Truy cập hiện tại

Đang có 140 khách và không thành viên đang online

Thực tiễn - kinh nghiệm

An Hòa đa dạng hóa mô hình sinh kế, giảm nghèo bền vững

(TUAG)- Những năm qua, các mô hình sinh kế, giảm nghèo được cấp ủy, chính quyền xã An Hòa (huyện Châu Thành) quan tâm, triển khai thực hiện nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho các hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn xã, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nông thôn mới của địa phương.

Lễ giao nhận bò giống cho hộ nghèo trên đại bàn xã

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Hoàng Giang, cho biết: ...“An Hòa là xã thuần nông, hầu hết người dân địa phương đều dựa vào sản xuất nông nghiệp để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ gia đình có ít đất hoặc không có đất canh tác thì cuộc sống còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để đánh thức các tiềm năng kinh tế, giảm nghèo bền vững cho người dân, cấp ủy, chính quyền địa phương xác định phải chuyển đổi mô hình sinh kế phù hợp với tình hình thực tế địa phương và từng hộ gia đình,  phá thế độc canh, tạo động lực bứt phá đi lên, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và nổ lực làm “thay da, đổi thịt” từng ngày của vùng nông thôn”.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn xã, UBND xã đã triển khai thực hiện 2 mô hình sinh kế giảm nghèo gồm: Chăn nuôi bò vỗ béo và may công nghiệp. Thông qua mô hình nhằm khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo. Đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng để giúp đỡ các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo.

Đối với Dự án chăn nuôi bò vỗ béo, đối tượng tham gia dự án gồm có 2 hộ nghèo, 8 hộ cận nghèo, mỗi hộ được nhận 2 con bò giống, trị giá 25 triệu đồng, do ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Thời gian thực hiện dự án từ tháng 8/2023 đến tháng 2/2025. Trách nhiệm của các hộ tham gia dự án là tiếp nhận nuôi, chăm sóc bò đã được hỗ trợ theo đúng mục đích, quy trình của dự án.

Tại buổi lễ giao nhận bò giống, gia đình bà Võ Thị Kim Cương ở ấp Bình An 1 vừa vui mừng, vừa xúc động, chi sẻ: Gia đình thuộc diện hộ cận nghèo, không có đất canh tác, thu nhập chủ yếu từ làm thuê, làm mướn. Khi được UBND xã hỗ trợ tham gia dự án, gia đình tôi vui mừng, phấn khởi, đồng thời cam kết với chính quyền địa phương sẽ tích cực chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo để bò giống ngày càng phát triển tốt, phấn đấu vương lên thoát nghèo bền vững.

Lễ giao nhận máy may cho hộ nghèo trên địa bàn xã

Đối với Dự án may công nghiệp, đối tượng tham gia dự án gồm có 10 hộ nghèo, 16 hộ cận nghèo và 4 hộ mời thoát nghèo, mỗi hộ được nhận 01 máy may công nghiệp và 01 máy vắt sổ, trị giá 12 triệu đồng, do ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Trách nhiệm của các hộ tham gia dự án là tiếp nhận máy may, sử dụng theo đúng mục đích, hiệu quả để phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.

Chi Nguyễn Thị Lành ở ấp Bình An 2, được hỗ trợ 01 máy may công nghiệp và 01 máy vắt sổ, đối với chị đây là một tài sản giá trị, chị Lành tâm sự: Trước đây chị nhận sửa quần áo và may gia công. Tuy nhiên, hai năm nay chiếc máy may cũ bị hư hỏng không thể sửa được nhưng nhà nghèo không có tiền mua máy mới nên chị phải bỏ nghề. Giờ đây được sự quan tâm của chính quyền địa phương hỗ trợ cho chiếc máy may mới, tôi rất vui mừng. Có máy may mới rồi, tôi sẽ nhận hàng về may gia công và sửa thêm quần áo để có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Việc triển khai thực hiện các mô hình sinh kế cho các hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn xã là một trong những chương trình an sinh xã hội có ý nghĩa thiết thực, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống. Các hộ nghèo, cận nghèo được thụ hưởng mô hình hỗ trợ sinh kế, được tập huấn, trang bị kỹ năng, hầu hết đã có động lực vươn lên để thoát nghèo.

Hiệu quả từ việc hỗ trợ sinh kế đã góp phần quan trọng thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững ở địa phương, từ đó tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm đáng kể. Theo thống kê đầu năm 2023, tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo là 243 hộ, với 846 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 6,37%, trong đó: hộ nghèo là 123 hộ, hộ cận nghèo là 120 hộ. Đến cuối năm 2023, đã có 28 hộ thoát nghèo, 33 hộ thoát cận nghèo.
    
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Hoàng Giang, chia sẻ:... “Để dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, địa phương đã tích cực tuyên truyền, tư vấn những mô hình, cách làm hiệu quả đến người dân, để từ đó xây dựng dự án, mô hình phù hợp, đảm bảo để người dân có thể tiếp cận. Với ý nghĩa nhân văn và hiệu quả thiết thực, chương trình giảm nghèo bền vững được thực hiện trên địa bàn xã đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ, vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và người dân. Qua đó, góp phần giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ động phát huy nội lực, vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 đã góp phần cải thiện và nâng cao cuộc sống của người dân. Các hộ nghèo, cận nghèo được tạo điều kiện tiếp cận với các mô hình, dự án sinh kế nên có động lực vươn lên thoát nghèo. Nhiều hộ không chỉ thoát nghèo, có thu nhập ổn định mà còn trở thành hạt nhân tích cực trong phát triển kinh tế ở địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã.

Trúc Phương
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40454919