Thực tiễn - kinh nghiệm
Vĩnh Xương phát huy hiệu quả kinh tế từ Hợp tác xã nông nghiệp Tân Tiến
- Được đăng: Thứ bảy, 28 Tháng 11 2015 13:35
- Lượt xem: 3304
(TGAG)- Nền kinh tế thị trường đã và đang liên tục mở ra nhiều cơ hội phát triển. Trên con đường tiến tới nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, không thể gói gọn với những cách thức sản xuất kinh doanh truyền thống, nhỏ lẻ riêng rẽ, để hoạt động có hiệu quả cần có một mô hình tập thể, chính từ đó mô hình kinh tế tập thể Hợp tác xã (HTX) ở nông thôn đã ra đời, giúp người nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp ngày càng có hiệu quả, mang lại lợi nhuận kinh tế cao.
Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Tiến, thuộc xã Vĩnh Xương được thành lập năm 2003, với vốn điều lệ 176 triệu đồng có 103 thành viên gồm 1764 cổ phần, diện tích phục vụ 325 ha, tài sản cố định trên 140 triệu đồng. Trãi qua 12 năm hoạt động đến nay vốn điều lệ của HTX đã tăng lên gần 800 triệu với hơn 400 thành viên, gần 8000 cổ phần, diện tích phục vụ trên 400 ha, tài sản cố định trên 1 tỷ đồng và hoạt động theo luật hợp tác xã mới năm 2012, hoạt động của HTX đã phát huy được hiệu quả kinh tế, ban quản trị HTX luôn nhiệt tình trong công việc, tiềm tòi học hỏi những cái hay cái mới trong nền kinh tế hợp tác, xây dựng những mô hình có ích giới thiệu cho xã viên và bà con nông dân và xây dựng kế hoạch sản xuất trong vùng đê bao 3 năm 8 vụ đảm bảo về tưới tiêu và rút úng đã mang lại năng suất cao. Bên cạnh đó cũng thường xuyên tổ chức, sắp xếp các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để từng khâu, từng lĩnh vực hoạt động đi vào nề nếp ổn định đạt hiệu quả cao nhất.
Ban kiểm soát HTX với công việc thường xuyên kiểm tra theo dõi chặt chẽ việc thu chi của hợp tác xã, quản lý thu nhập, phân bổ các nguồn quỹ và nguồn vốn vay tín dụng nội bộ đảm bảo sự công bằng cho thành viên HTX. Đề xuất kịp thời với ban quản trị những ý tưởng kinh doanh có thể phát triển kinh tế HTX để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Từ đó HTX đã không ngừng đầu tư để phát triển trong từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, phấn đấu lợi nhuận nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước với phát huy tối đa những dịch vụ bơm tưới, dịch vụ rút tiêu úng, dịch vụ cung ứng phân bón và phân phối lúa giống, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ cho thành viên vay vốn với lãi suất 1% để sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, mua bán nhỏ phát triển kinh tế gia đình không phải vay lãi cao bên ngoài. Từ những dịch vụ trên đã tạo cơ hội việc làm cho hơn 30 lao động nghèo tham gia giữ trạm bơm điều tiết nước, thu gom lúa và nạo vét kênh mương nội đồng với lương bình quân từ 2 triệu đồng/người/ tháng. Ông Phan Văn Nữa -nông dân ngụ ấp 3 xã Vĩnh Xương là thành viên tổ hợp tác cho biết: Từ khi tham gia vào HTX ở địa phương nông dân chúng tôi có nhiều cơ hội, điều kiện học hỏi những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất để nâng cao năng suất, được khuyến cáo xuống giống đồng loạt theo lịch của cán bộ nông nghiệp để hạn chế được sâu bệnh, HTX cũng đi lựa chọn những loại giống chất lượng về phân phối lại, mở ra dịch vụ cung ứng phân bón mới để giảm chi phí giá thành cho bà con nông dân.
