Thực tiễn - kinh nghiệm
Tịnh Biên phát huy hiệu quả Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
- Được đăng: Thứ ba, 14 Tháng 11 2023 13:58
- Lượt xem: 804
(TUAG)- Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc mang bản sắc riêng nhưng đều nằm trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ về sức mạnh của tinh thần đoàn kết, toàn thể nhân dân Việt Nam, các dân tộc Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau cùng xây dựng xã hội chủ nghĩa, làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc, ấm no, tiếp nối những thành quả mà Đảng, Bác Hồ, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã gầy công xây dựng vì một nước Việt Nam phồn thịnh và tươi đẹp.
Nguồn gốc, ý nghĩa Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, là đường lối chiến lược của Đảng, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nền tảng vững chắc của đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức; có quan hệ gắn bó, bền chặt giữa Đảng với dân; là niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; đoàn kết giữa các giai tầng xã hội, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở trong nước, ngoài nước và Nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới.
Năm 1986, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã quyết định lấy ngày 18/11/1930 - ngày Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất để làm ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Cách đây 20 năm, ngày 01/8/2003, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Nghị quyết số 04/NQ/ĐCT-MTTW về việc tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc" và quyết định lấy ngày 18/11 hàng năm làm ngày tổ chức Ngày hội đại đoàn kết ở khu dân cư, nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành nét đẹp văn hóa, có ý nghĩa trong đời sống của khu dân cư vì đây không chỉ là dịp gặp gỡ, giao lưu, đánh giá kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” mà còn là diễn đàn, đợt sinh hoạt chính trị dân chủ, tập hợp và phát huy sức mạnh của các tổ chức, cá nhân, đoàn kết cùng nhau xây dựng khu dân cư ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Biểu dương và khen thưởng các cá nhân, tập thể tiêu biểu trong các cuộc vận động và phong trào thi đua
Tịnh Biên qua 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Trong 20 năm qua, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn thị xã Tịnh Biên đã được Thị ủy, UBND thị xã, hệ thống chính trị, MTTQ cấp cơ sở và các ban công tác Mặt trận khóm, ấp là nòng cốt, quan tâm triển khai sâu rộng đến từng khóm, ấp, hộ gia đình, được đông đảo Nhân dân đồng tình hưởng ứng và thu được nhiều kết quả có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc. Thông qua tổ chức ngày hội, những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc đã được gìn giữ và phát huy, củng cố “tình làng, nghĩa xóm”, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc đối với dân tộc, đất nước; phát huy vai trò và quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở, thực hiện nếp sống văn minh, tham gia tích cực các cuộc vận động, phong trào thi đua, chú trọng an sinh xã hội,… Từ đó, góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước của dân tộc ta đã được vun đắp qua hàng ngàn năm lịch sử.
Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là hoạt động gắn kết cộng đồng, nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình trong việc xây dựng cộng đồng dân cư văn hóa, xây dựng đô thị văn minh, thể hiện tinh thần chia sẻ, giúp đỡ, tương trợ nhau trong cuộc sống,… Qua 20 năm tổ chức Ngày hội đã tặng quà cho 5.220 gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; trao hơn 4.820 suất học bổng học sinh nghèo vượt khó, hiếu học; tổ chức cất mới và bàn giao gần 590 căn nhà cho hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở,.. Tổng trị giá quy đổi trên 23 tỷ 800 triệu đồng. Đồng thời, tại ngày hội đã tôn vinh 9.000 lượt cá nhân, tập thể, hộ gia đình có nhiều đóng góp cho cộng đồng và hoạt động xã hội. Từ đó, góp phần thực hiện tốt các phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”, các điển hình “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”. Ngày hội cũng khích lệ Nhân dân chung tay xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật,…
Cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể thị xã, sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,58% ( tương đương 1.095 hộ) và 2,90% hộ cận nghèo (907 hội). Toàn thị xã có 85% số hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa (25.952/30.531 hộ); Có 60/60 khóm, ấp văn hóa (trong đó, có 34 khóm, ấp đạt chuẩn văn hóa 5 năm liền); 144/153 cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa (trong đó, có 91 cơ quan đạt văn hóa 5 năm liền). Hiện thị xã có 13/14 Trạm y tế đạt chuẩn y tế quốc gia và số người tham gia bảo hiểm y tế khoảng 90%,… Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được quan tâm nâng chất; các chế độ chính sách được quan tâm thực hiện đầy đủ; hệ thống giao thông từng bước được đầu tư, nâng cấp, mở rộng được thuận tiện,…
Trải qua 20 năm tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, vị trí, vai trò của MTTQ các cấp và khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường, Nhân dân các dân tộc phát huy tinh thần đoàn kết, hăng hái thi đua phát triển kinh tế, xã hội, tích cực giữ gìn an ninh trật tự; tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh. Tình hình hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn ổn định và luôn thực hiện tốt công tác phật sự và quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, gia đình khó khăn, bảo trợ xã hội, người già neo đơn, trẻ mồ côi,.. từng bước ổn định cuộc sống, góp phần cùng với Đảng, Nhà nước, thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội.
