Giới thiệu sách: ĐỊA CHÍ AN GIANG
- Được đăng: Thứ năm, 24 Tháng 8 2017 15:10
- Lượt xem: 10071
(TGAG)- Địa chí An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xuất bản năm 2013. Địa chí thể hiện bao quát các sự kiện, quá trình lịch sử, truyền thống từ năm 1832 - mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của tỉnh An Giang cho đến năm 2000; vừa mang tính tổng hợp, vừa khảo sát, miêu tả những đặc điểm về tự nhiên và xã hội trên các lĩnh vực sản xuất, tổ chức xã hội, đời sống, sinh hoạt văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, tái hiện một cách toàn diện, cụ thể về vùng đất và con người An Giang, trong đó chứa đựng nhiều thông tin, tư liệu quý giá; là nguồn thông tin rất hữu ích và cần thiết cho các tầng lớp nhân dân, nhà nghiên cứu, các giới, những ai có mong muốn tìm hiểu về vùng đất và con người An Giang.
Sách dày 1.111 trang gồm 06 phần chính: phần thứ nhất: Tự nhiên và dân cư; phần thứ hai: Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng; phần thứ ba: Kinh tế; phần thứ tư: Văn hoá và xã hội; phần Phục lục và phần Tổng luận.
Phần thứ nhất: Tự nhiên và dân cư giới thiệu địa lý hành chính và các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh và những đặc điểm tự nhiên của vùng đất An Giang như địa hình, khí hậu, sông rạch, thuỷ văn, địa chất, khoáng sản, đất đai, thực vật và động vật; lịch sử định cư của cộng đồng dân cư ở An Giang, đặc điểm dân cư và sự phát triển dân số của tỉnh qua các thời kỳ.
Phần thứ hai: Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng, một trong những phần trọng tâm của Địa chí, tái hiện sinh động quá trình mở đất và giữ đất từ thời các chúa Nguyễn đến công cuộc đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống Mỹ, thể hiện truyền thống bất khuất, kiên cường của con người An Giang trong cuộc khai phá vùng đất hoang vu và đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ vùng đất Tây Nam của Tổ quốc.
Phần thứ ba: Kinh tế, mô tả hoạt động về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải. Đặc biệt phần nông nghiệp được khắc họa những nét độc đáo trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp. Tính năng động, sáng tạo của con người đã biến đổi một vùng đất trước kia nghèo nàn, đói khổ mà nay là một trong các tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực.
Phần thứ tư: Văn hoá và xã hội, tái hiện văn hoá vật chất cũng như văn hoá tinh thần phong phú, đa dạng của con người An Giang.
Phần Phụ lục bao gồm những nội dung minh họa, bổ sung cho các chương của Địa chí An Giang rất phong phú, đa dạng về hình ảnh xưa và nay, bản đồ, niên biểu, nhân vật lịch sử, địa danh, di tích lịch sử văn hoá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cao dao, tục ngữ, thơ, vè, số liệu…
Phần Tổng luận khái quát những đặc điểm chung nhất của tỉnh, những nhân tố làm động lực thúc đẩy sự phát triển của An Giang trong suốt chiều dài lịch sử và mở ra hướng phát triển cho tương lai.
Thông qua Địa chí An Giang, thế hệ hôm nay và mai sau sẽ hiểu hơn và tự hào về lịch sử, truyền thống của vùng đất và con người An Giang kiên cường, bất khuất.
Xin trân trọng giới thiệu Địa chí An Giang đến bạn đọc!
Phần thứ nhất: Tự nhiên và dân cư giới thiệu địa lý hành chính và các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh và những đặc điểm tự nhiên của vùng đất An Giang như địa hình, khí hậu, sông rạch, thuỷ văn, địa chất, khoáng sản, đất đai, thực vật và động vật; lịch sử định cư của cộng đồng dân cư ở An Giang, đặc điểm dân cư và sự phát triển dân số của tỉnh qua các thời kỳ.
Phần thứ hai: Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng, một trong những phần trọng tâm của Địa chí, tái hiện sinh động quá trình mở đất và giữ đất từ thời các chúa Nguyễn đến công cuộc đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống Mỹ, thể hiện truyền thống bất khuất, kiên cường của con người An Giang trong cuộc khai phá vùng đất hoang vu và đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ vùng đất Tây Nam của Tổ quốc.
Phần thứ ba: Kinh tế, mô tả hoạt động về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải. Đặc biệt phần nông nghiệp được khắc họa những nét độc đáo trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp. Tính năng động, sáng tạo của con người đã biến đổi một vùng đất trước kia nghèo nàn, đói khổ mà nay là một trong các tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực.
Phần thứ tư: Văn hoá và xã hội, tái hiện văn hoá vật chất cũng như văn hoá tinh thần phong phú, đa dạng của con người An Giang.
Phần Phụ lục bao gồm những nội dung minh họa, bổ sung cho các chương của Địa chí An Giang rất phong phú, đa dạng về hình ảnh xưa và nay, bản đồ, niên biểu, nhân vật lịch sử, địa danh, di tích lịch sử văn hoá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cao dao, tục ngữ, thơ, vè, số liệu…
Phần Tổng luận khái quát những đặc điểm chung nhất của tỉnh, những nhân tố làm động lực thúc đẩy sự phát triển của An Giang trong suốt chiều dài lịch sử và mở ra hướng phát triển cho tương lai.
Thông qua Địa chí An Giang, thế hệ hôm nay và mai sau sẽ hiểu hơn và tự hào về lịch sử, truyền thống của vùng đất và con người An Giang kiên cường, bất khuất.
Xin trân trọng giới thiệu Địa chí An Giang đến bạn đọc!
Phòng LLCT&LSĐ