Thực tiễn - kinh nghiệm
Nghị lực vươn lên từ một nạn nhân nhiễm chất độc da cam
- Được đăng: Thứ tư, 10 Tháng 8 2016 07:46
- Lượt xem: 2540
(TGAG)- Thời gian qua, bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, thì nhiều nạn nhân và gia đình nạn nhân nhiễm chất độc da cam phát huy tinh thần tự lực, vượt qua nỗi đau, vươn lên trong cuộc sống. Trong đó xin giới thiệu với bạn đọc về nghị lực vươn lên của anh Nguyễn Ngọc Minh, ngụ ấp Hòa Long, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, anh Nguyễn Ngọc Minh, quê ở Hà Tỉnh đã theo lời gọi của Tổ Quốc tất cả cho tuyền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt, anh đã lên đường bảo vệ biên giới. Anh tham gia chiến đấu thuộc đơn vị Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 1 Sư 330. Kết thúc chiến tranh, anh Minh trở về đời thường với thương tật thương binh 4/4, phôi nhiễm chất độc da cam/dioxin và anh chọn xã Định Thành lập nghiệp cho đến ngày nay. Anh Minh đã lập gia đình và đã sinh được 03 người con, trong số này đã có 02 người con bị nhiễm chất độc da cam, nhưng bị nặng nhất là người con trai thứ hai, bị dị tật chây, tay và không thể tự chăm sóc cho bản thân mình. Cuộc sống của vợ chồng anh Minh ngày càng khó khăn hơn, khi các con ngày một khôn lớn. Vợ chồng anh gom góp tiền dành dụm và mượn thêm tiền của đồng đội, bạn bè để mua được 05 công đất sản xuất lúa, đồng thời phát triển chăn nuôi heo, gà, vịt. Số tiền kiếm được từ hai khoảng này, vợ chồng anh hề dử dụng một đồng nếu thật sự chưa cần thiết dùng đến. Còn tiền sinh hoạt hàng ngày, vợ chồng anh tranh thủ đi giăng câu, giăng lưới, bắt ốc, bắt cua, hái rau... bán để chi tiêu hàng ngày. Số tiền dành dụm được, vợ chồng anh thuê thêm đất ruộng để sản xuất, dần dần rồi mua luôn, đến nay gia đình anh có tổng số 04 ha đất lúa. Nhờ tính cần cù, chịu khó, trong sản xuất lúa, anh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm,... bình quân mỗi năm anh thu lãi trên 100 triệu đồng. Tích cóp nhiều năm, anh mua được 500 m2 đất gần trường Đại học An Giang. Trên diện tích đất này anh xây dựng khu nhà trọ cho sinh viên thuê. Theo tính toán của anh Minh, bỏ hết chi phí, bình quân mỗi năm anh thu về khoảng 400 triệu đồng.
Anh Nguyễn Ngọc Minh cho biết: Để có được như ngày hôm nay là sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của cả gia đình, dành dụm, chắt chiêu từng đồng, từng cắt, tìm tòi học hỏi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Lắm lúc vợ chồng anh phải đi làm thuê làm mướn để có thêm thu nhập cho gia đình... Trong quân đội, tôi đã được rèn luyện được tính kiên nhẫn, gian nan không ngại, khó khăn không lùi và nhất là được học tập ở Bác Hồ các đức tính cần, kiệm... để áp dụng vào sống và đã thành công như ngày hôm nay.
Ông Lê Minh Thắng – Phó chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam huyện Thoại Sơn nhận xét: Anh Nguyễn Ngọc Minh trên lĩnh vực sản xuất, anh là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp xã, huyện nhiều năm liền. Lĩnh vực giáo dục là gia đình vượt khó nuôi học giỏi. Là một thương binh tàn mà không phế, anh và gia đình nỗ lực phấn đấu vươn lên từ nghèo khó để có cuộc sống khá giàu như ngày hôm nay. Có thể nói là người tiêu biểu điển hình nhất của huyện, đáng để những thương binh khác học tập.
