Thực tiễn - kinh nghiệm
Xây dựng Hội Nông dân tỉnh An Giang ngày càng vững mạnh
- Được đăng: Thứ hai, 18 Tháng 2 2019 12:59
- Lượt xem: 2495
(TGAG)- Năm 2018, Đại hội Hội Nông dân tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2018-2023 (đại hội điểm của khu vực Phía Nam) đã thành công tốt đẹp, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào nông dân tỉnh nhà.
Phát huy kết quả đạt được
Với quyết tâm chính trị cao nhất, Ban chấp hành Hội Nông dân tỉnh An Giang cùng hội viên, nông dân tỉnh nhà tổ chức nhiều hoạt động thi đua lập thành tích chào mừng đại hội các cấp tiến tới đại hội toàn quốc lần thứ VII. Kết quả đã mang lại nhiều thành tựu đáng phấn khởi trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân chấp hành chủ trương, pháp luật, phát triển sản xuất, góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.
Trong 10 chỉ tiêu thi đua do Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giao năm 2018 gồm: Phát triển hội viên, xây dựng tổ chức cơ sở Hội mạnh, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng quỹ hội, hộ nông dân đăng ký và đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, tăng trưởng nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân, tổ chức các hoạt động dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nông dân có hiệu quả, dạy nghề cho nông dân, hướng dẫn xây dựng mô hình kinh tế tập thể hoạt động có hiệu quả, xây dựng mô hình Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn. Qua phát động thi đua, các cấp Hội Nông dân tỉnh nhà đã vượt 8 chỉ tiêu từ 114% đến 750%; 2 chỉ tiêu thi đua dạy nghề và quỹ hội đạt 100%. Trong 10 chỉ tiêu thi đua của Nghị quyết Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh đề ra năm 2018 về: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền giáo dục tăng cường khả năng tiếp cận các thông tin về chủ trương, pháp luật đến nông dân, tổ chức họp mặt giữa nông dân giỏi với lãnh đạo sở, ngành hàng quý, phát triển mô hình kinh tế hợp tác, xây dựng doanh nhân nông thôn, tổ chức cho nông dân giỏi học tập mô hình sản xuất hiệu quả các tỉnh, tổ chức phiên chợ hàng nông sản của tỉnh lần thứ II, tiếp tục triển khai các đề án nông dân khởi nghiệp, quỹ hỗ trợ nông dân, đề án nông dân học tập mô hình chuyển đổi sản xuất hiệu quả, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, dạy nghề cho nông dân đều đạt và vượt chỉ tiêu..
Một điểm sáng nửa trong hoạt động của Hội Nông dân tỉnh là tích cực tham gia củng cố, xây dựng, phát triển các tổ hợp tác với hơn 900 tổ, tổ chức gặp gỡ tìm hiểu nhu cầu, tư vấn hoạt động. Bên cạnh đó, phối hợp các tổ chức tín dụng thông tin tình hình, phổ biến chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nguồn quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh giúp cho hơn 60 mô hình tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, chuyển đổi, mở rộng sản xuất; tạo điều kiện về vốn, tư vấn chính sách để nông dân giỏi phát triển thành doanh nhân nông thôn, chủ trang trại. Song song đó, hội nông dân các cấp còn tham gia các công trình phúc lợi xã hội như: Mô hình đèn đường, trang bị thùng chứa rác, xe vận chuyển rác, trang bị máy tính ở các xã nông thôn mới với số tiền trên 1 tỷ đồng, vận động tol cất mới nhà ở cho trên 200 hộ, tặng bảo hiểm y tế cho hội viên, nông dân và con em hội viên, nông dân có hoàn cảnh khó khăn; tặng 8 tấn lúa giống cho các hộ nông dân bị thiệt hại lúa do lũ về sớm các xã giáp biên giới. Tổng số tiển gần 2 tỷ đồng.
Bên cạnh, Hội còn giúp nông dân năng cao năng lực sản xuất, bảo vệ môi trường, duy trì và phát triển làng nghề của người dân tộc thiểu số như các dự án "Xây dựng mô hình chuỗi lúa gạo bền vững", dự án "Phát triển mô hình nuôi cá trong mùa lũ", dự án "Nâng cao năng lực sản xuất và chế biến đường thốt nốt cho các hộ dân người Khmer ở 10 xã thuộc 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên", dự án "Vệ sinh môi trường tại xã Hiệp Xương-huyện Phú Tân". Các dự án đều phát huy cao hiệu quả, gắn kết với doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân.
