Làm theo gương Bác Hồ
Công tác cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Được đăng: Thứ hai, 05 Tháng 3 2018 15:07
- Lượt xem: 2525
(TGAG)- Sinh thời, vấn đề cán bộ luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Theo Người, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, người cán bộ luôn có vai trò rất quan trọng.
Cán bộ được ví như dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ quyết định mọi công việc. Công việc thành hay bại một phần lớn là do tư tưởng, đạo đức, thái độ và lề lối làm việc của cán bộ. Đội ngũ cán bộ là “sợi dây” gắn kết giữa quần chúng nhân dân với Đảng, với Nhà nước. “Sợi dây” có vững chắc thì mới làm mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân thêm bền chặt.
Bác cho rằng: “... Người đời ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người và giúp người sửa chữa chỗ dở. Dùng người như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được”. Vì thế, một là, tùy tài mà dùng người là phương châm xác đáng trong lựa chọn bố trí cán bộ vừa đảm bảo đúng chuyên môn, vừa tạo điều kiện phát huy hết khả năng của cán bộ. Hai là, cất nhắc, đề bạt cán bộ một cách đúng đắn. Muốn vậy, theo Bác, phải “vì công tác, vì tài năng”, chứ không phải “vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang”. Nếu làm như vậy, thì “nhất định không ai phục, mà lại gây mối lôi thôi trong Đảng” và còn là “... có tội với Đảng, có tội với đồng bào”. Ba là, Đảng phải làm tốt công tác kiểm tra, giúp đỡ cán bộ. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những người làm tốt cũng như nhắc nhở, phê bình, thậm chí là kỷ luật thích đáng nếu cán bộ làm không tốt, vi phạm... Bốn là, phải kết hợp cán bộ trẻ với cán bộ già, cán bộ tại chỗ với cán bộ nơi khác chuyển đến, sử dụng cán bộ nữ.
Để có được người cán bộ lãnh đạo tốt, cần phải làm tốt công tác cán bộ. Trong công tác cán bộ cần chú ý trước hết đến ba khâu là: đánh giá, tuyển chọn; đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sử dụng cán bộ.
Đánh giá, tuyển chọn cán bộ là khâu đầu tiên và được coi là khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Để đánh giá, tuyển chọn cán bộ vào bất cứ một vị trí nào, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo, quản lý, cần quan tâm đến ba yếu tố: nhân cách, năng lực và tính khí.
Nhân cách: được hiểu đơn giản là tư cách đạo đức của mỗi người. Bấy lâu nay, trong tiêu chuẩn tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, thường nhấn mạnh đến tinh thần yêu nước, lòng trung thành với chủ nghĩa xã hội, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng cống hiến và hy sinh cho sự nghiệp cách mạng... Có nghĩa là tuyển chọn cán bộ thường nhấn mạnh đến phẩm chất chính trị nhiều hơn là tư cách đạo đức, nhân cách của họ. Thực tế cho thấy, hầu hết cán bộ lãnh đạo các cấp đều có phẩm chất chính trị tốt, nhưng tại sao tham nhũng vẫn trở thành quốc nạn? Phải chăng chúng ta ít nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đức của người cán bộ? Thiết nghĩ, để hạn chế tình trạng tham nhũng, sự tha hóa trong cán bộ, đảng viên, rất cần có những tiêu chí đạo đức cụ thể cho cán bộ.
Năng lực: năng lực của một con người bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên môn. Năng lực chung được hiểu là năng lực tư duy phân tích tổng hợp; khả năng diễn thuyết, thu phục quần chúng; cách làm việc có khoa học, tổ chức công việc có hệ thống; dễ thích ứng với những thay đổi mới của điều kiện làm việc. Năng lực chuyên môn thường được hiểu là kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ và được thể hiện ở bằng cấp đào tạo. Giữa năng lực chung và năng lực chuyên môn có mối quan hệ và bổ trợ cho nhau. Năng lực chung là cơ sở cho năng lực chuyên môn. Năng lực chung tốt sẽ tạo điều kiện cho năng lực chuyên môn phát triển. Ngược lại, năng lực chuyên môn tốt, trong những điều kiện nhất định, sẽ có ảnh hưởng tới sự phát triển của năng lực chung. Tuy nhiên, cần tránh quan niệm sai lầm cho rằng, cứ có năng lực chung tốt là có năng lực chuyên môn sâu và ngược lại.
