Thực tiễn - kinh nghiệm
Nhìn lại 02 năm phòng, chống dịch COVID-19: Kết quả và bài học kinh nghiệm
- Được đăng: Thứ năm, 03 Tháng 3 2022 07:55
- Lượt xem: 1195
(TUAG)- Từ năm 2020 đến nay, nước ta đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch COVID-19. Quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt đều có xu hướng phức tạp hơn. Tính trên 1 triệu dân, số mắc ở Việt Nam xếp thứ 143/224 nước trên thế giới, 06/11 nước khu vực ASEAN; số tử vong xếp thứ 130/224 nước trên thế giới, 05/11 nước khu vực ASEAN. Tỷ lệ tử vong trên số ca mắc là 1,8%, xếp thứ 26/224 nước trên thế giới, 03/11 nước trong ASEAN.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, trên cơ sở chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương và sự đoàn kết, đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, công tác phòng, chống dịch được triển khai quyết liệt, đồng bộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng; trong đó đã kiểm soát thành công trong 3 đợt dịch đầu tiên; đã và đang từng bước kiểm soát được đợt dịch thứ 4 trên phạm vi toàn quốc. Các biện pháp phòng, chống dịch cho đến nay cơ bản là đúng hướng, kịp thời và hiệu quả.
Xác định vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng của vắc-xin, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm và tập trung chỉ đạo mua, nhập khẩu, thực hiện ngoại giao vắc-xin và tổ chức tiêm vắc-xin cho người dân nhanh nhất, nhiều nhất có thể, tiêm vắc-xin miễn phí cho người dân và người nước ngoài sinh sống, cư trú, làm việc tại Việt Nam. Chính phủ đã thành lập Quỹ vắc-xin phòng chống COVID-19 theo Quyết định số 779/QĐ-TTg, ngày 26/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc-xin với nhiệm vụ xúc tiến, vận động viện trợ vắc-xin, thuốc điều trị và vật phẩm y tế cho phòng chống dịch COVID-19.
Cho đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận 209,6 triệu liều vắc-xin từ các nguồn mua, viện trợ, tài trợ; đạt mục tiêu của Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ về mua và sử dụng vắc-xin năm 2021. Đã phân bổ 187,6 triệu liều; còn khoảng 22 triệu liều mới được tiếp nhận cần tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vắc-xin. Đã kịp thời phân bổ vắc-xin theo địa bàn trọng điểm là những nơi đang có dịch bùng phát mạnh, nguy cơ bùng phát cao, nhiều khu công nghiệp, giao thông huyết mạch...; ưu tiên tiêm cho các đối tượng người già, người có nguy cơ cao, mở rộng chỉ định tiêm cho một số đối tượng như phụ nữ mang thai trên 13 tuần, trẻ em, mở rộng mạng lưới tiêm chủng bao gồm cố định và lưu động.
Tổ chức hiệu quả chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam. Trong thời gian ngắn, tỷ lệ tiêm vắc-xin của Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ. Đến nay, cả nước đã tiêm được hơn 181,6 triệu liều, tỷ lệ sử dụng đạt 89,6 % số vắc-xin phân bổ qua 119 đợt. Việt Nam đã đạt trên 70% dân số được tiêm đủ liều cơ bản, so với mục tiêu WHO khuyến cáo, Việt Nam đã về đích trước 6 tháng. Dự kiến, Việt Nam sẽ hoàn thành tiêm phủ mũi 3 vào cuối quý I/2022. Về việc tiêm cho trẻ em từ 05 đến 11 tuổi, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị và sẽ triển khai theo khuyến cáo khoa học để bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Với sự nỗ lực, đoàn kết và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã triển khai nhiều chủ trương, biện pháp với tinh thần trách nhiệm rất cao, rất quyết liệt, chỉ đạo kịp thời cùng với sự hưởng ứng tích cực của người dân, sự vào cuộc của các cấp, các ngành nên đã từng bước kiểm soát được dịch. Những kết quả này rất đáng trân trọng, góp phần tạo động lực, tăng cường niềm tin, sự đoàn kết, thống nhất của mọi tầng lớp trong xã hội, tạo điều kiện cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong 02 năm qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: (1) Công tác chỉ đạo điều hành ở các cấp có nơi, có lúc còn lúng túng, chưa thống nhất, bị động. Công tác dự báo có lúc chưa sát với thực tiễn; (2) Các quy định của pháp luật hiện hành chưa bao quát được hết các tình huống ứng phó với bùng phát của dịch bệnh; nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành chưa sát thực tiễn, thiếu khả thi; (3) Hệ thống y tế còn bộc lộ hạn chế, nhất là y tế cơ sở và y tế dự phòng, chưa đáp ứng được yêu cầu khi dịch xảy ra; (4) Công tác truyền thông chưa được chuẩn bị kỹ, chưa thông