Thực tiễn - kinh nghiệm
Kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế của huyện miền núi Tri Tôn
- Được đăng: Thứ hai, 13 Tháng 2 2017 14:19
- Lượt xem: 3607
(TGAG)- Tri Tôn - huyện miền núi được công nhận theo Quyết định số 33/UB-QĐ, ngày 04/6/1993 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi, trong đó bao gồm huyện và 9/15 xã, thị trấn miền núi. Ngoài ra, Tri Tôn còn là huyện tôn giáo, biên giới, dân tộc và từng là căn cứ cách mạng qua các thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước; là huyện Anh hùng LLVTND, có vị trí và vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của huyện nói riêng, của tỉnh An Giang nói chung. Huyện có 2 thị trấn, 2 xã biên giới. Dân số 134.836 người, 90% là người có đạo, dân tộc Khmer chiếm 34,02%. Kinh tế nông nghiệp là tiềm năng, thế mạnh, động lực cơ bản để phát triển công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ, du lịch. Tuy nhiên, huyện cũng còn nhiều khó khăn, nhất là kết cấu hạ tầng nông thôn còn nhiều thấp kém, những năm qua cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân cùng nhau nỗ lực phấn đấu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhưng theo chuẩn nghèo đa chiều mới, huyện Tri Tôn là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong tỉnh (18,81%).
Năm 2016, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh, chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, quan tâm công tác xây dựng Đảng, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị; triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng các cấp; tổ chức thành công bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đai biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Riêng lĩnh vực kinh tế đã đạt được một số kết quả quan trọng nổi bật như:
Nông nghiệp tiếp tục phát triển, tổng diện tích xuống giống 117,75 ha tăng 4,07% so với 2015; hệ số sử dụng đất đạt 2,61 lần; sản lượng lương thực đạt 627.798 tấn; ứng dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” đạt 58,75% và “1 phải 5 giảm” đạt 20,71% diện tích; giá trị sản xuất đạt 135,057 triệu đồng/ha; thành lập một Hợp tác xã Vinacam - Tri Tôn tại xã Tân Tuyến; phát triển mới một số doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Toàn huyện có 193 lò sấy, 675 máy xới máy cày các loại, 206 máy gặt đập liên hợp, 2 nhà máy xay xát quy mô lớn, 3 máy cuộn rơm, đáp ứng 95% diện tích được cơ giới hóa. Sản xuất lúa giống 1.528,4 ha, cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết 5.048 ha; duy trì lúa mùa nổi 25 ha, dược liệu 8,5 ha. Kết hợp Công ty Dược Hậu Giang liên kết tiêu thụ rau tần dầy lá ở Lương Phi, kết hợp nhóm dược tỉnh triển khai mô hình trồng thử nghiệm 50 giống dược liệu dưới tán rừng với diện tích 30 ha.
Lĩnh vực chăn nuôi phát triển mạnh, đàn heo tăng đáng kể do một số doanh nghiệp mở trang trại nuôi công nghiệp chất lượng cao như Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Hoàng Vĩnh Gia nuôi 6.000 con heo; Công ty cổ phần Việt Thắng nuôi 741 con heo giống, 1.400 heo nái tạo giống 39.000 con heo thịt/năm.
Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tiếp tục được duy trì phát triển ổn định, giá trị sản xuất đạt 761,794 tỷ đồng. Đến nay có 9 doanh nghiệp đăng ký đầu tư, tập trung chủ yếu là xây dựng nhà kho, chế biến nông sản, trồng dược liệu, sản xuất lúa giống, chăn nuôi bò, heo.
Huyện có 4 hồ chứa nước, trong đó có 3 hồ chứa nước lớn do Trung ương đầu tư xây dựng trong chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu như hồ Ô Tà Sóc, hồ Ô Thum, hồ Soài Chek, tạo thêm tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sinh thái. Tổng danh mục các dự án đầu tư xây dựng năm 2016 gồm 72 công trình với tổng mức đầu tư 307,081 tỷ đồng. Công tác thủy lợi huyện được giao quản lý 102 công trình với số vốn 75,458 tỷ đồng.
Hoạt động dịch vụ thương mại tiếp tục phát triển, lượng hàng hóa ngày càng phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; phát triển mới trong kinh doanh, dịch vụ 310 cơ sở với tổng số vốn 31,3 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 550 lao động, nâng tổng số giải quyết việc làm lên 7.420 lao động, tổ chức 2 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn thu hút 3.500 lượt người mua sắm. Thường xuyên thực hiện công tác tuần tra phòng chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả, phát hiện và xử lý 69 vụ vi phạm, xử phạt 18 vụ số tiền 807,1 triệu đồng, tịch thu tang vật trị giá 479,831 triệu đồng.
Hoạt động du lịch có nhiều chuyển biến tích cực, thu hút 433.164 lượt khách đến tham quan.
Tổng thu ngân sách nhà nước 543,439 tỷ đồng tăng 16,62% so cùng kỳ; tổng chi 472,661 tỷ đồng tăng 1,43% so kế hoạch. Tổng mức đầu tư xã hội đạt 100% kế hoạch huy động với số tiền 1.471,220 tỷ đồng.
Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 90,06%, hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,27%. Trong năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,2%, hiện còn 18,81%.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Gia đạt 18/19 tiêu chí; Tà Đảnh 10/19 tiêu chí; Lương Phi 8/19 tiêu chí; Lương An Trà 7/19 tiêu chí; các xã còn lại đạt từ 6 tiêu chí trở lên.
Năm 2017 huyện tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp gắn với tổ chức lại sản xuất với các hình thức thích hợp; thành lập một số hợp tác xã ở Lương An Trà, Vĩnh Gia; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao, cây dược liệu, nấm ăn, nấm dược liệu, con bò, con heo và cánh đồng lớn. Phấn đấu đề nghị cấp trên công nhận xã Vĩnh Gia, Tà Đảnh đạt chuẩn xã nông thôn mới./.
Năm 2016, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh, chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, quan tâm công tác xây dựng Đảng, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị; triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng các cấp; tổ chức thành công bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đai biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Riêng lĩnh vực kinh tế đã đạt được một số kết quả quan trọng nổi bật như:
Nông nghiệp tiếp tục phát triển, tổng diện tích xuống giống 117,75 ha tăng 4,07% so với 2015; hệ số sử dụng đất đạt 2,61 lần; sản lượng lương thực đạt 627.798 tấn; ứng dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” đạt 58,75% và “1 phải 5 giảm” đạt 20,71% diện tích; giá trị sản xuất đạt 135,057 triệu đồng/ha; thành lập một Hợp tác xã Vinacam - Tri Tôn tại xã Tân Tuyến; phát triển mới một số doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Toàn huyện có 193 lò sấy, 675 máy xới máy cày các loại, 206 máy gặt đập liên hợp, 2 nhà máy xay xát quy mô lớn, 3 máy cuộn rơm, đáp ứng 95% diện tích được cơ giới hóa. Sản xuất lúa giống 1.528,4 ha, cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết 5.048 ha; duy trì lúa mùa nổi 25 ha, dược liệu 8,5 ha. Kết hợp Công ty Dược Hậu Giang liên kết tiêu thụ rau tần dầy lá ở Lương Phi, kết hợp nhóm dược tỉnh triển khai mô hình trồng thử nghiệm 50 giống dược liệu dưới tán rừng với diện tích 30 ha.
Lĩnh vực chăn nuôi phát triển mạnh, đàn heo tăng đáng kể do một số doanh nghiệp mở trang trại nuôi công nghiệp chất lượng cao như Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Hoàng Vĩnh Gia nuôi 6.000 con heo; Công ty cổ phần Việt Thắng nuôi 741 con heo giống, 1.400 heo nái tạo giống 39.000 con heo thịt/năm.
Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tiếp tục được duy trì phát triển ổn định, giá trị sản xuất đạt 761,794 tỷ đồng. Đến nay có 9 doanh nghiệp đăng ký đầu tư, tập trung chủ yếu là xây dựng nhà kho, chế biến nông sản, trồng dược liệu, sản xuất lúa giống, chăn nuôi bò, heo.
Huyện có 4 hồ chứa nước, trong đó có 3 hồ chứa nước lớn do Trung ương đầu tư xây dựng trong chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu như hồ Ô Tà Sóc, hồ Ô Thum, hồ Soài Chek, tạo thêm tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sinh thái. Tổng danh mục các dự án đầu tư xây dựng năm 2016 gồm 72 công trình với tổng mức đầu tư 307,081 tỷ đồng. Công tác thủy lợi huyện được giao quản lý 102 công trình với số vốn 75,458 tỷ đồng.
Hoạt động dịch vụ thương mại tiếp tục phát triển, lượng hàng hóa ngày càng phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; phát triển mới trong kinh doanh, dịch vụ 310 cơ sở với tổng số vốn 31,3 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 550 lao động, nâng tổng số giải quyết việc làm lên 7.420 lao động, tổ chức 2 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn thu hút 3.500 lượt người mua sắm. Thường xuyên thực hiện công tác tuần tra phòng chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả, phát hiện và xử lý 69 vụ vi phạm, xử phạt 18 vụ số tiền 807,1 triệu đồng, tịch thu tang vật trị giá 479,831 triệu đồng.
Hoạt động du lịch có nhiều chuyển biến tích cực, thu hút 433.164 lượt khách đến tham quan.
Tổng thu ngân sách nhà nước 543,439 tỷ đồng tăng 16,62% so cùng kỳ; tổng chi 472,661 tỷ đồng tăng 1,43% so kế hoạch. Tổng mức đầu tư xã hội đạt 100% kế hoạch huy động với số tiền 1.471,220 tỷ đồng.
Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 90,06%, hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,27%. Trong năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,2%, hiện còn 18,81%.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Gia đạt 18/19 tiêu chí; Tà Đảnh 10/19 tiêu chí; Lương Phi 8/19 tiêu chí; Lương An Trà 7/19 tiêu chí; các xã còn lại đạt từ 6 tiêu chí trở lên.
Năm 2017 huyện tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp gắn với tổ chức lại sản xuất với các hình thức thích hợp; thành lập một số hợp tác xã ở Lương An Trà, Vĩnh Gia; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao, cây dược liệu, nấm ăn, nấm dược liệu, con bò, con heo và cánh đồng lớn. Phấn đấu đề nghị cấp trên công nhận xã Vĩnh Gia, Tà Đảnh đạt chuẩn xã nông thôn mới./.
TRẦN VĂN HỢP
Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tri Tôn