Thực tiễn - kinh nghiệm
Tân Châu: Đẩy mạnh phát triển lĩnh vực thương mại - dịch vụ, thích nghi với tình hình mới
- Được đăng: Thứ ba, 02 Tháng 11 2021 14:36
- Lượt xem: 1374
(TUAG)- Những tháng đầu năm 2021, do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp (nhất là giai đoạn từ tháng 7 đến nay) việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg dẫn đến tình trạng vận chuyển, lưu thông nông sản khó khăn, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ. Thương lái không đến hoặc thu mua rất ít, nhiều loại rau, củ, quả chủ yếu tiêu thụ tại địa phương; giá vật tư nông nghiệp ở mức cao; giá bán rất bấp bênh. Nhưng với sự quan tâm và lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ cấp thị xã đến cấp xã đã giải quyết được phần nào sự khó khăn chung. Hàng hóa được đảm bảo, cung ứng dồi dào đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của người dân với giá cả ổn định.
Hàng hóa bày bán tại chợ truyền thống
Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị theo kế hoạch “mục tiêu kép”, nên nguồn hàng tại các hệ thống chợ, siêu thị và cửa hàng tiện lợi khá dồi dào, giá cả ổn định, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu người dân trên địa bàn. Nhiều hoạt động thương mại điện tử triển khai hiệu quả như thanh toán không dùng tiền mặt, chương trình đi chợ hộ,… nhằm đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng đảm bảo tuân thủ quy định phòng chống dịch. Ông Nguyễn Anh Phương, Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Tân Châu cho biết: “Trong 9 tháng qua, tình hình mua bán các loại hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu ổn định, không có tình trạng tập trung đông người để mua hàng hóa dự trữ do các điểm cung cấp nhu yếu phẩm có nguồn cung ứng dồi dào đáp ứng tốt nhu cầu người dân với giá cả tương đối ổn định. Đặc biệt, trong những ngày thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các chợ truyền thống, siêu thị trên địa bàn thị xã đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là các mặt hàng, như: gạo, thịt, cá, rau, củ, trái cây tuy có tăng giá nhưng không đáng kể,… Có được kết quả đó, là nhờ các điểm cung cấp nhu yếu phẩm đã dự trữ được nguồn cung ứng dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu người dân”.
Trong 9 tháng qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú trên địa bàn thị xã đạt trên 6.400 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ; và đạt 69,97% so kế hoạch năm. Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt trên 5.400 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 7,58%, đạt 71,54% so kế hoạch. Doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú đạt gần 990 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 0,34%; và đạt 62,38% so kế hoạch. Trong hoạt động thương mại – dịch vụ luôn được các ngành thị xã và địa phương quan tâm, vận động tiểu thương thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19, giải pháp 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19; các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường và cập nhật trạng thái các chợ lên bản đồ chung sống an toàn với COVID-19; hướng dẫn phòng chống dịch tại chợ trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg; triển khai chương trình “Đi chợ hộ” của Bách Hóa Xanh An Giang. Công tác kiểm tra, giám sát luôn được tăng cường kiểm tra tình hình mua bán, giá cả thị trường tại các chợ, siêu thị, cửa hàng Bách hóa xanh trên địa bàn; kiểm tra thị trường về cung ứng hàng hóa thiết yếu tham gia bình ổn thị trường tại các cơ sở kinh doanh, chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn thị xã; kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các chợ, siêu thị, cửa hàng trên đại bàn thị xã; Rà soát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong thời gian thực cách ly theo Chỉ thị 16/CT-TTg.
Điểm sáng trong 9 tháng qua, là hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương, nổi bật là giá trị nhập khẩu tăng 34,7% so cùng kỳ; hoạt động thương mại biên giới của thương nhân và cư dân hai bên biên giới diễn ra bình thường, không bị ùn tắc tại khu vực cửa khẩu nhưng vẫn đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch COVID-19. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình hàng hoá tại cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương đạt trên 540 triệu USD tăng 43% so cùng kỳ; trong đó, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch đạt trên 470 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu chính ngạch đạt gần 60 triệu USD, kim ngạch hàng biên giới trên 3 triệu USD, tăng rất mạnh so cùng kỳ. Riêng khai báo trực tiếp tại Hải quan Vĩnh Xương: xuất khẩu trên 51 triệu USD tăng 56,18% so cùng kỳ; nhập khẩu trên 55 triệu USD, tăng 172% so cùng kỳ. Tổng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu đạt gần 2.900.000 tấn, tăng 15% so cùng kỳ, hàng hóa xuất chủ yếu: sắt thép các loại, phân bón, giấy vệ sinh, thùng phi rỗng,... nhập chủ yếu: cát, mật rỉ mía, lúa, xoài, đường tinh luyện,... Và tổng khối lượng hàng hoá quá cảnh trên 1.100.000 tấn, tăng 5,7 lần so cùng kỳ.
