Lễ giỗ lần thứ 96 của chí sĩ Nguyễn Văn Thới tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới
- Được đăng: Thứ hai, 09 Tháng 5 2022 13:22
- Lượt xem: 11293
(TUAG)- Trong các ngày 7-8-9 tháng 5 vừa qua (nhằm 7-8-9 tháng 4 âm lịch), hàng vạn người dân từ khắp nơi đã tham dự lễ giỗ lần thứ 96 của chí sĩ Nguyễn Văn Thới (1926 - 2022) tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Nguyễn Văn Thới (1866 - 1927) được dân gian gọi là ông Ba Thới. Ông là một tu sĩ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, một chí sĩ kháng Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, đồng thời là một nhà thơ để lại kho tàng tác phẩm đồ sộ. Ông sinh ra tại vùng đất Cao Lãnh (nay là thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp) và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược.
Đầu thế kỷ XX, tại vùng đất Láng Linh (nay thuộc huyện châu Phú, tỉnh An Giang), ông Trần Văn Nhu (Hai Nhu) đang truyền bá đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và tư tưởng ái quốc. Ông là con trai trưởng của Quản cơ Trần Văn Thành - thủ lĩnh nghĩa binh Gia Nghị trong cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa chống Pháp (1867 - 1873).
Năm 1906, ông Ba Thới đến Láng Linh thọ giáo ông Hai Nhu và gia nhập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Năm 1907, ông đưa gia đình đến sinh sống ở Láng Linh và bắt đầu sáng tác các tác phẩm thơ Nôm.
Năm 1913, ông Hai Nhu tổ chức lễ tưởng niệm ngày nghĩa binh Gia Nghị bị đàn áp tại Bửu Hương tự ở Láng Linh. Khi đó, Pháp kéo đến vây bắt nhiều tín đồ. Ông Ba Thới may mắn thoát thân, nhưng do phẫn uất vì thời thế, ông tự tử vào ba ngày sau đó. Gia đình đã kịp thời phát hiện và chạy chữa cho ông.
Năm 1914, để tránh sự theo dõi của Pháp, gia đình ông rời Láng Linh dọn về nơi ở mới tại làng Kiến An (nay là xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Ông Ba Thới qua đời vào mùng 9 tháng 4 (âm lịch) năm 1926.
Từ năm 1906 đến năm 1926, ông sáng tác 9 tác phẩm thơ Nôm, tập hợp thành bộ “Kim cổ kỳ quan”. Tất cả có 23.729 câu (chưa tính phần bị cháy hay mất), gấp trên bảy lần Truyện Kiều của Nguyễn Du. Các tác phẩm phản ánh bối cảnh xã hội thời thuộc địa, niềm đau của người dân mất nước, đồng thời gởi gắm ước mơ về tương lai tươi sáng cho dân tộc.
Vào năm 2019, tại hội thảo khoa học “Sự kiện và nhân vật lịch sử Chợ Mới 320 năm”, các nhà nghiên cứu một lần nữa khẳng định những đóng góp của chí sĩ Nguyễn Văn Thới đối với vùng đất An Giang.
Để tưởng nhớ chí sĩ ái quốc tiền bối ở tỉnh An Giang, người dân đã xây dựng đền thờ và trùng tu phần mộ cho ông. Hằng năm, vào các ngày 7-8-9 tháng 4 âm lịch, người dân từ nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lại tìm về xã Kiến An tham dự lễ giỗ ông.
Sau hai năm tổ chức nội bộ do đại dịch COVID-19, năm nay lễ giỗ chí sĩ Nguyễn Văn Thới được tổ chức với quy mô lớn. Lễ giỗ mặc dù giản dị về hình thức, nhưng không kém phần trang nghiêm, ấm cúng, thân tình.
Phủ thờ ông Ba Thới tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới.
Bà con tham gia gói bánh tét
Khám bệnh, phát thuốc miễn phí.
Bà con tham gia gói bánh tét
Khám bệnh, phát thuốc miễn phí.
Nguyễn Văn Thới (1866 - 1927) được dân gian gọi là ông Ba Thới. Ông là một tu sĩ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, một chí sĩ kháng Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, đồng thời là một nhà thơ để lại kho tàng tác phẩm đồ sộ. Ông sinh ra tại vùng đất Cao Lãnh (nay là thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp) và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược.
Đầu thế kỷ XX, tại vùng đất Láng Linh (nay thuộc huyện châu Phú, tỉnh An Giang), ông Trần Văn Nhu (Hai Nhu) đang truyền bá đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và tư tưởng ái quốc. Ông là con trai trưởng của Quản cơ Trần Văn Thành - thủ lĩnh nghĩa binh Gia Nghị trong cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa chống Pháp (1867 - 1873).
Năm 1906, ông Ba Thới đến Láng Linh thọ giáo ông Hai Nhu và gia nhập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Năm 1907, ông đưa gia đình đến sinh sống ở Láng Linh và bắt đầu sáng tác các tác phẩm thơ Nôm.
Năm 1913, ông Hai Nhu tổ chức lễ tưởng niệm ngày nghĩa binh Gia Nghị bị đàn áp tại Bửu Hương tự ở Láng Linh. Khi đó, Pháp kéo đến vây bắt nhiều tín đồ. Ông Ba Thới may mắn thoát thân, nhưng do phẫn uất vì thời thế, ông tự tử vào ba ngày sau đó. Gia đình đã kịp thời phát hiện và chạy chữa cho ông.
Năm 1914, để tránh sự theo dõi của Pháp, gia đình ông rời Láng Linh dọn về nơi ở mới tại làng Kiến An (nay là xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Ông Ba Thới qua đời vào mùng 9 tháng 4 (âm lịch) năm 1926.
Từ năm 1906 đến năm 1926, ông sáng tác 9 tác phẩm thơ Nôm, tập hợp thành bộ “Kim cổ kỳ quan”. Tất cả có 23.729 câu (chưa tính phần bị cháy hay mất), gấp trên bảy lần Truyện Kiều của Nguyễn Du. Các tác phẩm phản ánh bối cảnh xã hội thời thuộc địa, niềm đau của người dân mất nước, đồng thời gởi gắm ước mơ về tương lai tươi sáng cho dân tộc.
Vào năm 2019, tại hội thảo khoa học “Sự kiện và nhân vật lịch sử Chợ Mới 320 năm”, các nhà nghiên cứu một lần nữa khẳng định những đóng góp của chí sĩ Nguyễn Văn Thới đối với vùng đất An Giang.
Để tưởng nhớ chí sĩ ái quốc tiền bối ở tỉnh An Giang, người dân đã xây dựng đền thờ và trùng tu phần mộ cho ông. Hằng năm, vào các ngày 7-8-9 tháng 4 âm lịch, người dân từ nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lại tìm về xã Kiến An tham dự lễ giỗ ông.
Sau hai năm tổ chức nội bộ do đại dịch COVID-19, năm nay lễ giỗ chí sĩ Nguyễn Văn Thới được tổ chức với quy mô lớn. Lễ giỗ mặc dù giản dị về hình thức, nhưng không kém phần trang nghiêm, ấm cúng, thân tình.
Yên Lương