Tính khí: tính khí của một người cũng là một yếu tố cần được xét tới khi đánh giá và tuyển chọn cán bộ vào các vị trí lãnh đạo. Người ta đã khái quát tính khí của con người vào bốn dạng “nóng; hoạt; lạnh và trầm”. Mỗi tính khí đều có một ưu và nhược điểm riêng và vì vậy mỗi loại tính khí phù hợp với một loại công việc. Chúng ta không quá nhấn mạnh đến tính khí của một con người, để rồi xem nhẹ hai tiêu chuẩn cơ bản là nhân cách và năng lực. Tuy nhiên, hiểu được tính khí để bố trí vào công việc phù hợp là công việc rất quan trọng để phát huy năng lực sở trường của họ.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý là việc làm không thể thiếu, kể cả việc đào tạo chuẩn bị cho bổ nhiệm và đào tạo, bồi dưỡng sau khi bổ nhiệm. Về vấn đề này, Bác đã nhiều lần nhắc nhở: phải tích cực đào tạo và sử dụng tốt cán bộ chuyên môn trong tất cả các ngành, các cấp. Cán bộ chính trị phải chú trọng học tập kinh tế, kỹ thuật để lãnh đạo sản xuất được tốt. Cán bộ chính trị phải biết kỹ thuật, nếu không biết hoặc chỉ chính trị suông thì không lãnh đạo được. Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Đảng phải giúp đỡ cho cán bộ đi học. Đảng đã giúp, cán bộ phải chịu khó học. Những đồng chí trí thức đọc nhiều nhưng không có kinh nghiệm công tác, chưa quen nền nếp làm việc của Đảng. Vậy phải nâng cao lý luận cho cán bộ và dạy cho cán bộ trí thức làm công tác quần chúng.
Bố trí, sử dụng cán bộ không phù hợp thì cán bộ khó có điều kiện để bộc lộ năng lực của mình, kể cả khi được tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng tốt. Về vấn đề này, Bác đã chỉ rõ: “Khi cất nhắc cán bộ, cần phải xét rõ người đó có gần gũi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và mến phục không. Lại phải xem người ấy hợp với việc gì. Nếu người ấy có tài mà không dùng tài của họ, cũng không được việc. Nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem người bô lô ba la chỉ nói mà không biết làm vào địa vị lãnh đạo, như thế rất có hại”. Phải khéo léo kết hợp các lứa tuổi, không coi thường cán bộ trẻ, đồng thời biết phát huy và sử dụng kinh nghiệm của những cán bộ đi trước.
Hiện nay, đổi mới công tác cán bộ, trong đó có ba khâu trên đang là một đòi hỏi bức xúc, mang tính khách quan. Điều đó xuất phát từ mục tiêu của công tác cán bộ là lựa chọn cho được một đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực quản lý, lãnh đạo thực sự phù hợp với tình hình mới./.
THÁI THÚY XUÂN
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Cán bộ được ví như dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ quyết định mọi công việc. Công việc thành hay bại một phần lớn là do tư tưởng, đạo đức, thái độ và lề lối làm việc của cán bộ. Đội ngũ cán bộ là “sợi dây” gắn kết giữa quần chúng nhân dân với Đảng, với Nhà nước. “Sợi dây” có vững chắc thì mới làm mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân thêm bền chặt.
Bác cho rằng: “... Người đời ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người và giúp người sửa chữa chỗ dở. Dùng người như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được”. Vì thế, một là, tùy tài mà dùng người là phương châm xác đáng trong lựa chọn bố trí cán bộ vừa đảm bảo đúng chuyên môn, vừa tạo điều kiện phát huy hết khả năng của cán bộ. Hai là, cất nhắc, đề bạt cán bộ một cách đúng đắn. Muốn vậy, theo Bác, phải “vì công tác, vì tài năng”, chứ không phải “vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang”. Nếu làm như vậy, thì “nhất định không ai phục, mà lại gây mối lôi thôi trong Đảng” và còn là “... có tội với Đảng, có tội với đồng bào”. Ba là, Đảng phải làm tốt công tác kiểm tra, giúp đỡ cán bộ. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những người làm tốt cũng như nhắc nhở, phê bình, thậm chí là kỷ luật thích đáng nếu cán bộ làm không tốt, vi phạm... Bốn là, phải kết hợp cán bộ trẻ với cán bộ già, cán bộ tại chỗ với cán bộ nơi khác chuyển đến, sử dụng cán bộ nữ.
Để có được người cán bộ lãnh đạo tốt, cần phải làm tốt công tác cán bộ. Trong công tác cán bộ cần chú ý trước hết đến ba khâu là: đánh giá, tuyển chọn; đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sử dụng cán bộ.
Đánh giá, tuyển chọn cán bộ là khâu đầu tiên và được coi là khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Để đánh giá, tuyển chọn cán bộ vào bất cứ một vị trí nào, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo, quản lý, cần quan tâm đến ba yếu tố: nhân cách, năng lực và tính khí.