Bên cạnh đó HTX nông nghiệp đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động xã viên và bà con nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp, sử dụng các loại giống lúa mới được ngành nông nghiệp khuyến cáo để đạt nâng suất cao, ít sâu bệnh, giảm chi phí, đến nay đã có trên 98% diện tích áp dụng chương trình “3 giảm 3 tăng”; “1 phải 5 giảm. HTX kết hợp với phòng Kinh tế thị xã Tân Châu, Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật tổ chức nhiều buổi hội thảo về cách phòng trừ sâu bệnh cùng với nông dân xã, kỹ thuật viên nông nghiệp đi thăm đồng thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh để hướng dẫn bà con nông dân phun xịt kịp thời phòng trừ sâu bệnh tránh ảnh hưởng đến năng suất. Ông Lê Văn Mẫn -Trưởng ban kiểm soát Hợp tác xã nông nghiệp Tân Tiến cho biết: Hàng năm HTX trích hàng chục triệu đồng từ nguồn quỹ phúc lợi xã hội để hỗ trợ cho những công trình phúc lợi, an sinh xã hội của xã như: cầu, đường, trường, trạm, quỹ vì người nghèo và tập vỡ cho học sinh nghèo nhân ngày khai giảng. Bên cạnh đó kết hợp Ủy ban Mặt trận 2 xã Phú Lộc và Vĩnh Xương tặng quà cho hộ gia đình nghèo vui xuân đón tết hàng năm.
Nhiều năm qua HTX đã phát huy hiệu quả kinh tế tập thể, chăm lo đến quyền lợi nông dân như hợp đồng với chủ máy gật đập liên hợp về phục vụ khâu thu hoạch để giảm chi phí, tìm những hợp đồng với các thương lái bao tiêu sản phẩm lúa tươi tại chỗ cho bà con. Vì vậy chất lượng hoạt động của HTX đã ngày càng tốt hơn, đã nhiều năm liền lãi suất chia cho thành viên HTX luôn đảm bảo ở mức từ 1,5 – 2%/ tháng. Ông Lê Văn Mẫn -Trưởng ban kiểm soát Hợp tác xã cho biết thêm: Cũng nhân dịp đại hội HTX vừa qua thì trong thời gian tới hợp tác xã nông nghiệp sẽ tiếp tục phát huy 4 loại hình dịch vụ hiện có như: tưới, rút úng, vay vốn tín dụng và một dịch vụ mới đây là cung ứng phân bón. Hướng tới đây nếu có điều kiện HTX sẽ phát triển thêm dịch vụ cung ứng thuốc bảo vệ thực vật để phục vụ cho bà con xã viên và nông dân góp phần hạn chế mua vật tư nông nghiệp bên ngoài với lãi cao.
Có thể nói mô hình HTX nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trong sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, giúp bà con giảm chi phí trong sản xuất, nâng cao kiến thức áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, đóng góp thiết thực vào các công trình phúc lợi, an sinh xã hội của địa phương /.
Lê Kiều
Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Tiến, thuộc xã Vĩnh Xương được thành lập năm 2003, với vốn điều lệ 176 triệu đồng có 103 thành viên gồm 1764 cổ phần, diện tích phục vụ 325 ha, tài sản cố định trên 140 triệu đồng. Trãi qua 12 năm hoạt động đến nay vốn điều lệ của HTX đã tăng lên gần 800 triệu với hơn 400 thành viên, gần 8000 cổ phần, diện tích phục vụ trên 400 ha, tài sản cố định trên 1 tỷ đồng và hoạt động theo luật hợp tác xã mới năm 2012, hoạt động của HTX đã phát huy được hiệu quả kinh tế, ban quản trị HTX luôn nhiệt tình trong công việc, tiềm tòi học hỏi những cái hay cái mới trong nền kinh tế hợp tác, xây dựng những mô hình có ích giới thiệu cho xã viên và bà con nông dân và xây dựng kế hoạch sản xuất trong vùng đê bao 3 năm 8 vụ đảm bảo về tưới tiêu và rút úng đã mang lại năng suất cao. Bên cạnh đó cũng thường xuyên tổ chức, sắp xếp các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để từng khâu, từng lĩnh vực hoạt động đi vào nề nếp ổn định đạt hiệu quả cao nhất.
