Thực tiễn - kinh nghiệm
Cụm, tuyến dân cư vượt lũ góp phần ổn định cuộc sống người dân vùng sạt lỡ đầu nguồn Tân Châu
- Được đăng: Thứ năm, 08 Tháng 12 2016 10:07
- Lượt xem: 3179
(TGAG)- Trong những năm gần đây, tình hình sạt lỡ đất bờ sông trên địa bàn tỉnh An Giang nói chung và thị xã Tân Châu nói riêng diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và làm thiệt hại tài sản của người dân, nhất là vào thời điểm mưa, lũ như hiện nay. Những cụm tuyến dân cư vượt lũ được Chính phủ phê duyệt triển khai xây dựng, đã giúp những người dân sống trong vùng sạt lỡ yên tâm hơn, không còn cảnh thấp thỏm lo âu mỗi khi mưa lớn, lũ về. Trong đó, xã biên giới đầu nguồn Vĩnh Xương đã phát huy tối đa hiệu quả của chương trình cụm tuyến dân cư vượt lũ để bố trí dân sinh sống ở vùng sạt lỡ vào ở, trước tình hình diễn biến sạt lỡ phức tạp tại xã đầu nguồn sông Tiền.
Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vượt lũ (giai đoạn 2) được thực hiện tại xã Vĩnh Xương vào năm 2009. Điển hình là tuyến dân cư Ba Lò với quy mô bố trí 300 nền, mà chính quyền địa phương đã dành cho hơn 170 hộ sống trong vùng có nguy cơ sạt lỡ vào ở để ổn định cuộc sống. Theo thống kê, toàn xã Vĩnh Xương có 02 điểm nguy cơ sạt lỡ cao, tập trung nhiều nhất ở khu vực ấp 03 và ấp 04. Tính từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn xã Vĩnh Xương đã xảy ra 06 vụ sạt lỡ bờ sông Tiền, làm mất trên 6.000 m2 diện tích đất của người dân, đe dọa 26 hộ dân đang sinh sống di dời khẩn cấp, thiệt hại tài sản hàng chục triệu đồng.
Ông Trần Văn Thẳng, ngụ ấp 3, xã Vĩnh Xương là một trong những hộ sống vùng sạt lỡ “tôi rất vui mừng khi được chính quyền địa phương bố trí cho gia đình tôi nền nhà trên tuyến dân cư Ba lò, đến nay gia đình tôi đã ổn định cuộc sống, không còn sợ cảnh mưa lũ, sạt lỡ đất bờ sông nữa”. Đặc biệt, đối với những hộ sạt lỡ thuộc diện hộ nghèo, không đủ khả năng cất nhà, Chính quyền địa phương phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo xã xem xét cất nhà, đến nay đã xây cất nhiều căn nhà để nhân dân có nơi ở ổn định, an tâm lao động sản xuất. Điển hình như gia đình bà Lê Thị Nen, thuộc diện hộ nghèo – sạt lỡ, căn nhà đã xuống cấp nhiều năm nay, lại sống trong cảnh thấp thỏm ở nơi sạt lỡ; đồng cảm số phận bà Nen địa phương đã xét nền tuyến dân cư và cất cho gia đình căn nhà cấp 4 trị giá 30 triệu đồng, sống trong căn nhà mới bà Nen không giấu được niềm cảm súc, cám ơn Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đã quan tâm, chăm lo cho người nghèo chúng tôi, tôi hứa cố gắng vươn lên trong cuộc sống.
Chương trình cụm tuyến dân cư, nhà ở vượt lũ là một trong những công trình đã đem lại hiệu quả thiết thực, khi vào nơi đây những hộ dân đã từ lâu trong vùng sạt lỡ phải chạy đôn chạy đáo di dời chỗ ở mỗi khi có lũ tràn về sẽ thấy ý nghĩa của việc “An cư lạc nghiệp”. Chính những cụm tuyến dân cư, nhà ở vượt lũ được xây dựng nên đã góp phần hạn chế những thiệt hại về người, tài sản, mang lại sự yên tâm cho người dân và rồi họ phát triển kinh tế gia đình, từng bước nâng cao đời sống. Tuy nhiên, hiện tại, địa phương vẫn còn nhiều hộ dân sống ven sông, đa số là hộ nghèo, hộ khó khăn không có đất sản xuất nên che tạm lều trại ven sông để sinh sống, hơn nữa họ đã quen với cách sống nơi sông nước, nên chưa quan tâm đến việc có chỗ ở ổn định an toàn, dù biết rằng tình hình sạt lỡ luôn rình rập họ hàng ngày.
Ông Nguyễn Quốc Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Xương cho biết: “Đối với những trường hợp sạt lỡ khẩn cấp đó, UBND xã sẽ bố trí ở tạm trên tuyến dân cư Ba Lò, song song đó sẽ gửi tờ trình về UBND thị xã để phê duyệt cho các hộ trên. Hiện nay, trên địa bàn xã còn khoảng trên 200 hộ sống trong vùng có nguy cơ sạt lỡ và sống trong vùng ngập lũ thường xuyên, do đó, UBND xã cũng đề nghị các cấp lãnh đạo, quan tâm hỗ trợ xây dựng thêm 01 cụm tuyến dân cư trong chương trình cụm tuyến dân cư vượt lũ bổ sung giai đoạn 2. Riêng đối với những hộ nghèo, khó khăn, UBND xã sẽ kết hợp với UBMTTQ VN xã, Ban trị sự PGHH xã vận động các mạnh thường quân để cất nhà cho các hộ nghèo, từng bước ổn định cuộc sống. Đồng thời, UBND xã còn phối hợp các ngành, đoàn thể thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, để người dân ổn định sản xuất, vươn lên làm giàu cho gia đình và xã hội”.
