Thực tiễn - kinh nghiệm
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Tân phát huy nguồn vồn hỗ trợ sinh kế
- Được đăng: Thứ năm, 18 Tháng 7 2024 08:27
- Lượt xem: 361
(TUAG)- Phát huy vai trò của tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) và cán bộ, hội viên phụ nữ trong tham gia thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phú Tân nhiệm kỳ 2029 - 2024, trong thời gian qua, Hội LHPN huyện Phú Tân đã triển khai thực hiện hoạt động Hội và phong trào phụ nữ đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững thông qua các mô hình giúp phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo, an cư, lạc nghiệp.
Hỗ trợ tại xã Phú Thạnh
Xuất phát từ trực trạng nhiều hội viên hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vốn nhỏ để mua bán, sản xuất phù hợp với kinh nghiệm, kiến thức và hoàn cảnh gia đình, nhưng không có đất đai, phương tiện sản xuất hoặc không có điều kiện vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội LHPN huyện đã đề xuất và tham mưu Ban Thường vụ Huyện uỷ có chính sách hỗ trợ vốn cho hội viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo làm ăn phát triển kinh tế, với số tiền 10 triệu đồng/hội viên/tháng từ Quỹ Vì người nghèo của huyện.
Tính từ tháng 9/2023 đến nay, Hội LHPN huyện đã trao hỗ trợ cho 08 trường hợp hội viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo tại các xã: Phú Hiệp, Phú Long, Phú Xuân, Phú Mỹ, Long Hòa, Hiệp Xương, Phú Thọ, Phú Hưng với tổng số tiền 80.000.000 đồng. Qua theo dõi, các hộ đều sử dụng vốn nguồn vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả nguồn vốn, mang lại thu nhập ổn định.
Đơn cử như chị Đinh Thị Ngọc Dung, sinh năm 1969. Được biết gia đình chị có 03 thành viên, gồm chị và 02 người con; người con trai lớn đang nhập ngũ ở đảo Thổ Chu, người con gái nhỏ đang học lớp 6 trường THCS Phú Thạnh. Nguồn thu nhập chính của gia đình chủ yếu dựa vào chị, vì thế chị có nhu cầu hỗ trợ thêm nguồn vốn để mua bán tập hóa, nhằm tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Hội LHPN huyện trao vốn hỗ trợ sinh kế cho chị với số tiền 10 triệu đồng.
Hay như trường hợp của bà Nguyễn Thị Chính, sinh năm 1955, ở ấp Hiệp Trung, xã Hiệp Xương, được biết, bà Nguyễn Thị Chính là hội viên phụ nữ cận nghèo, 02 vợ chồng bà đều lớn tuổi, không có đất sản xuất, sinh sống bằng nghề bó chổi, 03 người con của bà thi đi làm thuê kiếm sống qua ngày. Qua đó, giúp bà Nguyễn Thị Chính có thêm điều kiện phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống…
Có thể nói mô hình “Hỗ trợ sinh kế, khởi nghiệp cho hội viên, phụ nữ” mang ý nghĩa nhân văn, thắm đượm nghĩa tình, phát huy truyền thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam. Mô hình không chỉ giúp nhiều gia đình hội viên phụ nữ vươn lên thoát nghèo, làm chủ cuộc sống, mà còn thể hiện vai trò đồng hành của tổ chức Hội LHPN đối với hội viên có hoàn cảnh khó khăn, động viên các chị em vượt qua khó khăn, nỗ lực vươn lên, ổn định cuộc sống, qua đó thực hiện tốt phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có tổ chức Hội” và phong trào “Dân vận khéo” tại địa phương, góp phần thu hút, tập hợp phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội.
Mô hình đạt được những kết quả bước đầu như trên, trước hết là từ sự chủ động nghiên cứu, tìm tòi của đội ngũ cán bộ Hội, các chị đã quan tâm nắm bắt tình hình, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên phụ nữ, đồng thời bám sát những chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước để chủ động đề xuất với cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc triển khai thực hiện mô hình. Bên cạnh đó là sự quan tâm lãnh đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của Ban Thường vụ Huyện uỷ, của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện. Sự phối hợp của Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn trong rà soát, đề xuất đối tượng theo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu, cũng như kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn. Cùng với đó là sự nỗ lực vượt khó, chí thú làm ăn, sử dụng vốn đúng mục đích của chị em hội viên phụ nữ, đã giúp các chị có thêm thu nhập ổn định, đời sống gia đình khởi sắc hơn so với trước đây, góp phần tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Hỗ trợ tại xã Phú Thạnh
Tính từ tháng 9/2023 đến nay, Hội LHPN huyện đã trao hỗ trợ cho 08 trường hợp hội viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo tại các xã: Phú Hiệp, Phú Long, Phú Xuân, Phú Mỹ, Long Hòa, Hiệp Xương, Phú Thọ, Phú Hưng với tổng số tiền 80.000.000 đồng. Qua theo dõi, các hộ đều sử dụng vốn nguồn vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả nguồn vốn, mang lại thu nhập ổn định.
Đơn cử như chị Đinh Thị Ngọc Dung, sinh năm 1969. Được biết gia đình chị có 03 thành viên, gồm chị và 02 người con; người con trai lớn đang nhập ngũ ở đảo Thổ Chu, người con gái nhỏ đang học lớp 6 trường THCS Phú Thạnh. Nguồn thu nhập chính của gia đình chủ yếu dựa vào chị, vì thế chị có nhu cầu hỗ trợ thêm nguồn vốn để mua bán tập hóa, nhằm tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Hội LHPN huyện trao vốn hỗ trợ sinh kế cho chị với số tiền 10 triệu đồng.
Hay như trường hợp của bà Nguyễn Thị Chính, sinh năm 1955, ở ấp Hiệp Trung, xã Hiệp Xương, được biết, bà Nguyễn Thị Chính là hội viên phụ nữ cận nghèo, 02 vợ chồng bà đều lớn tuổi, không có đất sản xuất, sinh sống bằng nghề bó chổi, 03 người con của bà thi đi làm thuê kiếm sống qua ngày. Qua đó, giúp bà Nguyễn Thị Chính có thêm điều kiện phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống…
Có thể nói mô hình “Hỗ trợ sinh kế, khởi nghiệp cho hội viên, phụ nữ” mang ý nghĩa nhân văn, thắm đượm nghĩa tình, phát huy truyền thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam. Mô hình không chỉ giúp nhiều gia đình hội viên phụ nữ vươn lên thoát nghèo, làm chủ cuộc sống, mà còn thể hiện vai trò đồng hành của tổ chức Hội LHPN đối với hội viên có hoàn cảnh khó khăn, động viên các chị em vượt qua khó khăn, nỗ lực vươn lên, ổn định cuộc sống, qua đó thực hiện tốt phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có tổ chức Hội” và phong trào “Dân vận khéo” tại địa phương, góp phần thu hút, tập hợp phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội.
Mô hình đạt được những kết quả bước đầu như trên, trước hết là từ sự chủ động nghiên cứu, tìm tòi của đội ngũ cán bộ Hội, các chị đã quan tâm nắm bắt tình hình, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên phụ nữ, đồng thời bám sát những chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước để chủ động đề xuất với cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc triển khai thực hiện mô hình. Bên cạnh đó là sự quan tâm lãnh đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của Ban Thường vụ Huyện uỷ, của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện. Sự phối hợp của Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn trong rà soát, đề xuất đối tượng theo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu, cũng như kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn. Cùng với đó là sự nỗ lực vượt khó, chí thú làm ăn, sử dụng vốn đúng mục đích của chị em hội viên phụ nữ, đã giúp các chị có thêm thu nhập ổn định, đời sống gia đình khởi sắc hơn so với trước đây, góp phần tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Cao Thắng