Thực tiễn - kinh nghiệm
Long Điền B với các mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Được đăng: Thứ năm, 20 Tháng 7 2017 14:06
- Lượt xem: 2662
(TGAG)- Do ảnh hưởng của các yếu tố về điều kiện tự nhiên và xã hội nên quá trình triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã Long Điền B diễn ra chậm và gặp khó khăn so với các xã khác trên địa bàn huyện Chợ Mới. Nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền, nông dân đã mạnh dạn đầu tư và đưa nhiều giống cây trồng mới vào sản xuất. Trong đó, nổi bật là mô hình trồng dừa dứa, trồng bắp nuôi bò và trồng chanh bông tím… giúp bà con nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu, góp phần tích cực trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Là xã thuần nông, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 3.034 ha, với 3 tiểu vùng đê bao khép kín (diện tích lúa là 1.900 ha, chiếm hơn phân nửa diện tích đất nông nghiệp, còn lại là hoa màu). Trước đây, cây trồng chủ lực chủ yếu là trồng lúa, nhưng do tác động của biến đổi khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng nên sản xuất cây lúa gặp nhiều khó khăn, năng suất không ổn định, giá trị thu nhập thấp.
Trước tình hình đó, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề “về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi lịch thời vụ”. Qua đó, đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần tăng năng suất và nâng cao thu nhập cho người dân.
Đến tham quan mô hình trồng dừa dứa của ông Lê Văn Cảnh, ngụ ấp Long Thành, là một trong những người đi đầu trong phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi ở địa phương. Bằng chứng là từ năm 2007 đến nay, năm nào ông cũng được tỉnh và huyện tặng danh hiệu nông dân sản xuất giỏi, hiện ông được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen. Ông Cảnh cho biết: với 1,5 ha đất, ban đầu gia đình chỉ trồng lúa, sau nhiều năm canh tác hiệu quả kinh tế mang lại không cao, được sự hướng dẫn và giới thiệu của Hội nông dân xã, gia đình đã chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng vườn. Sau hơn 2 năm chăm sóc, vườn xoài cát chu cũng đến kỳ thu hoạch, trung bình mỗi ngày thu hái từ 500 - 700 kg, nhưng ngặt nỗi giá xoài tại thời điểm này giá quá “èo uột”, thương lái đến tận vườn thu mua chỉ từ 4.000 đến 5.000 đồng/kg. Thấy vậy, ông quyết định tự vận chuyển xoài qua chợ Chắc Cà Đao bỏ mối cho tiểu thương và một phần thì bán lẻ tại chợ để tránh trường hợp bị thương lái ép giá. Với cách làm này lợi nhuận thu được có phần khá hơn so với trước, nhưng quỹ thời gian và công sức lao động bỏ ra theo đó cũng tăng lên đáng kể, quả là không ổn chút nào.
Sau nhiều đêm suy tính, cuối cùng ông quyết định phá bỏ hết vườn xoài. Tìm đến Công ty giống cây trồng Đồng Tháp mua 100 gốc dừa dứa về trồng. Sau 3 năm chăm sóc, vườn dừa dứa nhà ông đã cho trái đã đem về một nguồn thu nhập khá ổn cho gia đình, có được nguồn lợi nhuận này, ông tiếp tục đầu tư trồng thêm khoảng 400 gốc dừa dâu, dừa lửa, dừa xiêm, dừa tam quan,... với chủ ý tìm hiểu xem giống dừa nào đem lại hiệu quả kinh tế cao và làm phong phú thêm lượng nông sản của gia đình và để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ban đầu với mô hình trồng dừa còn khá mới mẻ, ông không tránh khỏi lo lắng vì chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc cũng như hiệu quả sẽ như thế nào, nhưng với tinh thần ham học hỏi thông qua báo đài và đi học tập thực tế từ những mô hình trồng dừa ở nhiều nơi, ông đã tích lũy được kiến thức và dần dần am hiểu về cách trồng.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết mỗi năm nếu được mùa cây cho khoảng 12 buồng, một buồng cho khoảng từ 9-12 trái. Trao đổi về thị trường tiêu thụ, ông phấn khởi cho biết có nhiều thương lái đến đặt hàng “bao trọn” cả trái lớn và trái nhỏ để bán cho các sạp hàng trái cây, nhằm đáp ứng nhu cầu lựa chọn các loại nước uống giải khát có nguồn gốc từ thiên nhiên. Ngoài ra, quả dừa dứa có hình tròn, hình dáng vừa phải, đẹp mắt nên được nhiều người thích mua về để trưng bày bàn thờ tổ tiên, nhất là dịp Tết cổ truyền. Hiện tại, giá dừa tươi thương lái thu mua tại vườn từ 100.000-120.000 đồng/chục. Dừa khô ở mức 120.000-130.000 đồng/chục. Riêng cơm dừa nạo sẵn bán ở các chợ từ 40.0000-42.000 đồng/kg. Với mức giá như vậy, nhà vườn đang có thu nhập khá cao từ cây dừa. Mỗi tháng, 1 ha dừa có thể cho thu hoạch khoảng 1.000-1.500 trái. Trừ công chăm sóc, thuê người hái, nhà vườn còn lãi từ 7-8 triệu đồng là chuyện thường.