tin kịp thời, có thời điểm bị động, lúng túng, nhất là trong thời gian đầu của đợt dịch; (5) Công tác an sinh xã hội nhiều nơi chưa được kịp thời bảo đảm, nhất là tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội. Việc giải ngân các gói an sinh xã hội còn chậm, thủ tục hành chính còn phức tạp, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, thậm chí có nơi không đủ lương thực, thực phẩm; (6) Việc triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP vẫn còn những hạn chế, bất cập do các cấp, ngành, một bộ phận nhân dân có nơi, có lúc còn tư tưởng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với diễn biến của dịch bệnh, nhất là nhận thức về tiêm vắc-xin; (7) Sự phối hợp giữa các địa phương trong việc quản lý người di chuyển, đi lại còn bất cập, gây khó khăn cho người dân…
Từ thực tế diễn biến tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và tại Việt Nam, đồng thời, qua thời gian triển khai các biện pháp phòng, chống dịch kể từ đầu năm 2020 đến nay, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất, lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt và nhất quán từ Trung ương đến địa phương; huy động cả hệ thống chính trị và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; huy động các nguồn lực trong, ngoài nước, nguồn lực của Nhân dân và doanh nghiệp tham gia công tác phòng, chống dịch; lấy người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch; coi trọng dân, chăm lo cho dân, vận động Nhân dân; chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân.
Thứ hai, triển khai sớm, chủ động và đặc biệt là kiên định với biện pháp chống dịch đã đề ra từ đầu và xuyên suốt các giai đoạn là “chủ động ngăn chặn - phát hiện sớm - cách ly kịp thời - khoanh vùng gọn - dập dịch triệt để - điều trị hiệu quả”.
Thứ ba, vai trò quan trọng của bài học theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện và vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ), chú trọng vai trò chủ động của chính quyền các địa phương. Thực hiện phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động sáng tạo trong tổ chức thực hiện ở các cấp, nhất là cấp cơ sở.
Thứ tư, bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình, làm tốt công tác dự báo,
căn cứ dữ liệu khoa học để đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả. Chủ động xây dựng các kịch bản, phương án chống dịch từ sớm, toàn diện, đồng bộ ở mức cao nhất có thể.
Thứ năm, minh bạch trong việc cung cấp thông tin, truyền thông, tạo được sự tham gia, hưởng ứng tích cực, đồng thuận của người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Thứ sáu, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế thông qua các hoạt động chia sẻ thông tin, hợp tác và hỗ trợ quốc tế trong phòng chống dịch COVID-19.
Thứ bảy, huy động tổng lực ngành y tế; thiết lập hệ thống chăm sóc, điều trị giảm tử vong, hình thành trạm y tế lưu động để cung cấp các dịch vụ y tế cho người dân từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở; thực hiện chiến lược linh hoạt, hiệu quả trong việc xét nghiệm, điều trị, cách ly.
Thứ tám, đảm bảo vừa chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế. Tất cả các hoạt động phòng, chống dịch trong lĩnh vực y tế, cũng như trong kiểm soát biên giới, quản lý người nhập cảnh, bảo hộ công dân... đều tạo điều kiện để thực hiện thắng lợi mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra.
Thứ chín, bảo đảm công tác an sinh xã hội đối với người dân trong vùng dịch, nhất là ở khu vực đang thực hiện cách ly, phong tỏa để người dân yên tâm, thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch.
Để tiếp tục lan tỏa quyết tâm phòng, chống dịch COVID-19 của cả hệ thống chính trị, trong thời gian tới, công tác tuyên truyền cần tập trung một số nội dung sau:
Một là, thông tin, tuyên truyền sâu rộng để các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới, khu vực và trong nước; đồng lòng, tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Y tế, các cơ quan chức năng và các địa phương. Từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm, chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch của người dân.
Hai là, tiếp tục tuyên truyền vận động Nhân dân đồng lòng thực hiện tốt phương châm phòng, chống dịch “5K + vaccine + công nghệ”, để bảo đảm an toàn cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.