Xây dựng Hội Nông dân ngày càng vững mạnh
Năm 2019 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết đại hội toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII và Nghị quyết đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018-2023, góp phần vào hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ X. Do đó, Hội nông dân tỉnh quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong tuyên truyền, tập hợp nông dân tham gia, xây dựng và nhân rộng các mô hình tiêu biểu của nông dân giỏi, doanh nhân nông thôn, mô hình liên kết sản xuất, dịch vụ ứng dụng công nghệ cao, thực hiện cánh đồng lớn, nhất là các mô hình liên kết đầu vào và đầu ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm giữa nông dân với doanh nghiệp; phát huy hiệu quả các chương trình, kế hoạch phối hợp liên ngành, các chính sách hiện có nhằm tạo động lực, điều kiện giúp nông dân tiếp cận nhanh hơn chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Hội; tích cực mở rộng sản xuất, trở thành doanh nhân nông thôn, chủ trang trại; phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ X. Hội tiếp tục đề ra 10 nhiệm vụ trọng tâm và 3 hoạt động đột phá trong năm 2019 là: Triển khai hiệu quả đề án nông dân khởi nghiệp, phát huy cao hiệu quả phong trào nông dân giỏi trong hợp tác sản xuất, ứng dụng công nghệ cao. Phát động cán bộ, hội viên, nông dân tiếp tục làm nòng cốt trong tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới. Cán bộ, hội viên, nông dân quyết tâm xây dựng hội vững mạnh góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, thực hiện chính sách an sinh xã hội cho cán bộ, hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
Để thực hiện thành công các nhiệm vụ và hoạt động đột phá trên, Hội lấy phương châm tăng cường cán bộ và hoạt động về cơ sở, tất cả hoạt động đều theo chương trình, đề án cụ thể, có số liệu cụ thể, không chung chung, không dàn trải. Cùng với ban hành 3 Nghị quyết quan trọng cụ thế hóa Nghị quyết đại hội, làm cơ sở đánh giá cuối mỗi năm là: Nghị quyết về "Vai trò Hội Nông dân trong tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác, làm giàu chính đáng"; Nghị quyết "Về xây dựng tổ chức cơ sở Hội và Chi Hội vững mạnh"; Nghị quyết về "Hội Nông dân tham gia thực hiện nông thôn mới, đảm bảo an ninh quốc phòng và an sinh xã hội" giai đoạn 2019 - 2023./,
Châu Văn Ly
TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh
Phát huy kết quả đạt được
Với quyết tâm chính trị cao nhất, Ban chấp hành Hội Nông dân tỉnh An Giang cùng hội viên, nông dân tỉnh nhà tổ chức nhiều hoạt động thi đua lập thành tích chào mừng đại hội các cấp tiến tới đại hội toàn quốc lần thứ VII. Kết quả đã mang lại nhiều thành tựu đáng phấn khởi trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân chấp hành chủ trương, pháp luật, phát triển sản xuất, góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.
Trong 10 chỉ tiêu thi đua do Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giao năm 2018 gồm: Phát triển hội viên, xây dựng tổ chức cơ sở Hội mạnh, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng quỹ hội, hộ nông dân đăng ký và đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, tăng trưởng nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân, tổ chức các hoạt động dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nông dân có hiệu quả, dạy nghề cho nông dân, hướng dẫn xây dựng mô hình kinh tế tập thể hoạt động có hiệu quả, xây dựng mô hình Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn. Qua phát động thi đua, các cấp Hội Nông dân tỉnh nhà đã vượt 8 chỉ tiêu từ 114% đến 750%; 2 chỉ tiêu thi đua dạy nghề và quỹ hội đạt 100%. Trong 10 chỉ tiêu thi đua của Nghị quyết Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh đề ra năm 2018 về: Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền giáo dục tăng cường khả năng tiếp cận các thông tin về chủ trương, pháp luật đến nông dân, tổ chức họp mặt giữa nông dân giỏi với lãnh đạo sở, ngành hàng quý, phát triển mô hình kinh tế hợp tác, xây dựng doanh nhân nông thôn, tổ chức cho nông dân giỏi học tập mô hình sản xuất hiệu quả các tỉnh, tổ chức phiên chợ hàng nông sản của tỉnh lần thứ II, tiếp tục triển khai các đề án nông dân khởi nghiệp, quỹ hỗ trợ nông dân, đề án nông dân học tập mô hình chuyển đổi sản xuất hiệu quả, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, dạy nghề cho nông dân đều đạt và vượt chỉ tiêu..