Nhân cách: được hiểu đơn giản là tư cách đạo đức của mỗi người. Bấy lâu nay, trong tiêu chuẩn tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, thường nhấn mạnh đến tinh thần yêu nước, lòng trung thành với chủ nghĩa xã hội, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng cống hiến và hy sinh cho sự nghiệp cách mạng... Có nghĩa là tuyển chọn cán bộ thường nhấn mạnh đến phẩm chất chính trị nhiều hơn là tư cách đạo đức, nhân cách của họ. Thực tế cho thấy, hầu hết cán bộ lãnh đạo các cấp đều có phẩm chất chính trị tốt, nhưng tại sao tham nhũng vẫn trở thành quốc nạn? Phải chăng chúng ta ít nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đức của người cán bộ? Thiết nghĩ, để hạn chế tình trạng tham nhũng, sự tha hóa trong cán bộ, đảng viên, rất cần có những tiêu chí đạo đức cụ thể cho cán bộ.
Năng lực: năng lực của một con người bao gồm năng lực chung và năng lực chuyên môn. Năng lực chung được hiểu là năng lực tư duy phân tích tổng hợp; khả năng diễn thuyết, thu phục quần chúng; cách làm việc có khoa học, tổ chức công việc có hệ thống; dễ thích ứng với những thay đổi mới của điều kiện làm việc. Năng lực chuyên môn thường được hiểu là kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ và được thể hiện ở bằng cấp đào tạo. Giữa năng lực chung và năng lực chuyên môn có mối quan hệ và bổ trợ cho nhau. Năng lực chung là cơ sở cho năng lực chuyên môn. Năng lực chung tốt sẽ tạo điều kiện cho năng lực chuyên môn phát triển. Ngược lại, năng lực chuyên môn tốt, trong những điều kiện nhất định, sẽ có ảnh hưởng tới sự phát triển của năng lực chung. Tuy nhiên, cần tránh quan niệm sai lầm cho rằng, cứ có năng lực chung tốt là có năng lực chuyên môn sâu và ngược lại.
Tính khí: tính khí của một người cũng là một yếu tố cần được xét tới khi đánh giá và tuyển chọn cán bộ vào các vị trí lãnh đạo. Người ta đã khái quát tính khí của con người vào bốn dạng “nóng; hoạt; lạnh và trầm”. Mỗi tính khí đều có một ưu và nhược điểm riêng và vì vậy mỗi loại tính khí phù hợp với một loại công việc. Chúng ta không quá nhấn mạnh đến tính khí của một con người, để rồi xem nhẹ hai tiêu chuẩn cơ bản là nhân cách và năng lực. Tuy nhiên, hiểu được tính khí để bố trí vào công việc phù hợp là công việc rất quan trọng để phát huy năng lực sở trường của họ.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý là việc làm không thể thiếu, kể cả việc đào tạo chuẩn bị cho bổ nhiệm và đào tạo, bồi dưỡng sau khi bổ nhiệm. Về vấn đề này, Bác đã nhiều lần nhắc nhở: phải tích cực đào tạo và sử dụng tốt cán bộ chuyên môn trong tất cả các ngành, các cấp. Cán bộ chính trị phải chú trọng học tập kinh tế, kỹ thuật để lãnh đạo sản xuất được tốt. Cán bộ chính trị phải biết kỹ thuật, nếu không biết hoặc chỉ chính trị suông thì không lãnh đạo được. Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Đảng phải giúp đỡ cho cán bộ đi học. Đảng đã giúp, cán bộ phải chịu khó học. Những đồng chí trí thức đọc nhiều nhưng không có kinh nghiệm công tác, chưa quen nền nếp làm việc của Đảng. Vậy phải nâng cao lý luận cho cán bộ và dạy cho cán bộ trí thức làm công tác quần chúng.
Bố trí, sử dụng cán bộ không phù hợp thì cán bộ khó có điều kiện để bộc lộ năng lực của mình, kể cả khi được tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng tốt. Về vấn đề này, Bác đã chỉ rõ: “Khi cất nhắc cán bộ, cần phải xét rõ người đó có gần gũi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và mến phục không. Lại phải xem người ấy hợp với việc gì. Nếu người ấy có tài mà không dùng tài của họ, cũng không được việc. Nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem người bô lô ba la chỉ nói mà không biết làm vào địa vị lãnh đạo, như thế rất có hại”. Phải khéo léo kết hợp các lứa tuổi, không coi thường cán bộ trẻ, đồng thời biết phát huy và sử dụng kinh nghiệm của những cán bộ đi trước.
Hiện nay, đổi mới công tác cán bộ, trong đó có ba khâu trên đang là một đòi hỏi bức xúc, mang tính khách quan. Điều đó xuất phát từ mục tiêu của công tác cán bộ là lựa chọn cho được một đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực quản lý, lãnh đạo thực sự phù hợp với tình hình mới./.
THÁI THÚY XUÂN
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy