Thực tiễn - kinh nghiệm
Phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới là khâu đột phá để tái cơ cấu nông nghiệp và nâng cao thu nhập bền vững cho nông dân
- Được đăng: Thứ bảy, 02 Tháng 7 2016 09:24
- Lượt xem: 2560
(TGAG)- An Giang được xem là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của cả nước, nhưng tình trạng “được mùa, mất giá” thường xuyên xảy ra, bởi sản xuất và tiêu thụ rời rạc. Để nông nghiệp An Giang phát triển bền vững trong thời gian tới thì liên kết là hướng đi tất yếu, đó là khẳng định của Ngành nông nghiệp, do đó hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp nông hộ lại để hợp tác cùng doanh nghiệp trong việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân. Mặc dù còn khó khăn, nhưng thực tế mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới đã khẳng định làm ăn hiệu quả, tạo niềm tin cho nông dân an tâm sản xuất.
Theo Số liệu thống kê của Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông nghiệp cho biết: Những năm gần đây quá trình phân hóa ruộng đất tiếp tục diễn biến trái chiều ở đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh một số ít, khoảng 10% đang có xu thế tích tụ và tập trung đất để sản xuất trên quy mô lớn từ vài ha đến vài chục thậm chí vài trăm ha thì bình quân diện tích đất lúa/hộ vẫn tiếp tục suy giảm. Nếu như trước năm 2000, trung bình một hộ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long sở hữu trên 1ha thì hiện nay con số này chỉ còn khoảng 770 m2/hộ. Hệ quả của tình trạng này là có đến 80% hộ nằm dưới ngưỡng phát triển. Cùng với đó là những hộ này ít hoặc không tham gia vào các tổ chức như Tổ hợp tác hay Hợp tác xã, liên kết sản xuất. Từ việc có ít ruộng đất nên những hộ này hạn chế ứng dụng khoa học kỹ thuật và các quy trình sản xuất tiên tiến như 3 giảm 3 tăng hay 1 phải 5 giảm... vào sản xuất. Từ đó, gây khó khăn trong phát triển liên kết với doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Thực tế cho thấy thời gian qua có khoảng 20% số hộ dân có quy mô ruộng đất lớn khoảng 2 ha trở lên thì doanh nghiệp mới hợp tác với nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm. Số hộ còn lại chỉ bán cho thương láy, tùy theo giá cả thị trường, dẫn đến việc trúng múa mất giá.
Để giúp cho nông dân hạn chế rủi ro làm ra các sản phẩm bán với giá hợp lý, đảm bảo nông dân có lợi, các doanh nghiệp thì có vùng nguyên liệu ổn định để xuất khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp trong khu vực đồng bằng sông Cừu Long đã và đang phát triển mạnh các mô hình liên kết sản xuất. Riêng ở An Giang đang thực hiện các loại hình liên kết giữa doanh nghiệp ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm trực tiếp với nông dân, hoặc mô hình liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân thông qua tổ chức các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã. Và mô hình này đang thực hiện rất tổ ở An Giang do Công ty Cổ phần Tập Đoàn Lộc Trời triển khai thực hiện.
Ông Nguyễn Hoàng - Phó Giám đốc Ngành lương thực - Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời cho biết: Mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới được đơn vị triển khai thực hiện vào năm 2015, dựa trên nhu cầu của thị trường và sự quan tâm của lãnh đạo UBND tỉnh nên mô hình này đã hình thành. Để thực hiện mô hình này, doanh nghiệp không thể trực tiếp làm việc với tất cả bà con nông dân, để ký hợp đồng với từng người mà nông dân phải tự liên kết lại thành hợp tác xã, thông qua hợp tác xã này doanh nghiệp ký hợp đồng với người đại diện của hợp tác xã. Và mối liên hệ này phải luôn được bền vững và ổn định. Và qua thời gian thực hiện đến nay, công ty đã phát triển được 02 hợp tác xã đặt tại huyện Châu Thành và Thoại Sơn.
Ông Lê Thành Lập - Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh An Giang cho biết: Hiện toàn tỉnh có 02 hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới do Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời triển khai thực hiện. Nguồn vốn giao động mỗi hợp tác xã từ 200 đến 300 triệu đồng, diện tích của mỗi hợp tác xã 400 ha, khoảng 200 xã viên tham gia/hợp tác xã. Mặc dù mới thành lập và đi vào hoạt động mới hơn một năm nhưng đã thu được nhiều lợi nhuận đáng kể từ các dịch vụ; Nhân sự thì được tập huấn bày bản; Có nguồn vốn để xã viên mua vật tư nông nghiệp đầu tư vào sản xuất. Cũng theo ông Lê Thành Lập, tham gia mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới cả 03 bên cùng có lợi. Trước hết phía doanh nghiệp đã có được sản phẩm tốt, bán có giá hơn để xây dựng thương hiệu gạo cho Doanh nghiệp, tiến tới xây dựng thương hiệu gạo Quốc gia; Hợp tác xã sẽ hưởng lợi nhuận huê hồng từ các doanh nghiệp, đồng thời tham gia cung ứng các dịch vụ cho nông dân; Còn về là người nông dân thì được mua vật tư nông nghiệp trực tiếp từ Doanh nghiệp, cùng với thụ hưởng các dịch vụ cung ứng tốt, rẻ trong suốt quá trình sản xuất, nhất là được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định, đảm bảo có lãi. Và, chính điều này đã giúp người nông dân an tâm hơn.
Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 100 hợp tác xã, do thấy được nhiều lợi ích từ hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới nên hầu hết các hợp tác xã trong tỉnh rất đồng tình với mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới.
Ông Lê Văn Nưng - Phó chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Hiện nay nông dân trong tỉnh vẫn còn tập quán cũ, sản xuất manh múng, nhỏ lẻ, không có sự liên kết... nên sản xuất kém hiệu quả. Do đó, tỉnh đã xác định việc “Phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới là khâu đột phá để tái cơ cấu nông nghiệp và nâng cao thu nhập bền vững cho nông dân”, vì vậy mà tỉnh đang đẩy mạnh đề án tái cơ cấu nông nghiệp, và để thực hiện được đề án này có hiệu quả thì và vai trò của hợp tác xã càng được phát huy hơn nữa. Doanh nghiệp sẽ tập hợp nông dân tham gia vào các hợp tác xã để huy động những hộ dân sản xuất nhỏ lẻ để tham gia sản xuất theo hướng quy mô lớn. Bởi nếu sản xuất nhỏ lẻ sẽ gặp khó khăn về tín dụng, năng lực sản xuất và nhiều yếu tố khác. Trong khi hợp tác xã sẽ có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn đủ lớn để đầu tư hạ tầng, xây dựng lò sấy,... hợp tác xã “mua chung” vật tư đầu vào, “dùng chung” dịch vụ, máy móc sẽ giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận cho nông dân. Ngoài ra, hộ riêng lẻ sẽ khó tiếp cận thị trường, nhưng hợp tác xã sẽ có đủ điều kiện tiếp cận doanh nghiệp, bởi có lượng hàng hóa đủ lớn và có điều kiện xây dựng thương hiệu… Vì vậy, hiện nay tỉnh đã cùng với các ngành liên quan tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. Phấn đấu đến đầu quý 03 này, tỉnh sẽ có thêm 05 hợp tác xã kiểu mới đặt tại các huyện Châu Thành, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn. Mỗi Hợp tác xã có diện tích 400 ha. Mô hình này còn là cơ sở để hướng tới mục tiêu liên kết, hình thành chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp. Đây là giải pháp tốt nhất để nâng cao thu nhập bền vững cho bà con nông dân trong bối cảnh hội nhập hiện nay./.
Theo Số liệu thống kê của Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông nghiệp cho biết: Những năm gần đây quá trình phân hóa ruộng đất tiếp tục diễn biến trái chiều ở đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh một số ít, khoảng 10% đang có xu thế tích tụ và tập trung đất để sản xuất trên quy mô lớn từ vài ha đến vài chục thậm chí vài trăm ha thì bình quân diện tích đất lúa/hộ vẫn tiếp tục suy giảm. Nếu như trước năm 2000, trung bình một hộ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long sở hữu trên 1ha thì hiện nay con số này chỉ còn khoảng 770 m2/hộ. Hệ quả của tình trạng này là có đến 80% hộ nằm dưới ngưỡng phát triển. Cùng với đó là những hộ này ít hoặc không tham gia vào các tổ chức như Tổ hợp tác hay Hợp tác xã, liên kết sản xuất. Từ việc có ít ruộng đất nên những hộ này hạn chế ứng dụng khoa học kỹ thuật và các quy trình sản xuất tiên tiến như 3 giảm 3 tăng hay 1 phải 5 giảm... vào sản xuất. Từ đó, gây khó khăn trong phát triển liên kết với doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Thực tế cho thấy thời gian qua có khoảng 20% số hộ dân có quy mô ruộng đất lớn khoảng 2 ha trở lên thì doanh nghiệp mới hợp tác với nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm. Số hộ còn lại chỉ bán cho thương láy, tùy theo giá cả thị trường, dẫn đến việc trúng múa mất giá.
Để giúp cho nông dân hạn chế rủi ro làm ra các sản phẩm bán với giá hợp lý, đảm bảo nông dân có lợi, các doanh nghiệp thì có vùng nguyên liệu ổn định để xuất khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp trong khu vực đồng bằng sông Cừu Long đã và đang phát triển mạnh các mô hình liên kết sản xuất. Riêng ở An Giang đang thực hiện các loại hình liên kết giữa doanh nghiệp ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm trực tiếp với nông dân, hoặc mô hình liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân thông qua tổ chức các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã. Và mô hình này đang thực hiện rất tổ ở An Giang do Công ty Cổ phần Tập Đoàn Lộc Trời triển khai thực hiện.
Ông Nguyễn Hoàng - Phó Giám đốc Ngành lương thực - Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời cho biết: Mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới được đơn vị triển khai thực hiện vào năm 2015, dựa trên nhu cầu của thị trường và sự quan tâm của lãnh đạo UBND tỉnh nên mô hình này đã hình thành. Để thực hiện mô hình này, doanh nghiệp không thể trực tiếp làm việc với tất cả bà con nông dân, để ký hợp đồng với từng người mà nông dân phải tự liên kết lại thành hợp tác xã, thông qua hợp tác xã này doanh nghiệp ký hợp đồng với người đại diện của hợp tác xã. Và mối liên hệ này phải luôn được bền vững và ổn định. Và qua thời gian thực hiện đến nay, công ty đã phát triển được 02 hợp tác xã đặt tại huyện Châu Thành và Thoại Sơn.
Ông Lê Thành Lập - Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh An Giang cho biết: Hiện toàn tỉnh có 02 hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới do Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời triển khai thực hiện. Nguồn vốn giao động mỗi hợp tác xã từ 200 đến 300 triệu đồng, diện tích của mỗi hợp tác xã 400 ha, khoảng 200 xã viên tham gia/hợp tác xã. Mặc dù mới thành lập và đi vào hoạt động mới hơn một năm nhưng đã thu được nhiều lợi nhuận đáng kể từ các dịch vụ; Nhân sự thì được tập huấn bày bản; Có nguồn vốn để xã viên mua vật tư nông nghiệp đầu tư vào sản xuất. Cũng theo ông Lê Thành Lập, tham gia mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới cả 03 bên cùng có lợi. Trước hết phía doanh nghiệp đã có được sản phẩm tốt, bán có giá hơn để xây dựng thương hiệu gạo cho Doanh nghiệp, tiến tới xây dựng thương hiệu gạo Quốc gia; Hợp tác xã sẽ hưởng lợi nhuận huê hồng từ các doanh nghiệp, đồng thời tham gia cung ứng các dịch vụ cho nông dân; Còn về là người nông dân thì được mua vật tư nông nghiệp trực tiếp từ Doanh nghiệp, cùng với thụ hưởng các dịch vụ cung ứng tốt, rẻ trong suốt quá trình sản xuất, nhất là được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định, đảm bảo có lãi. Và, chính điều này đã giúp người nông dân an tâm hơn.
Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 100 hợp tác xã, do thấy được nhiều lợi ích từ hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới nên hầu hết các hợp tác xã trong tỉnh rất đồng tình với mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới.
Ông Lê Văn Nưng - Phó chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Hiện nay nông dân trong tỉnh vẫn còn tập quán cũ, sản xuất manh múng, nhỏ lẻ, không có sự liên kết... nên sản xuất kém hiệu quả. Do đó, tỉnh đã xác định việc “Phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới là khâu đột phá để tái cơ cấu nông nghiệp và nâng cao thu nhập bền vững cho nông dân”, vì vậy mà tỉnh đang đẩy mạnh đề án tái cơ cấu nông nghiệp, và để thực hiện được đề án này có hiệu quả thì và vai trò của hợp tác xã càng được phát huy hơn nữa. Doanh nghiệp sẽ tập hợp nông dân tham gia vào các hợp tác xã để huy động những hộ dân sản xuất nhỏ lẻ để tham gia sản xuất theo hướng quy mô lớn. Bởi nếu sản xuất nhỏ lẻ sẽ gặp khó khăn về tín dụng, năng lực sản xuất và nhiều yếu tố khác. Trong khi hợp tác xã sẽ có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn đủ lớn để đầu tư hạ tầng, xây dựng lò sấy,... hợp tác xã “mua chung” vật tư đầu vào, “dùng chung” dịch vụ, máy móc sẽ giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận cho nông dân. Ngoài ra, hộ riêng lẻ sẽ khó tiếp cận thị trường, nhưng hợp tác xã sẽ có đủ điều kiện tiếp cận doanh nghiệp, bởi có lượng hàng hóa đủ lớn và có điều kiện xây dựng thương hiệu… Vì vậy, hiện nay tỉnh đã cùng với các ngành liên quan tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. Phấn đấu đến đầu quý 03 này, tỉnh sẽ có thêm 05 hợp tác xã kiểu mới đặt tại các huyện Châu Thành, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn. Mỗi Hợp tác xã có diện tích 400 ha. Mô hình này còn là cơ sở để hướng tới mục tiêu liên kết, hình thành chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp. Đây là giải pháp tốt nhất để nâng cao thu nhập bền vững cho bà con nông dân trong bối cảnh hội nhập hiện nay./.
Tiếp Thu