Có thể nói, việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ theo chủ trương của Chính Phủ và UBND tỉnh An Giang thời gian qua đã thật sự mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân, đặc biệt đối với người dân vùng sông nước đầu nguồn như xã Vĩnh Xương.
Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vượt lũ (giai đoạn 2) được thực hiện tại xã Vĩnh Xương vào năm 2009. Điển hình là tuyến dân cư Ba Lò với quy mô bố trí 300 nền, mà chính quyền địa phương đã dành cho hơn 170 hộ sống trong vùng có nguy cơ sạt lỡ vào ở để ổn định cuộc sống. Theo thống kê, toàn xã Vĩnh Xương có 02 điểm nguy cơ sạt lỡ cao, tập trung nhiều nhất ở khu vực ấp 03 và ấp 04. Tính từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn xã Vĩnh Xương đã xảy ra 06 vụ sạt lỡ bờ sông Tiền, làm mất trên 6.000 m2 diện tích đất của người dân, đe dọa 26 hộ dân đang sinh sống di dời khẩn cấp, thiệt hại tài sản hàng chục triệu đồng.
Ông Trần Văn Thẳng, ngụ ấp 3, xã Vĩnh Xương là một trong những hộ sống vùng sạt lỡ “tôi rất vui mừng khi được chính quyền địa phương bố trí cho gia đình tôi nền nhà trên tuyến dân cư Ba lò, đến nay gia đình tôi đã ổn định cuộc sống, không còn sợ cảnh mưa lũ, sạt lỡ đất bờ sông nữa”. Đặc biệt, đối với những hộ sạt lỡ thuộc diện hộ nghèo, không đủ khả năng cất nhà, Chính quyền địa phương phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo xã xem xét cất nhà, đến nay đã xây cất nhiều căn nhà để nhân dân có nơi ở ổn định, an tâm lao động sản xuất. Điển hình như gia đình bà Lê Thị Nen, thuộc diện hộ nghèo – sạt lỡ, căn nhà đã xuống cấp nhiều năm nay, lại sống trong cảnh thấp thỏm ở nơi sạt lỡ; đồng cảm số phận bà Nen địa phương đã xét nền tuyến dân cư và cất cho gia đình căn nhà cấp 4 trị giá 30 triệu đồng, sống trong căn nhà mới bà Nen không giấu được niềm cảm súc, cám ơn Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đã quan tâm, chăm lo cho người nghèo chúng tôi, tôi hứa cố gắng vươn lên trong cuộc sống.
Chương trình cụm tuyến dân cư, nhà ở vượt lũ là một trong những công trình đã đem lại hiệu quả thiết thực, khi vào nơi đây những hộ dân đã từ lâu trong vùng sạt lỡ phải chạy đôn chạy đáo di dời chỗ ở mỗi khi có lũ tràn về sẽ thấy ý nghĩa của việc “An cư lạc nghiệp”. Chính những cụm tuyến dân cư, nhà ở vượt lũ được xây dựng nên đã góp phần hạn chế những thiệt hại về người, tài sản, mang lại sự yên tâm cho người dân và rồi họ phát triển kinh tế gia đình, từng bước nâng cao đời sống. Tuy nhiên, hiện tại, địa phương vẫn còn nhiều hộ dân sống ven sông, đa số là hộ nghèo, hộ khó khăn không có đất sản xuất nên che tạm lều trại ven sông để sinh sống, hơn nữa họ đã quen với cách sống nơi sông nước, nên chưa quan tâm đến việc có chỗ ở ổn định an toàn, dù biết rằng tình hình sạt lỡ luôn rình rập họ hàng ngày.
Ông Nguyễn Quốc Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Xương cho biết: “Đối với những trường hợp sạt lỡ khẩn cấp đó, UBND xã sẽ bố trí ở tạm trên tuyến dân cư Ba Lò, song song đó sẽ gửi tờ trình về UBND thị xã để phê duyệt cho các hộ trên. Hiện nay, trên địa bàn xã còn khoảng trên 200 hộ sống trong vùng có nguy cơ sạt lỡ và sống trong vùng ngập lũ thường xuyên, do đó, UBND xã cũng đề nghị các cấp lãnh đạo, quan tâm hỗ trợ xây dựng thêm 01 cụm tuyến dân cư trong chương trình cụm tuyến dân cư vượt lũ bổ sung giai đoạn 2. Riêng đối với những hộ nghèo, khó khăn, UBND xã sẽ kết hợp với UBMTTQ VN xã, Ban trị sự PGHH xã vận động các mạnh thường quân để cất nhà cho các hộ nghèo, từng bước ổn định cuộc sống. Đồng thời, UBND xã còn phối hợp các ngành, đoàn thể thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, để người dân ổn định sản xuất, vươn lên làm giàu cho gia đình và xã hội”.
Có thể nói, việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ theo chủ trương của Chính Phủ và UBND tỉnh An Giang thời gian qua đã thật sự mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân, đặc biệt đối với người dân vùng sông nước đầu nguồn như xã Vĩnh Xương.
Văn Phô - Huyền Thoại