Thực tiễn - kinh nghiệm
Si Sô Váth – đảng viên trẻ năng động
- Được đăng: Thứ hai, 30 Tháng 1 2017 11:11
- Lượt xem: 2503
(TGAG)- Với mô hình sản xuất 3 vụ và kết hợp chăn nuôi bò, gia đình Si Sô Váth từ chỗ khó khăn vươn lên, rồi trở nên khá giả. Đây là tấm gương tiêu biểu trong phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” ở An Hảo (huyện Tịnh Biên). Hiện tại, anh còn là đảng viên trẻ, vừa là Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã An Hảo.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân nghèo, vả lại đông anh em nữa. Si Sô Váth tốt nghiệp phổ thông thì phải chia tay… con đường học vấn, phụ tiếp cha mẹ để tìm kế sinh nhai. Thế nhưng, qua sinh hoạt trong phum, sóc được Chi ủy ấp An Thạnh và Đảng ủy xã An Hảo phát hiện, thu nhận vào làm việc tại Hội Nông dân xã. “Mình mới mẻ quá, hơn nữa còn trẻ. Vừa lo gia đình, vừa đi làm việc. Mọi thứ đều hỏi các chú, các anh” – Si Sô Váth kể lại. Vợ anh là chị Neáng Si Náth (sinh năm 1986) san sẻ công việc sản xuất và chăm lo gia đình.
Với 8 công lúa ruộng trên của cha mẹ hai bên cho, vợ chồng Si Sô Váth nhanh chóng tiếp cận kỹ thuật, sản xuất được 1 vụ hoa màu và 2 vụ lúa cao sản. “Đất núi hổng có nước tưới, mình phải mần theo bà con, hổng thể khác hơn” – Si Sô Váth nói. Song, vụ đông xuân tuy là phụ, nhưng góp phần đáng kể cho thu nhập kinh tế gia đình. Gia đình anh chọn 2 cây trồng chủ lực là đậu xanh và đậu phộng, vừa thích nghi với vùng đất pha cát và nhu cầu nước tưới ít hơn rau màu. “Loại cây trồng này, kiếm ăn được lắm, hàng vụ mức lợi mỗi công từ 60% đến 70%” – anh khoe.
Năm 2013, Si Sô Váth và Neáng Si Náth chính thức ra ở riêng, anh chị cất được căn nhà đúc 150 triệu đồng. Đó là tài sản của vợ chồng tích cóp, tằn tiện chi tiêu mới có như vậy. “Vợ chồng em cất được nhà, cha mẹ hai bên, họ hàng vui mừng hết cỡ” – Si Sô Váth phấn khởi. Từ đây, gia đình cũng có thêm điều kiện nuôi bò, tách chuồng ra khỏi nhà ở, tiếp tục chăn nuôi nhưng bảo đảm vệ sinh hơn, không ảnh hưởng cộng đồng dân cư. Còn sinh hoạt trong nhà cũng có nước máy, nhà tiêu, nhà tắm ngăn nắp… với xu hướng xây dựng đời sống mới trên địa bàn phum, sóc.
Bây giờ, mỗi khi đi ngang nhà Si Sô Váth và Neáng Si Náth, đồng bào Khmer ấp An Thạnh không khỏi khen ngợi vợ chồng trẻ này. Bà con thán phục sự thành đạt bắt nguồn từ ý chí chịu khó, chịu khổ trong xây dựng mái ấm gia đình. Chính từ tích lũy sinh hoạt, gia đình anh còn có thêm được 17 công ruộng đồng bằng và sản xuất được 3 vụ/năm. “Hàng vụ, em gieo sạ giống chất lượng cao, đảm bảo năng suất, lúa thu hoạch dễ bán” – Si Sô Váth cho hay. Với vai trò người đảng viên, vừa là cán bộ Hội Nông dân, anh phải ứng dụng trước và không để bà con so bì, bản thân tự thấy vậy.