Tổ chức các hoạt động thể dục - thể thao trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc khóm, ấp
Phát huy huy hiệu quả Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Thời gian tới, thị xã Tịnh Biên tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư. Xem đây là diễn đàn dân chủ hàng năm để cán bộ cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị gắn bó mật thiết với Nhân dân. Là dịp tiếp xúc và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân; trao đổi và giải đáp những vấn đề người dân quan tâm. Qua đó, tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị, từng cán bộ, đảng viên xây dựng chương trình hành động cụ thể, đề xuất các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với tình hình tại cơ sở. Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân, đáp ứng với tinh hình mới và tăng cường sự đồng thuận xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.
Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, tạo điều kiện của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức thành viên nhằm huy động và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, để việc tổ chức Ngày hội thực sự là Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của quần chúng Nhân dân và không ngừng sáng tạo, đổi mới nội dung, hình thức tổ chức Ngày hội sát với tinh hình thực tế của khu dân cư. Từ đó, động viên, khai thác, phát huy các nguồn lực, tiềm năng trong Nhân dân; kịp thời biểu dương, khen thưởng những diễn hình tiên tiến, tiêu biểu để tổ chức nhân rộng trong cộng đồng, xã hội.
Cùng với đó, cấp ủy Đảng lãnh đạo, chỉ đạo MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp xây dựng chương trình hành động về đổi mới nội dung và phương thức, trao đổi, thảo luận và đề ra những giải pháp có trọng tâm, trọng điểm, tạo ra điểm nhấn tích cực trong tổ chức Ngày hội phù hợp với từng địa bàn, nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức rõ được trách nhiệm của mình trong tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước và cuộc vận động gắn với tình hình thực tiễn của từng địa phương, đơn vị. Từ đó, huy động và tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết to lớn của cả cộng đồng và tạo sung lực mạnh mẽ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đóng góp quan trọng trong tiến trình xây dựng quê hương Tịnh Biên ngày càng giàu đẹp.
Nguồn gốc, ý nghĩa Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, là đường lối chiến lược của Đảng, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nền tảng vững chắc của đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức; có quan hệ gắn bó, bền chặt giữa Đảng với dân; là niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; đoàn kết giữa các giai tầng xã hội, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở trong nước, ngoài nước và Nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới.
Năm 1986, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã quyết định lấy ngày 18/11/1930 - ngày Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất để làm ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Cách đây 20 năm, ngày 01/8/2003, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Nghị quyết số 04/NQ/ĐCT-MTTW về việc tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc" và quyết định lấy ngày 18/11 hàng năm làm ngày tổ chức Ngày hội đại đoàn kết ở khu dân cư, nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành nét đẹp văn hóa, có ý nghĩa trong đời sống của khu dân cư vì đây không chỉ là dịp gặp gỡ, giao lưu, đánh giá kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” mà còn là diễn đàn, đợt sinh hoạt chính trị dân chủ, tập hợp và phát huy sức mạnh của các tổ chức, cá nhân, đoàn kết cùng nhau xây dựng khu dân cư ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Biểu dương và khen thưởng các cá nhân, tập thể tiêu biểu trong các cuộc vận động và phong trào thi đua
Trong 20 năm qua, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn thị xã Tịnh Biên đã được Thị ủy, UBND thị xã, hệ thống chính trị, MTTQ cấp cơ sở và các ban công tác Mặt trận khóm, ấp là nòng cốt, quan tâm triển khai sâu rộng đến từng khóm, ấp, hộ gia đình, được đông đảo Nhân dân đồng tình hưởng ứng và thu được nhiều kết quả có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc. Thông qua tổ chức ngày hội, những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc đã được gìn giữ và phát huy, củng cố “tình làng, nghĩa xóm”, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc đối với dân tộc, đất nước; phát huy vai trò và quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở, thực hiện nếp sống văn minh, tham gia tích cực các cuộc vận động, phong trào thi đua, chú trọng an sinh xã hội,… Từ đó, góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước của dân tộc ta đã được vun đắp qua hàng ngàn năm lịch sử.
Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là hoạt động gắn kết cộng đồng, nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình trong việc xây dựng cộng đồng dân cư văn hóa, xây dựng đô thị văn minh, thể hiện tinh thần chia sẻ, giúp đỡ, tương trợ nhau trong cuộc sống,… Qua 20 năm tổ chức Ngày hội đã tặng quà cho 5.220 gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; trao hơn 4.820 suất học bổng học sinh nghèo vượt khó, hiếu học; tổ chức cất mới và bàn giao gần 590 căn nhà cho hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở,.. Tổng trị giá quy đổi trên 23 tỷ 800 triệu đồng. Đồng thời, tại ngày hội đã tôn vinh 9.000 lượt cá nhân, tập thể, hộ gia đình có nhiều đóng góp cho cộng đồng và hoạt động xã hội. Từ đó, góp phần thực hiện tốt các phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”, các điển hình “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”. Ngày hội cũng khích lệ Nhân dân chung tay xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật,…
Cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể thị xã, sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,58% ( tương đương 1.095 hộ) và 2,90% hộ cận nghèo (907 hội). Toàn thị xã có 85% số hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa (25.952/30.531 hộ); Có 60/60 khóm, ấp văn hóa (trong đó, có 34 khóm, ấp đạt chuẩn văn hóa 5 năm liền); 144/153 cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa (trong đó, có 91 cơ quan đạt văn hóa 5 năm liền). Hiện thị xã có 13/14 Trạm y tế đạt chuẩn y tế quốc gia và số người tham gia bảo hiểm y tế khoảng 90%,… Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được quan tâm nâng chất; các chế độ chính sách được quan tâm thực hiện đầy đủ; hệ thống giao thông từng bước được đầu tư, nâng cấp, mở rộng được thuận tiện,…
Trải qua 20 năm tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, vị trí, vai trò của MTTQ các cấp và khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường, Nhân dân các dân tộc phát huy tinh thần đoàn kết, hăng hái thi đua phát triển kinh tế, xã hội, tích cực giữ gìn an ninh trật tự; tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh. Tình hình hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn ổn định và luôn thực hiện tốt công tác phật sự và quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, gia đình khó khăn, bảo trợ xã hội, người già neo đơn, trẻ mồ côi,.. từng bước ổn định cuộc sống, góp phần cùng với Đảng, Nhà nước, thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội.
Tổ chức các hoạt động thể dục - thể thao trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc khóm, ấp
Phát huy huy hiệu quả Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Thời gian tới, thị xã Tịnh Biên tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư. Xem đây là diễn đàn dân chủ hàng năm để cán bộ cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị gắn bó mật thiết với Nhân dân. Là dịp tiếp xúc và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân; trao đổi và giải đáp những vấn đề người dân quan tâm. Qua đó, tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị, từng cán bộ, đảng viên xây dựng chương trình hành động cụ thể, đề xuất các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với tình hình tại cơ sở. Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân, đáp ứng với tinh hình mới và tăng cường sự đồng thuận xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.
Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, tạo điều kiện của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức thành viên nhằm huy động và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, để việc tổ chức Ngày hội thực sự là Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của quần chúng Nhân dân và không ngừng sáng tạo, đổi mới nội dung, hình thức tổ chức Ngày hội sát với tinh hình thực tế của khu dân cư. Từ đó, động viên, khai thác, phát huy các nguồn lực, tiềm năng trong Nhân dân; kịp thời biểu dương, khen thưởng những diễn hình tiên tiến, tiêu biểu để tổ chức nhân rộng trong cộng đồng, xã hội.
Cùng với đó, cấp ủy Đảng lãnh đạo, chỉ đạo MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp xây dựng chương trình hành động về đổi mới nội dung và phương thức, trao đổi, thảo luận và đề ra những giải pháp có trọng tâm, trọng điểm, tạo ra điểm nhấn tích cực trong tổ chức Ngày hội phù hợp với từng địa bàn, nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức rõ được trách nhiệm của mình trong tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước và cuộc vận động gắn với tình hình thực tiễn của từng địa phương, đơn vị. Từ đó, huy động và tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết to lớn của cả cộng đồng và tạo sung lực mạnh mẽ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đóng góp quan trọng trong tiến trình xây dựng quê hương Tịnh Biên ngày càng giàu đẹp.
Hữu Ngọc