Truy cập hiện tại

Đang có 183 khách và không thành viên đang online

Thực tiễn - kinh nghiệm

Để du lịch An Giang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

(TGAG)- Những năm gần đây, An Giang đã có nhiều cố gắng, nỗ lực phát triển nhằm đưa ngành du lịch tỉnh nhà trở thành một trong những điểm đến quan trọng của khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt từ khi Nghị quyết số 11-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ra đời đã tạo thêm thêm động lực cho ngành du lịch An Giang; trong đó, việc hoàn thành các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là cơ sở quan trọng để các cấp, các ngành trong tỉnh xúc tiến, quảng bá và tập trung đầu tư phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm của tỉnh.

Ảnh: Ngọc Minh

Trong thời gian tới bên cạnh việc khắc phục những hạn chế như: công tác xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện nghị quyết còn chậm; sự phối hợp giữa huyện, thị xã, thành phố với các ngành có liên quan còn nhiều hạn chế; cán bộ tham mưu về du lịch cấp huyện còn thiếu am hiểu về chuyên môn, thiếu năng động trong quản lý để thúc đẩy du lịch địa phương phát triển; việc phát triển du lịch bền vững các khu - điểm du lịch còn chậm và nhiều bất cập; nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch còn hạn chế; công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, du lịch chưa khai thác được hết tiềm năng trong cộng đồng... Tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng bằng nhiều hình thức khác nhau. Quan tâm hướng dẫn doanh nghiệp du lịch hoạt động theo quy định hiện hành, tiếp tục cải thiện chất lượng cơ sơ lưu trú, lữ hành và thành lập các khu, điểm du lịch địa phương và hướng đến hình thành các khu, điểm du lịch cấp quốc gia.

Tích cực hỗ trợ các khu, điểm du lịch nâng cao chất lượng môi trường du lịch góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ; hướng dẫn các tiểu thương, hộ kinh doanh thực phẩm, đặc sản địa phương, các cơ sở cung ứng dịch vu du lịch các kỹ năng mềm góp phần cải thiện kỹ năng giao tiếp và văn hóa ứng xử đối với khách tham quan du lịch; đồng thời tạo điều kiện cho họ tiến hành thực hiện quy trình, thủ tục thành lập những mô hình đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

Ảnh: Ngọc Minh

Tăng cường mở rộng liên kết và phát triển du lịch An Giang với cả nước, mà nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm xây dựng nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng và đặc trưng của địa phương nhằm thu hút du khách du lịch. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh, tích cực mời gọi đầu tư vào các dự án vui chơi giải trí, đặc biệt tại Thành phố Long Xuyên và Thành phố Châu Đốc để thu hút du khách lưu trú lại dài ngày hơn.

Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm thu hút du khách như: tổ chức các chương trình lễ hội truyền thống các dân tộc và phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật của các dân tộc Kinh - Hoa - Chăm - Khmer, giới thiệu ẩm thực địa phương, lồng ghép với các tour du lịch liên kết vùng nhằm giới thiệu những nét văn hóa, các ngành, nghề truyền thống. Quan tâm xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp, sinh thái cộng đồng đưa vào chương trình tour để giới thiệu, phục vụ khách du lịch.

Bên cạnh đó, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các loại hình du lịch theo mô hình du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch thể thao leo núi… Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp mở các điểm trưng bày và bán sản phẩm truyền thống địa phương có chất lượng cao tại các khu, điểm du lịch, siêu thị và các trung tâm thương mại. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở lưu trú tiếp tục phát triển; các khu, điểm du lịch đi vào hoạt động nề nếp; sản phẩm du lịch ngày càng được hoàn thiện, đa dạng và phong phú…

Ảnh: Ngọc Minh

Chú trọng công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa của di tích cấp quốc gia đặc biệt - di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê huyện Thoại Sơn. Tập trung đầu tư và phát triển các khu du lịch trọng điểm của tỉnh như: Khu du lịch Núi Sam, Núi Cấm, Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng và khu du lịch Núi Sập - Óc Eo theo hướng phát triển bền vững song song với việc vận động doanh nghiệp du lịch, khách du lịch và cộng đồng dân cư bảo vệ môi trường du lịch.

Chú trọng đào tạo các kỹ năng nghề du lịch cho đội ngũ nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên, thuyết minh viên đang công tác tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, lữ hành và các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tập trung đào tạo nguồn nhân lực để phát triển ngành du lịch cho cán bộ quản lý cấp tỉnh và cấp huyện.

Khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo tại chỗ và tự đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp với nhiều hình thức phù hợp góp phần đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ có chất lượng và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Phát triển du lịch là động lực để thúc đẩy kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển. Do đó đòi hỏi, các cấp, các ngành quyết tâm nỗ lực, ra sức phấn đấu đưa An Giang trở thành một trong những trung tâm văn hóa - du lịch hấp dẫn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước trong thời gian tới./.

Lâm Văn Giàu

Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37025981