Công tác quản lý về thương mại - dịch vụ, xúc tiến thương mại luôn được tăng cường, quản lý tốt các hoạt động kinh doanh mua bán tại chợ; tham mưu nâng cấp cải tạo hạ tầng thương mại phục vụ tiểu thương. Thị xã đã hỗ trợ UBND xã Phú Vĩnh tổ chức, sắp xếp lại lô sạp, tình hình mua bán tại chợ Phú Vĩnh; Phối hợp thẩm định phương án quản lý, khai thác chợ xã Phú Lộc để trình UBND thị xã phê duyệt; khảo sát mặt bằng các chợ để tổ chức Chương trình đưa sản phẩm OCOP về bán ở các chợ. Thị xã còn đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thông tin đến các tiểu thương tại các chợ danh sách Doanh nghiệp và sản phẩm đạt OCOP tỉnh Tiền Giang để các hộ tiểu thương có thể kết nối tiêu thụ khi có nhu cầu; Liên hệ các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn thị xã có nhu cầu tham dự Hội chợ Công Thương tại tỉnh Quảng Ngãi; Lập danh sách các danh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản của địa phương để giới thiệu sản phẩm đặc sản quà tặng địa phương đến Tổ chức kỷ lục Việt Nam.
Hàng hóa dồi dào tại siêu thị Co.opmart Tân Châu
Theo dự báo tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, trong những tháng cuối năm 2021, thị xã phải tập trung hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình công tác năm, đồng thời xây dựng kế hoạch khôi phục sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế để ổn định đời sống Nhân dân; từng bước chuyển sang trạng thái sống chung với dịch, nhằm đạt kết quả cao nhất của năm 2021. Trong đó, tiếp tục bám sát các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh và phục hồi sản xuất; phải đảm bảo an toàn để mở cửa sản xuất và sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch COVID-19,... Ông Nguyễn Anh Phương, Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Tân Châu cho biết thêm: “Thời gian tới, Phòng kinh tế thị xã tham mưu UBND thị xã tiếp tục theo dõi tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến tiêu thụ nông sản và sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng phát triển thị trường trong nước, tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho cơ sở - doanh nghiệp quảng bá thương hiệu đến với người tiêu dùng. Xây dựng Kế hoạch thực hiện khâu đột phá khai thác lợi thế kinh tế biên mậu thị xã giai đoạn 2021-2025. Triển khai thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và hàng kém chất lượng. Tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường các mặt hàng thiết yếu đảm bảo lưu thông hàng hóa, chấp hành quy định pháp luật về giá, về chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Tổ chức rà soát hoàn chỉnh các thủ tục để xây dựng thương hiệu Lụa Tân Châu và Xoài Tân Châu”.
Hiện nay, cả hệ thống chính trị của thị xã Tân Châu đã và đang tập trung nguồn lực cao nhất cho công tác kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan và đẩy lùi dịch bệnh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chiến dịch tiêm vắc-xin, nhằm tạo sự bao phủ trên toàn thị xã, hướng đến mục tiêu kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, trong thời điểm mở cửa phục hồi nền kinh tế là yêu cầu rất cấp bách; do đó thời gian tới, thị xã sẽ tập trung thúc đẩy phục hồi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh dịch COVID-19, bảo đảm thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân; vừa duy trì hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh ổn định, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của địa phương.
Hàng hóa bày bán tại chợ truyền thống
Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị theo kế hoạch “mục tiêu kép”, nên nguồn hàng tại các hệ thống chợ, siêu thị và cửa hàng tiện lợi khá dồi dào, giá cả ổn định, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu người dân trên địa bàn. Nhiều hoạt động thương mại điện tử triển khai hiệu quả như thanh toán không dùng tiền mặt, chương trình đi chợ hộ,… nhằm đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng đảm bảo tuân thủ quy định phòng chống dịch. Ông Nguyễn Anh Phương, Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Tân Châu cho biết: “Trong 9 tháng qua, tình hình mua bán các loại hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu ổn định, không có tình trạng tập trung đông người để mua hàng hóa dự trữ do các điểm cung cấp nhu yếu phẩm có nguồn cung ứng dồi dào đáp ứng tốt nhu cầu người dân với giá cả tương đối ổn định. Đặc biệt, trong những ngày thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các chợ truyền thống, siêu thị trên địa bàn thị xã đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là các mặt hàng, như: gạo, thịt, cá, rau, củ, trái cây tuy có tăng giá nhưng không đáng kể,… Có được kết quả đó, là nhờ các điểm cung cấp nhu yếu phẩm đã dự trữ được nguồn cung ứng dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu người dân”.