Một điểm sáng nửa trong hoạt động của Hội Nông dân tỉnh là tích cực tham gia củng cố, xây dựng, phát triển các tổ hợp tác với hơn 900 tổ, tổ chức gặp gỡ tìm hiểu nhu cầu, tư vấn hoạt động. Bên cạnh đó, phối hợp các tổ chức tín dụng thông tin tình hình, phổ biến chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nguồn quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh giúp cho hơn 60 mô hình tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, chuyển đổi, mở rộng sản xuất; tạo điều kiện về vốn, tư vấn chính sách để nông dân giỏi phát triển thành doanh nhân nông thôn, chủ trang trại. Song song đó, hội nông dân các cấp còn tham gia các công trình phúc lợi xã hội như: Mô hình đèn đường, trang bị thùng chứa rác, xe vận chuyển rác, trang bị máy tính ở các xã nông thôn mới với số tiền trên 1 tỷ đồng, vận động tol cất mới nhà ở cho trên 200 hộ, tặng bảo hiểm y tế cho hội viên, nông dân và con em hội viên, nông dân có hoàn cảnh khó khăn; tặng 8 tấn lúa giống cho các hộ nông dân bị thiệt hại lúa do lũ về sớm các xã giáp biên giới. Tổng số tiển gần 2 tỷ đồng.
Bên cạnh, Hội còn giúp nông dân năng cao năng lực sản xuất, bảo vệ môi trường, duy trì và phát triển làng nghề của người dân tộc thiểu số như các dự án "Xây dựng mô hình chuỗi lúa gạo bền vững", dự án "Phát triển mô hình nuôi cá trong mùa lũ", dự án "Nâng cao năng lực sản xuất và chế biến đường thốt nốt cho các hộ dân người Khmer ở 10 xã thuộc 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên", dự án "Vệ sinh môi trường tại xã Hiệp Xương-huyện Phú Tân". Các dự án đều phát huy cao hiệu quả, gắn kết với doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân.
Xây dựng Hội Nông dân ngày càng vững mạnh
Năm 2019 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết đại hội toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII và Nghị quyết đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018-2023, góp phần vào hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ X. Do đó, Hội nông dân tỉnh quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong tuyên truyền, tập hợp nông dân tham gia, xây dựng và nhân rộng các mô hình tiêu biểu của nông dân giỏi, doanh nhân nông thôn, mô hình liên kết sản xuất, dịch vụ ứng dụng công nghệ cao, thực hiện cánh đồng lớn, nhất là các mô hình liên kết đầu vào và đầu ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm giữa nông dân với doanh nghiệp; phát huy hiệu quả các chương trình, kế hoạch phối hợp liên ngành, các chính sách hiện có nhằm tạo động lực, điều kiện giúp nông dân tiếp cận nhanh hơn chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Hội; tích cực mở rộng sản xuất, trở thành doanh nhân nông thôn, chủ trang trại; phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ X. Hội tiếp tục đề ra 10 nhiệm vụ trọng tâm và 3 hoạt động đột phá trong năm 2019 là: Triển khai hiệu quả đề án nông dân khởi nghiệp, phát huy cao hiệu quả phong trào nông dân giỏi trong hợp tác sản xuất, ứng dụng công nghệ cao. Phát động cán bộ, hội viên, nông dân tiếp tục làm nòng cốt trong tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới. Cán bộ, hội viên, nông dân quyết tâm xây dựng hội vững mạnh góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, thực hiện chính sách an sinh xã hội cho cán bộ, hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
Để thực hiện thành công các nhiệm vụ và hoạt động đột phá trên, Hội lấy phương châm tăng cường cán bộ và hoạt động về cơ sở, tất cả hoạt động đều theo chương trình, đề án cụ thể, có số liệu cụ thể, không chung chung, không dàn trải. Cùng với ban hành 3 Nghị quyết quan trọng cụ thế hóa Nghị quyết đại hội, làm cơ sở đánh giá cuối mỗi năm là: Nghị quyết về "Vai trò Hội Nông dân trong tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác, làm giàu chính đáng"; Nghị quyết "Về xây dựng tổ chức cơ sở Hội và Chi Hội vững mạnh"; Nghị quyết về "Hội Nông dân tham gia thực hiện nông thôn mới, đảm bảo an ninh quốc phòng và an sinh xã hội" giai đoạn 2019 - 2023./,
Châu Văn Ly
TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh