Thực tiễn - kinh nghiệm
Thị xã Tân Châu qua 5 năm xây dựng nông thôn mới
- Được đăng: Thứ năm, 07 Tháng 7 2016 14:57
- Lượt xem: 2910
(TGAG)- Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự lãnh đạo của Thị ủy, UBND thị xã, sự hỗ trợ của các ngành, các cấp và sự đồng thuận của người dân, việc xây dựng nông thôn mới ở Tân Châu đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng, bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực.
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của trên, Thị xã đã cụ thể hóa thành Chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện tại địa phương. Ủy ban nhân dân Thị xã và Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới phân công các ban, ngành và thành viên thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các tiêu chí; tổ chức các đoàn công tác khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện tại 9/9 xã. Ngoài ra, định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm, tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện.
Bên cạnh, công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới được quan tâm chú trọng. Sau gần 5 năm triển khai, Thị xã đã tổ chức hàng ngàn cuộc tuyên truyền, hội nghị chuyên đề và hội nghị lồng ghép có nội dung tuyên truyền về lợi ích của nông thôn mới,… thu hút hàng chục ngàn lượt người dân tham dự; tổ chức 07 lớp tập huấn kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho hơn 700 cán bộ, đảng viên và người dân tham dự; lắp đặt 38 pano tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. Hàng tuần, Đài truyền thanh thị xã còn xây dựng chương trình phát thanh, mở chuyên mục phục vụ tuyên truyền Chương trình thời sự; phân công phóng viên viết tin, bài, phóng sự, phỏng vấn, tọa đàm,... phản ánh hoạt động các cơ quan, ban ngành và các xã, phường về xây dựng nông thôn mới.
Kết quả tổng nguồn lực huy động thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thị xã đạt trên 250 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước gần 230 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án trên 13 tỷ đồng; vốn huy động từ các doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp trên 12 tỷ đồng. Đến nay, 9/9 xã đã hoàn thành công tác lập 02 quy hoạch và đang tiến hành triển khai thực hiện đạt 100%; mức độ đạt tiêu chí nông thôn mới của các xã tăng lên rõ rệt, từ bình quân đạt 5,7 tiêu chí/xã năm 2011, đến cuối năm 2015 bình quân đạt 11,56 tiêu chí/xã. Trong đó, có 1 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 11,11% tổng số xã xây dựng nông thôn mới và không còn xã nào đạt dưới 9 tiêu chí.
Lĩnh vực phát triển hạ tầng Kinh tế - Xã hội được Thị xã xem là khâu trọng tâm của Chương trình. Trong 5 năm, Thị xã đã đầu tư nâng cấp, cải tạo trên 25.000 km đường giao thông nông thôn, rải đá cấp phối trên 41.000km, xây dựng mới 19 cầu treo và duy tu 14 cầu nông thôn, đến nay 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; Hệ thống giao thông thủy lợi từng bước được đầu tư hoàn thiện, nạo vét khai thông đảm bảo phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp; Điện nông thôn được nâng cấp và mở rộng, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng điện thường xuyên đạt trên 98%; Tình trạng ô nhiễm môi trường được khắc phục kịp thời; Hầu hết người dân khu vực nông thôn được sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông; Có 9 chợ được đầu tư nâng cấp, cơ bản đáp ứng yêu cầu người dân trong trao đổi, lưu thông hàng hóa; Các điểm trường học, được nâng cấp, sửa chữa hàng năm, đáp ứng nhu cầu dạy và học; Mạng lưới y tế xã tiếp tục được đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất và trang thiết bị, đến nay 9/9 xã có trạm y tế, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng dần qua các năm; Nhà ở dân cư được quan tâm hỗ trợ từ các chương trình an sinh xã hội, người dân nông thôn đã tự đầu tư nâng cấp góp phần tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn.
Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện theo hướng tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh. Năm năm qua Thị xã đã mở 31 lớp tập huấn và 155 mô hình trình diễn về giống cây trồng và vật nuôi; tỷ lệ lao động qua đào tạo hàng năm đều tăng, đến cuối năm 2015 đạt gần 45%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 35%; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tính đến cuối năm 2015, ở 09 xã đạt trên 25 triệu đồng/người/năm, tăng trên 9,7 triệu đồng so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm, đến cuối 2015 còn 2,9% (giảm 1,48% so với năm 2011). Công tác xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh được chú trọng; đội ngũ cán bộ cơ sở được quan tâm bồi dưỡng, đào tạo, năng lực, tinh thần trách nhiệm được nâng cao, kỹ năng vận động quần chúng được nâng lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội từ nội địa đến biên giới được giữ vững. Đến nay, có 6/9 xã đạt tiêu chí về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh; 8/9 xã đạt chuẩn về tình hình an ninh trật tự xã hội ổn định.
Bên cạnh những kết quả được, lộ trình xây dựng nông thôn mới ở thị xã Tân Châu vẫn còn gặp phải những khó khăn, hạn chế. Cụ thể như: Công tác vận động, tuyên tuyền triển khai chưa đi vào chiều sâu, chậm đổi mới; Một số ban, ngành chưa thực hiện hết vai trò đã được phân công, hỗ trợ cho các xã; sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, chưa ổn định; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng. Thu nhập bình quân đầu người của khu vực nông thôn còn thấp. Tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảm nhưng thiếu bền vững và nguy cơ tái nghèo cao. Việc huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp và các nguồn khác chưa nhiều; công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình còn chậm.
Với mục tiêu, phấn đấu đến cuối năm 2020 trên địa bàn thị xã có thêm 04 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, với lộ trình cụ thể như: Xã Phú Vĩnh đạt chuẩn năm 2017, xã Tân An đạt chuẩn năm 2018, xã Vĩnh Hòa đạt chuẩn năm 2019 và xã Châu Phong đạt chuẩn năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn phấn đấu đến cuối năm 2016 đạt 33 triệu đồng/người/năm và đến cuối năm 2020 đạt trên 49 triệu đồng/người/năm.
Về nhiệm vụ, đối với xã đã đạt chuẩn xã nông thôn mới, sẽ xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện và duy trì nâng chất các tiêu chí đã đạt và một số chỉ tiêu đạt thiếu bền vững như: Thu nhập, hộ nghèo, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế, tiêu chí về môi trường và an ninh trật tự. Đối với các xã chưa đạt chuẩn xã nông thôn mới, sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết lộ trình thực hiện đạt các nhóm tiêu chí, để được công nhận “xã đạt chuẩn nông thôn mới” theo Nghị quyết này đề ra.
Thời gian tới, thị xã Tân Châu sẽ tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, phát huy sự tham gia tích cực chủ động của Nhân dân; tập trung xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi - nội đồng, chợ nông thôn,… đồng thời khôi phục lại các làng nghề truyền thống; đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào các cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, văn hóa; tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái khu vực nông thôn. Củng cố, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất của các Tổ hợp tác và Hợp tác xã. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở…
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của trên, Thị xã đã cụ thể hóa thành Chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện tại địa phương. Ủy ban nhân dân Thị xã và Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới phân công các ban, ngành và thành viên thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các tiêu chí; tổ chức các đoàn công tác khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện tại 9/9 xã. Ngoài ra, định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm, tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện.
Bên cạnh, công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới được quan tâm chú trọng. Sau gần 5 năm triển khai, Thị xã đã tổ chức hàng ngàn cuộc tuyên truyền, hội nghị chuyên đề và hội nghị lồng ghép có nội dung tuyên truyền về lợi ích của nông thôn mới,… thu hút hàng chục ngàn lượt người dân tham dự; tổ chức 07 lớp tập huấn kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho hơn 700 cán bộ, đảng viên và người dân tham dự; lắp đặt 38 pano tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. Hàng tuần, Đài truyền thanh thị xã còn xây dựng chương trình phát thanh, mở chuyên mục phục vụ tuyên truyền Chương trình thời sự; phân công phóng viên viết tin, bài, phóng sự, phỏng vấn, tọa đàm,... phản ánh hoạt động các cơ quan, ban ngành và các xã, phường về xây dựng nông thôn mới.
Kết quả tổng nguồn lực huy động thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thị xã đạt trên 250 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước gần 230 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án trên 13 tỷ đồng; vốn huy động từ các doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp trên 12 tỷ đồng. Đến nay, 9/9 xã đã hoàn thành công tác lập 02 quy hoạch và đang tiến hành triển khai thực hiện đạt 100%; mức độ đạt tiêu chí nông thôn mới của các xã tăng lên rõ rệt, từ bình quân đạt 5,7 tiêu chí/xã năm 2011, đến cuối năm 2015 bình quân đạt 11,56 tiêu chí/xã. Trong đó, có 1 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 11,11% tổng số xã xây dựng nông thôn mới và không còn xã nào đạt dưới 9 tiêu chí.
Lĩnh vực phát triển hạ tầng Kinh tế - Xã hội được Thị xã xem là khâu trọng tâm của Chương trình. Trong 5 năm, Thị xã đã đầu tư nâng cấp, cải tạo trên 25.000 km đường giao thông nông thôn, rải đá cấp phối trên 41.000km, xây dựng mới 19 cầu treo và duy tu 14 cầu nông thôn, đến nay 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; Hệ thống giao thông thủy lợi từng bước được đầu tư hoàn thiện, nạo vét khai thông đảm bảo phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp; Điện nông thôn được nâng cấp và mở rộng, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng điện thường xuyên đạt trên 98%; Tình trạng ô nhiễm môi trường được khắc phục kịp thời; Hầu hết người dân khu vực nông thôn được sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông; Có 9 chợ được đầu tư nâng cấp, cơ bản đáp ứng yêu cầu người dân trong trao đổi, lưu thông hàng hóa; Các điểm trường học, được nâng cấp, sửa chữa hàng năm, đáp ứng nhu cầu dạy và học; Mạng lưới y tế xã tiếp tục được đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất và trang thiết bị, đến nay 9/9 xã có trạm y tế, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng dần qua các năm; Nhà ở dân cư được quan tâm hỗ trợ từ các chương trình an sinh xã hội, người dân nông thôn đã tự đầu tư nâng cấp góp phần tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn.
Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện theo hướng tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh. Năm năm qua Thị xã đã mở 31 lớp tập huấn và 155 mô hình trình diễn về giống cây trồng và vật nuôi; tỷ lệ lao động qua đào tạo hàng năm đều tăng, đến cuối năm 2015 đạt gần 45%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 35%; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tính đến cuối năm 2015, ở 09 xã đạt trên 25 triệu đồng/người/năm, tăng trên 9,7 triệu đồng so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm, đến cuối 2015 còn 2,9% (giảm 1,48% so với năm 2011). Công tác xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh được chú trọng; đội ngũ cán bộ cơ sở được quan tâm bồi dưỡng, đào tạo, năng lực, tinh thần trách nhiệm được nâng cao, kỹ năng vận động quần chúng được nâng lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội từ nội địa đến biên giới được giữ vững. Đến nay, có 6/9 xã đạt tiêu chí về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh; 8/9 xã đạt chuẩn về tình hình an ninh trật tự xã hội ổn định.
Bên cạnh những kết quả được, lộ trình xây dựng nông thôn mới ở thị xã Tân Châu vẫn còn gặp phải những khó khăn, hạn chế. Cụ thể như: Công tác vận động, tuyên tuyền triển khai chưa đi vào chiều sâu, chậm đổi mới; Một số ban, ngành chưa thực hiện hết vai trò đã được phân công, hỗ trợ cho các xã; sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, chưa ổn định; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng. Thu nhập bình quân đầu người của khu vực nông thôn còn thấp. Tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảm nhưng thiếu bền vững và nguy cơ tái nghèo cao. Việc huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp và các nguồn khác chưa nhiều; công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình còn chậm.
Với mục tiêu, phấn đấu đến cuối năm 2020 trên địa bàn thị xã có thêm 04 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, với lộ trình cụ thể như: Xã Phú Vĩnh đạt chuẩn năm 2017, xã Tân An đạt chuẩn năm 2018, xã Vĩnh Hòa đạt chuẩn năm 2019 và xã Châu Phong đạt chuẩn năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn phấn đấu đến cuối năm 2016 đạt 33 triệu đồng/người/năm và đến cuối năm 2020 đạt trên 49 triệu đồng/người/năm.
Về nhiệm vụ, đối với xã đã đạt chuẩn xã nông thôn mới, sẽ xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện và duy trì nâng chất các tiêu chí đã đạt và một số chỉ tiêu đạt thiếu bền vững như: Thu nhập, hộ nghèo, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế, tiêu chí về môi trường và an ninh trật tự. Đối với các xã chưa đạt chuẩn xã nông thôn mới, sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết lộ trình thực hiện đạt các nhóm tiêu chí, để được công nhận “xã đạt chuẩn nông thôn mới” theo Nghị quyết này đề ra.
Thời gian tới, thị xã Tân Châu sẽ tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, phát huy sự tham gia tích cực chủ động của Nhân dân; tập trung xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi - nội đồng, chợ nông thôn,… đồng thời khôi phục lại các làng nghề truyền thống; đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào các cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, văn hóa; tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái khu vực nông thôn. Củng cố, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất của các Tổ hợp tác và Hợp tác xã. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở…
Bài: VĂN PHÔ