Trong 9 tháng qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú trên địa bàn thị xã đạt trên 6.400 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ; và đạt 69,97% so kế hoạch năm. Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt trên 5.400 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 7,58%, đạt 71,54% so kế hoạch. Doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú đạt gần 990 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 0,34%; và đạt 62,38% so kế hoạch. Trong hoạt động thương mại – dịch vụ luôn được các ngành thị xã và địa phương quan tâm, vận động tiểu thương thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19, giải pháp 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19; các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường và cập nhật trạng thái các chợ lên bản đồ chung sống an toàn với COVID-19; hướng dẫn phòng chống dịch tại chợ trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg; triển khai chương trình “Đi chợ hộ” của Bách Hóa Xanh An Giang. Công tác kiểm tra, giám sát luôn được tăng cường kiểm tra tình hình mua bán, giá cả thị trường tại các chợ, siêu thị, cửa hàng Bách hóa xanh trên địa bàn; kiểm tra thị trường về cung ứng hàng hóa thiết yếu tham gia bình ổn thị trường tại các cơ sở kinh doanh, chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn thị xã; kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các chợ, siêu thị, cửa hàng trên đại bàn thị xã; Rà soát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong thời gian thực cách ly theo Chỉ thị 16/CT-TTg.
Điểm sáng trong 9 tháng qua, là hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương, nổi bật là giá trị nhập khẩu tăng 34,7% so cùng kỳ; hoạt động thương mại biên giới của thương nhân và cư dân hai bên biên giới diễn ra bình thường, không bị ùn tắc tại khu vực cửa khẩu nhưng vẫn đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch COVID-19. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình hàng hoá tại cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương đạt trên 540 triệu USD tăng 43% so cùng kỳ; trong đó, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch đạt trên 470 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu chính ngạch đạt gần 60 triệu USD, kim ngạch hàng biên giới trên 3 triệu USD, tăng rất mạnh so cùng kỳ. Riêng khai báo trực tiếp tại Hải quan Vĩnh Xương: xuất khẩu trên 51 triệu USD tăng 56,18% so cùng kỳ; nhập khẩu trên 55 triệu USD, tăng 172% so cùng kỳ. Tổng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu đạt gần 2.900.000 tấn, tăng 15% so cùng kỳ, hàng hóa xuất chủ yếu: sắt thép các loại, phân bón, giấy vệ sinh, thùng phi rỗng,... nhập chủ yếu: cát, mật rỉ mía, lúa, xoài, đường tinh luyện,... Và tổng khối lượng hàng hoá quá cảnh trên 1.100.000 tấn, tăng 5,7 lần so cùng kỳ.
Công tác quản lý về thương mại - dịch vụ, xúc tiến thương mại luôn được tăng cường, quản lý tốt các hoạt động kinh doanh mua bán tại chợ; tham mưu nâng cấp cải tạo hạ tầng thương mại phục vụ tiểu thương. Thị xã đã hỗ trợ UBND xã Phú Vĩnh tổ chức, sắp xếp lại lô sạp, tình hình mua bán tại chợ Phú Vĩnh; Phối hợp thẩm định phương án quản lý, khai thác chợ xã Phú Lộc để trình UBND thị xã phê duyệt; khảo sát mặt bằng các chợ để tổ chức Chương trình đưa sản phẩm OCOP về bán ở các chợ. Thị xã còn đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thông tin đến các tiểu thương tại các chợ danh sách Doanh nghiệp và sản phẩm đạt OCOP tỉnh Tiền Giang để các hộ tiểu thương có thể kết nối tiêu thụ khi có nhu cầu; Liên hệ các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn thị xã có nhu cầu tham dự Hội chợ Công Thương tại tỉnh Quảng Ngãi; Lập danh sách các danh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản của địa phương để giới thiệu sản phẩm đặc sản quà tặng địa phương đến Tổ chức kỷ lục Việt Nam.
Hàng hóa dồi dào tại siêu thị Co.opmart Tân Châu
Hiện nay, cả hệ thống chính trị của thị xã Tân Châu đã và đang tập trung nguồn lực cao nhất cho công tác kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan và đẩy lùi dịch bệnh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chiến dịch tiêm vắc-xin, nhằm tạo sự bao phủ trên toàn thị xã, hướng đến mục tiêu kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, trong thời điểm mở cửa phục hồi nền kinh tế là yêu cầu rất cấp bách; do đó thời gian tới, thị xã sẽ tập trung thúc đẩy phục hồi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh dịch COVID-19, bảo đảm thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân; vừa duy trì hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh ổn định, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của địa phương.
Văn Phô