Ba là, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền đối ngoại về thành tựu phòng, chống dịch của Việt Nam, đặc biệt thông tin về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch đến cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài.
Bốn là, nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm trạng của người dân, kịp thời thông tin định hướng đúng dư luận; đồng thời đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, ngăn chặn và xử lý nghiêm các thông tin xấu độc, tin giả, tin không được kiểm chứng về tình hình dịch bệnh COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, trên cơ sở chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương và sự đoàn kết, đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, công tác phòng, chống dịch được triển khai quyết liệt, đồng bộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng; trong đó đã kiểm soát thành công trong 3 đợt dịch đầu tiên; đã và đang từng bước kiểm soát được đợt dịch thứ 4 trên phạm vi toàn quốc. Các biện pháp phòng, chống dịch cho đến nay cơ bản là đúng hướng, kịp thời và hiệu quả.
Xác định vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng của vắc-xin, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm và tập trung chỉ đạo mua, nhập khẩu, thực hiện ngoại giao vắc-xin và tổ chức tiêm vắc-xin cho người dân nhanh nhất, nhiều nhất có thể, tiêm vắc-xin miễn phí cho người dân và người nước ngoài sinh sống, cư trú, làm việc tại Việt Nam. Chính phủ đã thành lập Quỹ vắc-xin phòng chống COVID-19 theo Quyết định số 779/QĐ-TTg, ngày 26/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc-xin với nhiệm vụ xúc tiến, vận động viện trợ vắc-xin, thuốc điều trị và vật phẩm y tế cho phòng chống dịch COVID-19.
Cho đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận 209,6 triệu liều vắc-xin từ các nguồn mua, viện trợ, tài trợ; đạt mục tiêu của Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ về mua và sử dụng vắc-xin năm 2021. Đã phân bổ 187,6 triệu liều; còn khoảng 22 triệu liều mới được tiếp nhận cần tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vắc-xin. Đã kịp thời phân bổ vắc-xin theo địa bàn trọng điểm là những nơi đang có dịch bùng phát mạnh, nguy cơ bùng phát cao, nhiều khu công nghiệp, giao thông huyết mạch...; ưu tiên tiêm cho các đối tượng người già, người có nguy cơ cao, mở rộng chỉ định tiêm cho một số đối tượng như phụ nữ mang thai trên 13 tuần, trẻ em, mở rộng mạng lưới tiêm chủng bao gồm cố định và lưu động.
Tổ chức hiệu quả chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam. Trong thời gian ngắn, tỷ lệ tiêm vắc-xin của Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ. Đến nay, cả nước đã tiêm được hơn 181,6 triệu liều, tỷ lệ sử dụng đạt 89,6 % số vắc-xin phân bổ qua 119 đợt. Việt Nam đã đạt trên 70% dân số được tiêm đủ liều cơ bản, so với mục tiêu WHO khuyến cáo, Việt Nam đã về đích trước 6 tháng. Dự kiến, Việt Nam sẽ hoàn thành tiêm phủ mũi 3 vào cuối quý I/2022. Về việc tiêm cho trẻ em từ 05 đến 11 tuổi, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị và sẽ triển khai theo khuyến cáo khoa học để bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Với sự nỗ lực, đoàn kết và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã triển khai nhiều chủ trương, biện pháp với tinh thần trách nhiệm rất cao, rất quyết liệt, chỉ đạo kịp thời cùng với sự hưởng ứng tích cực của người dân, sự vào cuộc của các cấp, các ngành nên đã từng bước kiểm soát được dịch. Những kết quả này rất đáng trân trọng, góp phần tạo động lực, tăng cường niềm tin, sự đoàn kết, thống nhất của mọi tầng lớp trong xã hội, tạo điều kiện cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong 02 năm qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: (1) Công tác chỉ đạo điều hành ở các cấp có nơi, có lúc còn lúng túng, chưa thống nhất, bị động. Công tác dự báo có lúc chưa sát với thực tiễn; (2) Các quy định của pháp luật hiện hành chưa bao quát được hết các tình huống ứng phó với bùng phát của dịch bệnh; nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành chưa sát thực tiễn, thiếu khả thi; (3) Hệ thống y tế còn bộc lộ hạn chế, nhất là y tế cơ sở và y tế dự phòng, chưa đáp ứng được yêu cầu khi dịch xảy ra; (4) Công tác truyền thông chưa được chuẩn bị kỹ, chưa thông tin kịp thời, có thời điểm bị động, lúng túng, nhất là trong thời gian đầu của đợt dịch; (5) Công tác an sinh xã hội nhiều nơi chưa được kịp thời bảo đảm, nhất là tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội. Việc giải ngân các gói an sinh xã hội còn chậm, thủ tục hành chính còn phức tạp, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, thậm chí có nơi không đủ lương thực, thực phẩm; (6) Việc triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP vẫn còn những hạn chế, bất cập do các cấp, ngành, một bộ phận nhân dân có nơi, có lúc còn tư tưởng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với diễn biến của dịch bệnh, nhất là nhận thức về tiêm vắc-xin; (7) Sự phối hợp giữa các địa phương trong việc quản lý người di chuyển, đi lại còn bất cập, gây khó khăn cho người dân…
Từ thực tế diễn biến tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và tại Việt Nam, đồng thời, qua thời gian triển khai các biện pháp phòng, chống dịch kể từ đầu năm 2020 đến nay, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất, lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt và nhất quán từ Trung ương đến địa phương; huy động cả hệ thống chính trị và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; huy động các nguồn lực trong, ngoài nước, nguồn lực của Nhân dân và doanh nghiệp tham gia công tác phòng, chống dịch; lấy người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch; coi trọng dân, chăm lo cho dân, vận động Nhân dân; chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân.