Từ một học sinh phổ thông, vào công tác xã An Hảo đúng 5 năm, Si Sô Váth được xã và huyện đưa đi đào tạo Trung cấp Nông vận và Trung cấp Quản lý hành chính. “Hồi đó, gia đình còn khó khăn, đi thẳng hổng được thì đi đường vòng. Bây giờ, được trang bị kiến thức, nghiệp vụ là nhờ các chú, các anh cấp trên quan tâm. Mình phải ráng công tác tốt để hổng phụ lòng tập thể” – Si Sô Váth chia sẻ. Vừa sản xuất, vừa làm việc, anh cũng đã hoàn thành lớp Luật do Đại học Cần Thơ tổ chức. “Si Sô Váth là cán bộ năng nỗ, am hiểu công việc. Ở gia đình, vợ chồng anh cũng chịu khó, hăng hái tiếp cận, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống, trở thành triệu phú trẻ trong phum, sóc” – anh Chau Ly Đa, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Hảo, giới thiệu.
Bài và ảnh: PHAN TRỌNG ÂN
Với 8 công lúa ruộng trên của cha mẹ hai bên cho, vợ chồng Si Sô Váth nhanh chóng tiếp cận kỹ thuật, sản xuất được 1 vụ hoa màu và 2 vụ lúa cao sản. “Đất núi hổng có nước tưới, mình phải mần theo bà con, hổng thể khác hơn” – Si Sô Váth nói. Song, vụ đông xuân tuy là phụ, nhưng góp phần đáng kể cho thu nhập kinh tế gia đình. Gia đình anh chọn 2 cây trồng chủ lực là đậu xanh và đậu phộng, vừa thích nghi với vùng đất pha cát và nhu cầu nước tưới ít hơn rau màu. “Loại cây trồng này, kiếm ăn được lắm, hàng vụ mức lợi mỗi công từ 60% đến 70%” – anh khoe.
Năm 2013, Si Sô Váth và Neáng Si Náth chính thức ra ở riêng, anh chị cất được căn nhà đúc 150 triệu đồng. Đó là tài sản của vợ chồng tích cóp, tằn tiện chi tiêu mới có như vậy. “Vợ chồng em cất được nhà, cha mẹ hai bên, họ hàng vui mừng hết cỡ” – Si Sô Váth phấn khởi. Từ đây, gia đình cũng có thêm điều kiện nuôi bò, tách chuồng ra khỏi nhà ở, tiếp tục chăn nuôi nhưng bảo đảm vệ sinh hơn, không ảnh hưởng cộng đồng dân cư. Còn sinh hoạt trong nhà cũng có nước máy, nhà tiêu, nhà tắm ngăn nắp… với xu hướng xây dựng đời sống mới trên địa bàn phum, sóc.
Bây giờ, mỗi khi đi ngang nhà Si Sô Váth và Neáng Si Náth, đồng bào Khmer ấp An Thạnh không khỏi khen ngợi vợ chồng trẻ này. Bà con thán phục sự thành đạt bắt nguồn từ ý chí chịu khó, chịu khổ trong xây dựng mái ấm gia đình. Chính từ tích lũy sinh hoạt, gia đình anh còn có thêm được 17 công ruộng đồng bằng và sản xuất được 3 vụ/năm. “Hàng vụ, em gieo sạ giống chất lượng cao, đảm bảo năng suất, lúa thu hoạch dễ bán” – Si Sô Váth cho hay. Với vai trò người đảng viên, vừa là cán bộ Hội Nông dân, anh phải ứng dụng trước và không để bà con so bì, bản thân tự thấy vậy.
Từ một học sinh phổ thông, vào công tác xã An Hảo đúng 5 năm, Si Sô Váth được xã và huyện đưa đi đào tạo Trung cấp Nông vận và Trung cấp Quản lý hành chính. “Hồi đó, gia đình còn khó khăn, đi thẳng hổng được thì đi đường vòng. Bây giờ, được trang bị kiến thức, nghiệp vụ là nhờ các chú, các anh cấp trên quan tâm. Mình phải ráng công tác tốt để hổng phụ lòng tập thể” – Si Sô Váth chia sẻ. Vừa sản xuất, vừa làm việc, anh cũng đã hoàn thành lớp Luật do Đại học Cần Thơ tổ chức. “Si Sô Váth là cán bộ năng nỗ, am hiểu công việc. Ở gia đình, vợ chồng anh cũng chịu khó, hăng hái tiếp cận, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống, trở thành triệu phú trẻ trong phum, sóc” – anh Chau Ly Đa, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Hảo, giới thiệu.
Bài và ảnh: PHAN TRỌNG ÂN