Ban kiểm soát HTX với công việc thường xuyên kiểm tra theo dõi chặt chẽ việc thu chi của hợp tác xã, quản lý thu nhập, phân bổ các nguồn quỹ và nguồn vốn vay tín dụng nội bộ đảm bảo sự công bằng cho thành viên HTX. Đề xuất kịp thời với ban quản trị những ý tưởng kinh doanh có thể phát triển kinh tế HTX để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Từ đó HTX đã không ngừng đầu tư để phát triển trong từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, phấn đấu lợi nhuận nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước với phát huy tối đa những dịch vụ bơm tưới, dịch vụ rút tiêu úng, dịch vụ cung ứng phân bón và phân phối lúa giống, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ cho thành viên vay vốn với lãi suất 1% để sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, mua bán nhỏ phát triển kinh tế gia đình không phải vay lãi cao bên ngoài. Từ những dịch vụ trên đã tạo cơ hội việc làm cho hơn 30 lao động nghèo tham gia giữ trạm bơm điều tiết nước, thu gom lúa và nạo vét kênh mương nội đồng với lương bình quân từ 2 triệu đồng/người/ tháng. Ông Phan Văn Nữa -nông dân ngụ ấp 3 xã Vĩnh Xương là thành viên tổ hợp tác cho biết: Từ khi tham gia vào HTX ở địa phương nông dân chúng tôi có nhiều cơ hội, điều kiện học hỏi những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất để nâng cao năng suất, được khuyến cáo xuống giống đồng loạt theo lịch của cán bộ nông nghiệp để hạn chế được sâu bệnh, HTX cũng đi lựa chọn những loại giống chất lượng về phân phối lại, mở ra dịch vụ cung ứng phân bón mới để giảm chi phí giá thành cho bà con nông dân.
Bên cạnh đó HTX nông nghiệp đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động xã viên và bà con nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp, sử dụng các loại giống lúa mới được ngành nông nghiệp khuyến cáo để đạt nâng suất cao, ít sâu bệnh, giảm chi phí, đến nay đã có trên 98% diện tích áp dụng chương trình “3 giảm 3 tăng”; “1 phải 5 giảm. HTX kết hợp với phòng Kinh tế thị xã Tân Châu, Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật tổ chức nhiều buổi hội thảo về cách phòng trừ sâu bệnh cùng với nông dân xã, kỹ thuật viên nông nghiệp đi thăm đồng thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh để hướng dẫn bà con nông dân phun xịt kịp thời phòng trừ sâu bệnh tránh ảnh hưởng đến năng suất. Ông Lê Văn Mẫn -Trưởng ban kiểm soát Hợp tác xã nông nghiệp Tân Tiến cho biết: Hàng năm HTX trích hàng chục triệu đồng từ nguồn quỹ phúc lợi xã hội để hỗ trợ cho những công trình phúc lợi, an sinh xã hội của xã như: cầu, đường, trường, trạm, quỹ vì người nghèo và tập vỡ cho học sinh nghèo nhân ngày khai giảng. Bên cạnh đó kết hợp Ủy ban Mặt trận 2 xã Phú Lộc và Vĩnh Xương tặng quà cho hộ gia đình nghèo vui xuân đón tết hàng năm.
Nhiều năm qua HTX đã phát huy hiệu quả kinh tế tập thể, chăm lo đến quyền lợi nông dân như hợp đồng với chủ máy gật đập liên hợp về phục vụ khâu thu hoạch để giảm chi phí, tìm những hợp đồng với các thương lái bao tiêu sản phẩm lúa tươi tại chỗ cho bà con. Vì vậy chất lượng hoạt động của HTX đã ngày càng tốt hơn, đã nhiều năm liền lãi suất chia cho thành viên HTX luôn đảm bảo ở mức từ 1,5 – 2%/ tháng. Ông Lê Văn Mẫn -Trưởng ban kiểm soát Hợp tác xã cho biết thêm: Cũng nhân dịp đại hội HTX vừa qua thì trong thời gian tới hợp tác xã nông nghiệp sẽ tiếp tục phát huy 4 loại hình dịch vụ hiện có như: tưới, rút úng, vay vốn tín dụng và một dịch vụ mới đây là cung ứng phân bón. Hướng tới đây nếu có điều kiện HTX sẽ phát triển thêm dịch vụ cung ứng thuốc bảo vệ thực vật để phục vụ cho bà con xã viên và nông dân góp phần hạn chế mua vật tư nông nghiệp bên ngoài với lãi cao.
Có thể nói mô hình HTX nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trong sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, giúp bà con giảm chi phí trong sản xuất, nâng cao kiến thức áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, đóng góp thiết thực vào các công trình phúc lợi, an sinh xã hội của địa phương /.
Lê Kiều