Truy cập hiện tại

Đang có 113 khách và không thành viên đang online

Thực tiễn - kinh nghiệm

Hội thảo giới thiệu chỉ số quản trị và hành chánh công cấp tỉnh (PAPI), những kết quả, hạn chế và các nhóm giải pháp cho An Giang

(TGAG)- Sáng 11/8, UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội thảo giới thiệu chỉ số quản trị và hành chánh công cấp tỉnh (PAPI), những kết quả, hạn chế và các nhóm giải pháp cho tỉnh, giúp cho cán bộ, công chức của tỉnh nắm rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng, hiệu quả của công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công dựa trên đánh giá và trải nghiệm của người dân ở cơ sở.
 
Tham dự Hội thảo có đại diện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đại diện Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Chuyên gia phân tích chính sách, UNDP tại Việt Nam và Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội Vụ. Về phía An Giang có lãnh đạo các cơ quan đảng, đoàn thể, các sở ban ngành tỉnh, huyện.

Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (gọi tắt là Chỉ số PAPI ) là bộ chỉ số đo lường và đánh giá tính hiệu quả công tác quản trị đối với hệ thống hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam, dựa trên kết quả khảo sát ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với hiệu quả công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, do Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp thực hiện từ năm 2009 đến nay.

Qua 5 năm công bố Chỉ số PAPI (từ năm 2011 đến năm 2015), mặc dù tỉnh An Giang không ngừng nỗ lực khắc phục những hạn chế, những điểm người dân chưa hài lòng, tuy nhiên, qua theo dõi tình hình thực tế hiện nay vẫn còn nhiều cán bộ, công chức, kể cả cán bộ lãnh đạo các cấp không biết hoặc biết chưa đầy đủ về nội dung của Chỉ số PAPI, về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản trị hành chính công, chưa nắm rõ Chỉ số PAPI đánh giá mức độ hài lòng của người dân dựa vào tiêu chí nào, nội dung, đối tượng khảo sát lấy ý kiến.



Bà Đỗ Thanh Huyền - Chuyên gia phân tích chính sách, UNDP tại Việt Nam đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh là để được người dân đánh giá tốt hơn về hiệu quả quản trị và hành chính công và bắt kịp với những địa phương ở các nhóm khá, chính quyền tỉnh An Giang cần tìm hiểu kỹ những vấn đề dân chưa hài lòng và dành ưu tiên giải quyết từng phần những vấn đề đó. Tỉnh An Giang với kế hoạch hành động cụ thể nhằm đáp ứng cụ thể nhằm đáp ứng mong đợi của người dân được phản ảnh quan chỉ số PAPI và bằng việc đưa những kế hoạch đó vào thực hiện theo đúng cam kết, đúng lộ trình, chính quyền địa phương có thể tạo dựng niềm tin trong dân về khả năng đổi mới vì dân.

Ông Lâm Minh Giang- Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh An Giang cho rằng trong công tác phối hợp hỗ trợ nhóm khảo sát tại tỉnh An Giang, Bộ câu hỏi PAPI mặc dù rất chi tiết, dễ hiểu so với người dân có trình độ, nhưng thực tế những người được khảo sát đa phần là người dân nông thôn, người dân tộc thiểu số, do đó đòi hỏi người phỏng vấn phải am hiểu và nắm chắc nội dung  phòng vấn, có kỹ năng đặt câu hỏi để khai thác thông tin phù hợp với từng đối tượng được phòng vấn. Vì trong thực tế thời gian qua đội ngũ phòng vân do PAPI tuyển chọn đa số là các em sinh viên thiếu kinh nghiệm lẫn kỹ năng phỏng vấn làm ảnh hưởng lớn đến kết quả trả lời phỏng vấn.

TS. Hà Việt Hùng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng giải pháp quan trọng nhất và là giải pháp cơ bản đầu tiên để thực sự nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước và hành chính công là đội ngũ cán bộ và cơ quan hành chính các cấp cần có một tư duy mới về mối quan hệ giữa Nhà nước với người dân và doanh nghiệp, giữ vai trò xúc tác cho sự phát triển, tạo diều kiện  phát huy mọi nguồn lực xã hội. Cần phải chuyển đổi tư duy hành động từ chỉ đạo điều hành mệnh lệnh hành chính sang kiến tạo và phục vụ là giải pháp cơ bản nhất để tỉnh An Giang cải thiện chỉ số PAPI.

TS. Đinh Duy Hòa - Nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội Vụ báo cáo khái quát về Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Sự tương quan giữa các Chỉ số PAPI, CCHC (PAR INDEX), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI); Gợi ý giải pháp giúp An Giang nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI), công tác quản trị hành chính công của tỉnh (PAPI) trong thời gian tới.   TS. Đinh Duy Hòa nhấn mạnh các nhận xét từ thực tiễn là Cả 3 chỉ số PAPI, PAR INDEX, PCI đều cần thiết, không nên bỏ chỉ số nào. Tỉnh An Giang  có thể lựa chọn chiến lược thực hiện ở hai phương án là Phương án 1 với nội dung Tỉnh chỉ đạo phải làm tốt cả 3 chỉ số, khó là về nguồn lực tiền và người, khó về phối hợp giữa các cơ quan; Phương án 2 là Ưu tiên trong 3 chỉ số tỉnh An Giang lựa chọn chỉ số nào căn cứ vào Sự chỉ đạo của Chính phủ, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, và theo yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.



Ông Lâm Quang Thi- Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nêu đề nghị các cấp chính quyền trong tỉnh là phải thay đổi về nhận thức trong thực hiện các chỉ số PAPI, nhất là lãnh đạo chính quyền cấp huyện, thị, xã, phường, thị trấn trong thực hiện nhiệm vụ cung cấp hành chánh công cho người dân và đảm bảo cho yêu cầu công khai minh bạch để người dân biết, dân bàn và kiểm tra. Nhanh chóng thực hiện chuyển đổi nền hành chính từ mệnh lệnh sang nền hành chính phục vụ người dân./.

 Tin ảnh:  Ngọc Minh
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40569336