng bào và chiến sĩ hai miền Nam - Bắc; là bài học vô giá về "ý Đảng, lòng dân"; biểu tượng sáng ngời của tinh thần đại đoàn kết và khẳng định chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi ".
Sự kiện tập kết ra Bắc không chỉ là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình giải phóng dân tộc mà còn để lại những bài học quý báu cho thế hệ hôm nay. Đó là giá trị về lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết; đó là sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc trau dồi kiến thức, kỹ năng, chuẩn bị cho tương lai. Đây là một nguồn động lực mạnh mẽ cho thế hệ hôm nay. Trong bối cảnh hiện đại, khi đất nước đang cần sự chung sức, đồng lòng và sự đổi mới, sáng tạo để phát huy tối đa trí tuệ bước vào kỷ nguyên mới - "kỷ nguyên vươn mình".
Thời gian đã lùi xa nhưng sự kiện đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc cách đây 70 năm mãi mãi là mốc son chói lọi. Đây là dịp để nhắc nhở tất cả chúng ta về sự hi sinh cao cả và quyết tâm của những người đã góp phần viết nên trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, là bài học để thế hệ hôm nay phát huy truyền thống cách mạng, cố gắng học tập, lao động và cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nguyễn Lam