Chiến tranh đi qua, di chứng và hậu quả đáng sợ của nó vẫn còn. Nỗi đau da cam/dioxin không chỉ là nỗi đau riêng của các nạn nhân, mà là nỗi đau chung của toàn nhân loại. Dù vậy nhiều nạn nhân, nhiều gia đình bị ảnh hưởng chất độc da cam vẫn đang hết sức cố gắng vượt qua nỗi đau, vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Nghị lực vượt khó thoát nghèo của anh Nguyễn Ngọc Minh đã và đang thắp sáng, tiếp thêm động lực cho những người không may bị nhiễm chất độc da cam vươn lên trong cuộc sống.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, anh Nguyễn Ngọc Minh, quê ở Hà Tỉnh đã theo lời gọi của Tổ Quốc tất cả cho tuyền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt, anh đã lên đường bảo vệ biên giới. Anh tham gia chiến đấu thuộc đơn vị Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 1 Sư 330. Kết thúc chiến tranh, anh Minh trở về đời thường với thương tật thương binh 4/4, phôi nhiễm chất độc da cam/dioxin và anh chọn xã Định Thành lập nghiệp cho đến ngày nay. Anh Minh đã lập gia đình và đã sinh được 03 người con, trong số này đã có 02 người con bị nhiễm chất độc da cam, nhưng bị nặng nhất là người con trai thứ hai, bị dị tật chây, tay và không thể tự chăm sóc cho bản thân mình. Cuộc sống của vợ chồng anh Minh ngày càng khó khăn hơn, khi các con ngày một khôn lớn. Vợ chồng anh gom góp tiền dành dụm và mượn thêm tiền của đồng đội, bạn bè để mua được 05 công đất sản xuất lúa, đồng thời phát triển chăn nuôi heo, gà, vịt. Số tiền kiếm được từ hai khoảng này, vợ chồng anh hề dử dụng một đồng nếu thật sự chưa cần thiết dùng đến. Còn tiền sinh hoạt hàng ngày, vợ chồng anh tranh thủ đi giăng câu, giăng lưới, bắt ốc, bắt cua, hái rau... bán để chi tiêu hàng ngày. Số tiền dành dụm được, vợ chồng anh thuê thêm đất ruộng để sản xuất, dần dần rồi mua luôn, đến nay gia đình anh có tổng số 04 ha đất lúa. Nhờ tính cần cù, chịu khó, trong sản xuất lúa, anh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm,... bình quân mỗi năm anh thu lãi trên 100 triệu đồng. Tích cóp nhiều năm, anh mua được 500 m2 đất gần trường Đại học An Giang. Trên diện tích đất này anh xây dựng khu nhà trọ cho sinh viên thuê. Theo tính toán của anh Minh, bỏ hết chi phí, bình quân mỗi năm anh thu về khoảng 400 triệu đồng.
Anh Nguyễn Ngọc Minh cho biết: Để có được như ngày hôm nay là sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của cả gia đình, dành dụm, chắt chiêu từng đồng, từng cắt, tìm tòi học hỏi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Lắm lúc vợ chồng anh phải đi làm thuê làm mướn để có thêm thu nhập cho gia đình... Trong quân đội, tôi đã được rèn luyện được tính kiên nhẫn, gian nan không ngại, khó khăn không lùi và nhất là được học tập ở Bác Hồ các đức tính cần, kiệm... để áp dụng vào sống và đã thành công như ngày hôm nay.
Ông Lê Minh Thắng – Phó chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam huyện Thoại Sơn nhận xét: Anh Nguyễn Ngọc Minh trên lĩnh vực sản xuất, anh là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp xã, huyện nhiều năm liền. Lĩnh vực giáo dục là gia đình vượt khó nuôi học giỏi. Là một thương binh tàn mà không phế, anh và gia đình nỗ lực phấn đấu vươn lên từ nghèo khó để có cuộc sống khá giàu như ngày hôm nay. Có thể nói là người tiêu biểu điển hình nhất của huyện, đáng để những thương binh khác học tập.
Chiến tranh đi qua, di chứng và hậu quả đáng sợ của nó vẫn còn. Nỗi đau da cam/dioxin không chỉ là nỗi đau riêng của các nạn nhân, mà là nỗi đau chung của toàn nhân loại. Dù vậy nhiều nạn nhân, nhiều gia đình bị ảnh hưởng chất độc da cam vẫn đang hết sức cố gắng vượt qua nỗi đau, vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Nghị lực vượt khó thoát nghèo của anh Nguyễn Ngọc Minh đã và đang thắp sáng, tiếp thêm động lực cho những người không may bị nhiễm chất độc da cam vươn lên trong cuộc sống.
Tiếp Thu