Truy cập hiện tại

Đang có 213 khách và không thành viên đang online

Thực tiễn - kinh nghiệm

Hội Nông dân Châu Phú Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia mô hình sản xuất “Cánh đồng lớn”

(TGAG)- Theo Kế hoạch số 28-KH/HU ngày 15/4/2013 của Ban Thường vụ Huyện ủy Châu Phú thực hiện Kết luận 62-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Hội Nông dân huyện xây dựng kế hoạch đổi mới nội dung và phương thức hoạt động gắn với thực hiện mô hình “Dân vận khéo” nhằm tập hợp nông dân, xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ, từng bước đưa nông dân vào tổ chức, theo hướng lấy chất lượng là chính.

Trong hai năm 2014 và 2015, Hội Nông dân huyện phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH MTV Lương thực Vĩnh Bình và Công ty Lương thực, thực phẩm An Giang tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Quyết định số 1639/QĐ-UBND ngày 22/9/2014 của UBND tỉnh về tiêu chí cánh đồng lớn sản xuất lúa, nếp tỉnh An Giang; áp dụng cho vùng sản xuất các loại lúa, nếp cao sản thực hiện mô hình cánh đồng lớn.

Mục đích xây dựng mô hình “cánh đồng lớn” nhằm thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên một diện tích lớn, rút ngắn khoảng chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất, nâng cao năng suất bình quân trong toàn vùng, gia tăng chất lượng lúa, gạo và làm nền tảng cho việc sản xuất lúa theo VietGAP, vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu lúa gạo An Giang đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Đầu năm 2014, Hội Nông dân huyện đã tổ chức cho 29 cán bộ, hội viên, nông dân tham quan mô hình cánh đồng lớn tại Cty TNHH MTV Lương thực Vĩnh Bình. Sau đó, đã chủ động phối hợp với các công ty tổ chức 20 cuộc hội thảo có 500 lượt hội viên, nông dân tham dự nhằm mục đích tuyên truyền, vận động cho hội viên, nông dân tham gia vào mô hình cánh đồng lớn với kết quả:

Hợp tác với Công ty TNHH MTV Lương thực Vĩnh Bình, vụ Đông xuân 2013 - 2014, vận động được 608 hộ nông dân tham gia với diện tích 1.302,8 ha. Các vụ sản xuất tiếp theo, số hộ, số diện tích tăng lên theo từng vụ, đến vụ Hè Thu năm 2015 vận động được 1.313 hộ nông dân tham gia, với diện tích 2.836,4 ha.

Hợp tác với Công ty Lương thực, thực phẩm An Giang, vụ Đông xuân 2013 - 2014, vận động được 47 hộ nông dân tham gia với diện tích 127 ha. Các vụ sản xuất tiếp theo, số hộ, số diện tích tăng lên theo từng vụ, đến vụ Hè Thu năm 2015 vận động được 75 hộ nông dân tham gia, với diện tích 330 ha.

Qua hai năm thực hiện mô hình “Cánh đồng lớn” các bên tham gia được thụ hưởng các lợi ích cao nhất, trong đó nông dân được hưởng lợi từ các dịch vụ phục vụ sản xuất, chất lượng vật tư nông nghiệp và các giá trị tăng thêm cho lúa từ các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là hạt lúa nông dân làm ra được Công ty bao tiêu và lợi nhuận cao hơn từ 1,5 đến 2 triệu/ha so với những hộ sản xuất bên ngoài cánh đồng lớn, cụ thể:

Cty TNHH MTV Lương thực Vĩnh Bình hỗ trợ cho nông dân như: cung ứng giống lúa xác nhận, phân bón, thuốc BVTV do Công ty sản xuất với giả cả hợp lý, cho nông dân mua nợ 120 ngày (không tính lãi); cho nông dân lưu kho lúa 01 tháng không tính phí chờ giá, hỗ trợ chuyên chỡ, bao bì và sấy lúa miễn phí; trong quá trình canh tác cử cán bộ hỗ trợ kỹ thuật.

Cty Lương thực, thực phẩm An Giang còn hỗ trợ thêm cho nông dân như: mua lúa tươi tại ruộng cao hơn thị trường 50 đồng/kg. Đây là cách mua bán truyền thống nên từ đó được nông dân đồng tình cao. Thông qua Tổ hợp tác làm đại diện (đầu mối), ký kết hợp đồng với Công ty Ngọc Tùng cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu được dễ dàng hơn.

Từ mô hình cánh đồng lớn, đã thành lập nhiều tổ hợp tác làm đại diện và được tổ chức sinh hoạt định kỳ thông tin về khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, triển khai hiệu quả của mô hình cánh đồng lớn, triển khai chương trình phối hợp cho vay vốn giữa Hội Nông dân với các tổ chức tín dụng với lãi suất cạnh tranh và dễ tiếp cận.

Sắp tới Hội Nông dân Châu Phú tiếp tục phối hợp với các ngành có liên quan và Cty TNHH MTV Lương thực Vĩnh Bình và Cty lương thực, thực phẩm An Giang làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia cánh đồng lớn; thành lập các tổ hợp tác ở các xã, thị trấn tham gia vào mô hình cánh đồng lớn; tranh thủ các nguồn quỹ hỗ trợ nông dân, các tổ chức tín dụng cho nông dân được tiếp cận các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi và Công ty Ngọc Tùng cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu giá cả hợp lý.

Tóm lại, mô hình sản xuất “Cánh đồng lớn” là sự liên kết sản xuất, dịch vụ khép kín giữa 4 nhà: Nhà nông - Nhà quản lý - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp. Ở đó, doanh nghiệp sẽ cung cấp giống, phân, thuốc và các dịch vụ nông nghiệp đi kèm cho nông dân như làm đất, chăm sóc, quản lý nước đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tồn trữ... các hoạt động dịch vụ này sẽ góp phần gia tăng năng suất, chất lượng và giá trị hạt gạo, gia tăng tính cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp cũng sẽ chịu trách nhiệm cho đầu ra của sản phẩm. Đây là mô hình sản xuất hiện đại theo quy trình nghiêm ngặt trên diện tích lớn, giảm được chi phí cho người sản xuất; dễ kiểm soát phòng ngừa sâu bệnh, chất lượng lúa gạo tốt, năng suất cao, đầu ra chắc chắn... đáp ứng đặc biệt cho nhu cầu xuất khẩu gạo./.

ĐOÀN VĂN HIỂN

Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40043229