Đến ấp Long Phú 2 để tìm hiểu về mô hình trồng bắp nuôi bò của anh Huỳnh Văn Tín đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng bắp. Anh Tín phấn khởi cho biết: Nhận thấy việc trồng lúa kém hiệu quả, ban đầu tôi đã chuyển đổi 5 công đất ruộng qua trồng bắp nuôi bò. Sau hai tháng, thì thu hoạch sau khi trừ các chi phí phân bón, thuốc trừ sâu… một công đất thu lợi nhuận cao gấp 3, 4 lần so với lúa. Có khi trúng ngay mùa nghịch, giá bắp cao thì một công có khi lời tới 5 triệu, hơn nữa một năm mình có thể trồng 4-5 vụ còn lúa thì một năm làm tối đa chỉ được 3 vụ. Thấy việc trồng bắp này có hiệu quả, tôi mạnh dạn chuyển đổi thêm 1 ha diện tích đất trồng lúa sang trồng bắp.
Có thể thấy, hiệu quả từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thời gian qua đã khẳng định hướng đi đúng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nguồn thu nhập của người dân được nâng lên đáng kể. Hiện thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 33,3 triệu đồng/người/năm. Tin rằng từ sự quan tâm tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền và sự chủ động của mỗi người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ tiếp tục mở thêm hướng đi mới cho người dân và những giống cây trồng có thế mạnh, hiệu quả kinh tế cao sẽ giúp cho cuộc sống của người dân ngày càng khởi sắc hơn.
Là xã thuần nông, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 3.034 ha, với 3 tiểu vùng đê bao khép kín (diện tích lúa là 1.900 ha, chiếm hơn phân nửa diện tích đất nông nghiệp, còn lại là hoa màu). Trước đây, cây trồng chủ lực chủ yếu là trồng lúa, nhưng do tác động của biến đổi khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng nên sản xuất cây lúa gặp nhiều khó khăn, năng suất không ổn định, giá trị thu nhập thấp.
Trước tình hình đó, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề “về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi lịch thời vụ”. Qua đó, đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần tăng năng suất và nâng cao thu nhập cho người dân.
Đến tham quan mô hình trồng dừa dứa của ông Lê Văn Cảnh, ngụ ấp Long Thành, là một trong những người đi đầu trong phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi ở địa phương. Bằng chứng là từ năm 2007 đến nay, năm nào ông cũng được tỉnh và huyện tặng danh hiệu nông dân sản xuất giỏi, hiện ông được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen. Ông Cảnh cho biết: với 1,5 ha đất, ban đầu gia đình chỉ trồng lúa, sau nhiều năm canh tác hiệu quả kinh tế mang lại không cao, được sự hướng dẫn và giới thiệu của Hội nông dân xã, gia đình đã chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng vườn. Sau hơn 2 năm chăm sóc, vườn xoài cát chu cũng đến kỳ thu hoạch, trung bình mỗi ngày thu hái từ 500 - 700 kg, nhưng ngặt nỗi giá xoài tại thời điểm này giá quá “èo uột”, thương lái đến tận vườn thu mua chỉ từ 4.000 đến 5.000 đồng/kg. Thấy vậy, ông quyết định tự vận chuyển xoài qua chợ Chắc Cà Đao bỏ mối cho tiểu thương và một phần thì bán lẻ tại chợ để tránh trường hợp bị thương lái ép giá. Với cách làm này lợi nhuận thu được có phần khá hơn so với trước, nhưng quỹ thời gian và công sức lao động bỏ ra theo đó cũng tăng lên đáng kể, quả là không ổn chút nào.