Thứ hai, triển khai sớm, chủ động và đặc biệt là kiên định với biện pháp chống dịch đã đề ra từ đầu và xuyên suốt các giai đoạn là “chủ động ngăn chặn - phát hiện sớm - cách ly kịp thời - khoanh vùng gọn - dập dịch triệt để - điều trị hiệu quả”.
Thứ ba, vai trò quan trọng của bài học theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện và vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ), chú trọng vai trò chủ động của chính quyền các địa phương. Thực hiện phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động sáng tạo trong tổ chức thực hiện ở các cấp, nhất là cấp cơ sở.
Thứ tư, bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình, làm tốt công tác dự báo,
căn cứ dữ liệu khoa học để đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả. Chủ động xây dựng các kịch bản, phương án chống dịch từ sớm, toàn diện, đồng bộ ở mức cao nhất có thể.
Thứ năm, minh bạch trong việc cung cấp thông tin, truyền thông, tạo được sự tham gia, hưởng ứng tích cực, đồng thuận của người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Thứ sáu, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế thông qua các hoạt động chia sẻ thông tin, hợp tác và hỗ trợ quốc tế trong phòng chống dịch COVID-19.
Thứ bảy, huy động tổng lực ngành y tế; thiết lập hệ thống chăm sóc, điều trị giảm tử vong, hình thành trạm y tế lưu động để cung cấp các dịch vụ y tế cho người dân từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở; thực hiện chiến lược linh hoạt, hiệu quả trong việc xét nghiệm, điều trị, cách ly.
Thứ tám, đảm bảo vừa chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế. Tất cả các hoạt động phòng, chống dịch trong lĩnh vực y tế, cũng như trong kiểm soát biên giới, quản lý người nhập cảnh, bảo hộ công dân... đều tạo điều kiện để thực hiện thắng lợi mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra.
Thứ chín, bảo đảm công tác an sinh xã hội đối với người dân trong vùng dịch, nhất là ở khu vực đang thực hiện cách ly, phong tỏa để người dân yên tâm, thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch.
Để tiếp tục lan tỏa quyết tâm phòng, chống dịch COVID-19 của cả hệ thống chính trị, trong thời gian tới, công tác tuyên truyền cần tập trung một số nội dung sau:
Một là, thông tin, tuyên truyền sâu rộng để các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới, khu vực và trong nước; đồng lòng, tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Y tế, các cơ quan chức năng và các địa phương. Từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm, chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch của người dân.
Hai là, tiếp tục tuyên truyền vận động Nhân dân đồng lòng thực hiện tốt phương châm phòng, chống dịch “5K + vaccine + công nghệ”, để bảo đảm an toàn cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.
Ba là, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền đối ngoại về thành tựu phòng, chống dịch của Việt Nam, đặc biệt thông tin về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch đến cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài.
Bốn là, nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm trạng của người dân, kịp thời thông tin định hướng đúng dư luận; đồng thời đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, ngăn chặn và xử lý nghiêm các thông tin xấu độc, tin giả, tin không được kiểm chứng về tình hình dịch bệnh COVID-19.
P.N