Chợ Mới: Nâng cao ý thức phòng bệnh từ mỗi người dân
- Được đăng: Chủ nhật, 04 Tháng 9 2022 08:52
- Lượt xem: 1154
(TUAG)- Trên địa bàn huyện Chợ Mới hiện đã ghi nhận 2.156 ca bệnh sốt xuất huyết (SXH), cao nhất trong tỉnh An Giang, trong đó có 80 ca bệnh nặng, không có bệnh tử vong, tất cả địa bàn 18 xã, thị trấn đều ghi nhận có ca bệnh, xã có số bệnh nhiều nhất là Kiến An 176 ca, Mỹ Hội Đông 175, Kiến Thành 152 ca, Long Điền A 139 ca, Hòa An 134 ca,… bệnh SXH diễn ra gần như quanh năm, nhưng khả năng bùng phát mạnh thường từ tháng 7 đến tháng 10, bởi đây là những tháng mưa, tạo điều kiện cho muỗi phát triển và truyền bệnh.
Để khống chế dịch, mỗi xã, thị trấn đã thành lập đội đặc nhiệm gồm 10 thành viên do trưởng trạm y tế làm đội trưởng, mỗi xã thực hiện 2 lần/tháng tuyên truyền, vận động “Người dân tự diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng, chống dịch SXH, bệnh do vi rút zika”. Ngoài ra, ở từng địa bàn ấp còn duy trì “Tổ tự quản không có lăng quăng”; triển khai cho cán bộ, giáo viên, học sinh đăng ký “Nhà không có lăng quăng” và tiến hành phun hóa chất diện rộng cho các ấp có ổ dịch, ra quân diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường,... đẩy mạnh tuyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh, phát tờ rơi, thăm hộ gia đình, nâng cao nhận thức của người dân tại địa bàn khu dân cư.
Thường xuyên kiểm tra lu hũ trữ nước tại hộ gia đình, lật úp các chai, lọ nhỏ có lăng quăng, đây là hoạt động thường niên nằm trong chiến dịch “diệt lăng quăng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh SXH” do xã tổ chức.
Chị Đinh Ngọc Nga, người dân ấp Tấn Quới, xã Tấn Mỹ tâm sự: “Bữa nay ấp Tấn Quới thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng rất tốt, phối hợp với trạm y tế xã, các ban, ngành, đoàn thể xã thực hiện diệt lăng quăng rất là kỹ như: Xúc lu, dẹp dọn xung quanh mấy chung nước, lật úp vỏ xe, gáo dừa… nói chung làm rất là tốt, dân chúng cũng vừa lòng”.
Với việc đẩy mạnh hình thức tuyên truyền, đa dạng các kênh thông tin tiếp cận đến người dân trong thời điểm này, từ đó mà đa số bà con đều đã chủ động hưởng ứng các hoạt động phòng, chống dịch, bằng cách thực hiện ngủ mùng, dọn dẹp, xử lý những vật dụng chứa nước có lăng quăng, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, bọ gậy, đậy các dụng cụ chứa nước không cần thiết quanh nhà để không có chỗ cho muỗi đẻ trứng,… Chú Hồ Văn Bay, ngụ tại ấp Long Phú, xã Long Giang nói về các biện pháp của bản thân, bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình: “Trong khu vực mình, đối với gia đình của mình, trong vườn, tôi chủ động dọn dẹp sạch sẽ, lá khô cắt dọn rồi đốt đàng hoàng, không để vỏ xe, gáo dừa lật lên chứa nước,… như vậy rất nguy hiểm. Các con muỗi vằn vô chỗ nước sạch mới đẻ trứng, nở ra lăng quăng, sinh ra muỗi vằn cuối cùng vô chính con, cháu mình, bản thân mình, gia đình mình. Do vậy, ở xóm tôi rất lo, đồng thời đi đến đâu tôi cũng khuyên bà con làm cho sạch, để tránh muỗi vằn gây ra dịch bệnh”.
Có những hộ gia đình cũng ý thức diệt lăng quăng bằng cách nuôi cá vào các lu lớn, sau đó thả cá con vào các chum, vại, lu trữ nước cho cá ăn lăng quăng, bỏ muối vào các chén kê tủ, kê bàn, dọn dẹp quần áo quanh nhà gọn gàng, không cho muỗi có nơi trú ngụ quanh nhà, thường xuyên kiểm tra các dụng cụ chứa nước, không cho muỗi có nơi đẻ trứng, đặc biệt để tránh muỗi đốt, chủ động ở nhà ngủ mùng kể cả ban ngày, sử dụng các loại hóa chất xua đuổi và diệt muỗi an toàn, chủ động theo dõi tình hình sức khỏe, nhất là ở trẻ em trong gia đình.
Bác sỹ Trần Quốc Phú, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới thông tin thêm: “Đối với người dân vẫn là thực hiện khẩu hiệu “Không có lăng quăng thì không có SXH” và để không có lăng quăng, phải giảm nguồn sinh sản của muỗi truyền bệnh, bằng cách: phải thường xuyên và định kỳ 5 -7 ngày thực hiện việc kiểm tra và loại bỏ tất cả các dụng cụ chứa nước có lăng quăng trong nhà và xung quanh nhà. Đối với các hốc nước tự nhiên hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa,… Loại bỏ, lấp kín, chọc thủng hoặc làm biến đổi để nước không đọng lại nữa. Sử dụng hóa chất diệt ấu trùng muỗi tại các ổ đọng nước như: Các hố ga ngăn mùi, bể cảnh, lọ hoa,…”.
Sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh. Hơn nữa, bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn. Do vậy, với phòng, chống SXH, diệt lăng quăng, bọ gậy là vấn đề gốc. Phòng chống dịch bệnh không phải nhiệm vụ của riêng ngành y tế, người dân cần nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, bảo vệ sức khỏe gia đình, từng bước ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh, tiến tới giảm thiểu số ca bệnh trong cộng đồng trong thời gian tới./.
Để khống chế dịch, mỗi xã, thị trấn đã thành lập đội đặc nhiệm gồm 10 thành viên do trưởng trạm y tế làm đội trưởng, mỗi xã thực hiện 2 lần/tháng tuyên truyền, vận động “Người dân tự diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng, chống dịch SXH, bệnh do vi rút zika”. Ngoài ra, ở từng địa bàn ấp còn duy trì “Tổ tự quản không có lăng quăng”; triển khai cho cán bộ, giáo viên, học sinh đăng ký “Nhà không có lăng quăng” và tiến hành phun hóa chất diện rộng cho các ấp có ổ dịch, ra quân diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường,... đẩy mạnh tuyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh, phát tờ rơi, thăm hộ gia đình, nâng cao nhận thức của người dân tại địa bàn khu dân cư.
Thường xuyên kiểm tra lu hũ trữ nước tại hộ gia đình, lật úp các chai, lọ nhỏ có lăng quăng, đây là hoạt động thường niên nằm trong chiến dịch “diệt lăng quăng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh SXH” do xã tổ chức.
Chị Đinh Ngọc Nga, người dân ấp Tấn Quới, xã Tấn Mỹ tâm sự: “Bữa nay ấp Tấn Quới thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng rất tốt, phối hợp với trạm y tế xã, các ban, ngành, đoàn thể xã thực hiện diệt lăng quăng rất là kỹ như: Xúc lu, dẹp dọn xung quanh mấy chung nước, lật úp vỏ xe, gáo dừa… nói chung làm rất là tốt, dân chúng cũng vừa lòng”.
Với việc đẩy mạnh hình thức tuyên truyền, đa dạng các kênh thông tin tiếp cận đến người dân trong thời điểm này, từ đó mà đa số bà con đều đã chủ động hưởng ứng các hoạt động phòng, chống dịch, bằng cách thực hiện ngủ mùng, dọn dẹp, xử lý những vật dụng chứa nước có lăng quăng, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, bọ gậy, đậy các dụng cụ chứa nước không cần thiết quanh nhà để không có chỗ cho muỗi đẻ trứng,… Chú Hồ Văn Bay, ngụ tại ấp Long Phú, xã Long Giang nói về các biện pháp của bản thân, bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình: “Trong khu vực mình, đối với gia đình của mình, trong vườn, tôi chủ động dọn dẹp sạch sẽ, lá khô cắt dọn rồi đốt đàng hoàng, không để vỏ xe, gáo dừa lật lên chứa nước,… như vậy rất nguy hiểm. Các con muỗi vằn vô chỗ nước sạch mới đẻ trứng, nở ra lăng quăng, sinh ra muỗi vằn cuối cùng vô chính con, cháu mình, bản thân mình, gia đình mình. Do vậy, ở xóm tôi rất lo, đồng thời đi đến đâu tôi cũng khuyên bà con làm cho sạch, để tránh muỗi vằn gây ra dịch bệnh”.
Có những hộ gia đình cũng ý thức diệt lăng quăng bằng cách nuôi cá vào các lu lớn, sau đó thả cá con vào các chum, vại, lu trữ nước cho cá ăn lăng quăng, bỏ muối vào các chén kê tủ, kê bàn, dọn dẹp quần áo quanh nhà gọn gàng, không cho muỗi có nơi trú ngụ quanh nhà, thường xuyên kiểm tra các dụng cụ chứa nước, không cho muỗi có nơi đẻ trứng, đặc biệt để tránh muỗi đốt, chủ động ở nhà ngủ mùng kể cả ban ngày, sử dụng các loại hóa chất xua đuổi và diệt muỗi an toàn, chủ động theo dõi tình hình sức khỏe, nhất là ở trẻ em trong gia đình.
Bác sỹ Trần Quốc Phú, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới thông tin thêm: “Đối với người dân vẫn là thực hiện khẩu hiệu “Không có lăng quăng thì không có SXH” và để không có lăng quăng, phải giảm nguồn sinh sản của muỗi truyền bệnh, bằng cách: phải thường xuyên và định kỳ 5 -7 ngày thực hiện việc kiểm tra và loại bỏ tất cả các dụng cụ chứa nước có lăng quăng trong nhà và xung quanh nhà. Đối với các hốc nước tự nhiên hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa,… Loại bỏ, lấp kín, chọc thủng hoặc làm biến đổi để nước không đọng lại nữa. Sử dụng hóa chất diệt ấu trùng muỗi tại các ổ đọng nước như: Các hố ga ngăn mùi, bể cảnh, lọ hoa,…”.
Sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh. Hơn nữa, bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn. Do vậy, với phòng, chống SXH, diệt lăng quăng, bọ gậy là vấn đề gốc. Phòng chống dịch bệnh không phải nhiệm vụ của riêng ngành y tế, người dân cần nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, bảo vệ sức khỏe gia đình, từng bước ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh, tiến tới giảm thiểu số ca bệnh trong cộng đồng trong thời gian tới./.
Bảo Dinh