Sau nhiều đêm suy tính, cuối cùng ông quyết định phá bỏ hết vườn xoài. Tìm đến Công ty giống cây trồng Đồng Tháp mua 100 gốc dừa dứa về trồng. Sau 3 năm chăm sóc, vườn dừa dứa nhà ông đã cho trái đã đem về một nguồn thu nhập khá ổn cho gia đình, có được nguồn lợi nhuận này, ông tiếp tục đầu tư trồng thêm khoảng 400 gốc dừa dâu, dừa lửa, dừa xiêm, dừa tam quan,... với chủ ý tìm hiểu xem giống dừa nào đem lại hiệu quả kinh tế cao và làm phong phú thêm lượng nông sản của gia đình và để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ban đầu với mô hình trồng dừa còn khá mới mẻ, ông không tránh khỏi lo lắng vì chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc cũng như hiệu quả sẽ như thế nào, nhưng với tinh thần ham học hỏi thông qua báo đài và đi học tập thực tế từ những mô hình trồng dừa ở nhiều nơi, ông đã tích lũy được kiến thức và dần dần am hiểu về cách trồng.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết mỗi năm nếu được mùa cây cho khoảng 12 buồng, một buồng cho khoảng từ 9-12 trái. Trao đổi về thị trường tiêu thụ, ông phấn khởi cho biết có nhiều thương lái đến đặt hàng “bao trọn” cả trái lớn và trái nhỏ để bán cho các sạp hàng trái cây, nhằm đáp ứng nhu cầu lựa chọn các loại nước uống giải khát có nguồn gốc từ thiên nhiên. Ngoài ra, quả dừa dứa có hình tròn, hình dáng vừa phải, đẹp mắt nên được nhiều người thích mua về để trưng bày bàn thờ tổ tiên, nhất là dịp Tết cổ truyền. Hiện tại, giá dừa tươi thương lái thu mua tại vườn từ 100.000-120.000 đồng/chục. Dừa khô ở mức 120.000-130.000 đồng/chục. Riêng cơm dừa nạo sẵn bán ở các chợ từ 40.0000-42.000 đồng/kg. Với mức giá như vậy, nhà vườn đang có thu nhập khá cao từ cây dừa. Mỗi tháng, 1 ha dừa có thể cho thu hoạch khoảng 1.000-1.500 trái. Trừ công chăm sóc, thuê người hái, nhà vườn còn lãi từ 7-8 triệu đồng là chuyện thường.
Đến ấp Long Phú 2 để tìm hiểu về mô hình trồng bắp nuôi bò của anh Huỳnh Văn Tín đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng bắp. Anh Tín phấn khởi cho biết: Nhận thấy việc trồng lúa kém hiệu quả, ban đầu tôi đã chuyển đổi 5 công đất ruộng qua trồng bắp nuôi bò. Sau hai tháng, thì thu hoạch sau khi trừ các chi phí phân bón, thuốc trừ sâu… một công đất thu lợi nhuận cao gấp 3, 4 lần so với lúa. Có khi trúng ngay mùa nghịch, giá bắp cao thì một công có khi lời tới 5 triệu, hơn nữa một năm mình có thể trồng 4-5 vụ còn lúa thì một năm làm tối đa chỉ được 3 vụ. Thấy việc trồng bắp này có hiệu quả, tôi mạnh dạn chuyển đổi thêm 1 ha diện tích đất trồng lúa sang trồng bắp.
Có thể thấy, hiệu quả từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thời gian qua đã khẳng định hướng đi đúng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nguồn thu nhập của người dân được nâng lên đáng kể. Hiện thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 33,3 triệu đồng/người/năm. Tin rằng từ sự quan tâm tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền và sự chủ động của mỗi người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ tiếp tục mở thêm hướng đi mới cho người dân và những giống cây trồng có thế mạnh, hiệu quả kinh tế cao sẽ giúp cho cuộc sống của người dân ngày càng khởi sắc hơn.
Thu Trang