Thực tiễn - kinh nghiệm
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang
- Được đăng: Thứ sáu, 29 Tháng 10 2021 08:15
- Lượt xem: 1139
(TUAG)- Là một bộ phận của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền (CTTT) của cán bộ tuyên giáo (CBTG) ở tỉnh An Giang hiện nay có vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, cũng như công tác xây dựng Đảng ở tỉnh. CTTT có mặt trên tất cả các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, trực tiếp tác động đến từng người dân, đến toàn xã hội, tác động không chỉ nhận thức, tư tưởng, mà đến cả tình cảm, niềm tin, ý chí, đạo đức, lối sống của mỗi người và xã hội, góp phần quyết định vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, tình hình thế giới, khu vực, trong tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến vô cùng nguy hiểm, phức tạp. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi tỉnh phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có trong tiền lệ. Để đáp ứng yêu cầu hết sức nặng nề, cấp bách này, đòi hỏi hiệu quả công tác CTTT của CBTG trên địa bàn tỉnh phải được nâng cao.
Nhằm góp phần giúp An Giang làm tốt hơn CTTT của Đảng, qua đó làm tốt công tác xây dựng Đảng, chính quyền và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay, cần quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Chú trọng mục tiêu tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội
“Khi nói về sự thống nhất trong Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, phàm làm công việc gì bất kể lớn hay bé, khó hay dễ, nếu không ra sức thì chắc không thành công, nhưng nếu đồng tâm hiệp lực thì có thể làm được.”Thực tế cho thấy, bất cứ một chủ trương, chính sách nào được đưa ra mà không có tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể, không được quần chúng đồng tình, ủng hộ thì những chủ trương, chính sách đó không thể đi vào cuộc sống và sẽ thất bại.”
Cũng chính những lý do trên, mục tiêu tạo sự đồng thuận trong xã hội là mục tiêu chính của CTTT. CTTT phải “lo trước cái lo của thiên hạ”, nhất là những vấn đề liên quan thiết thực đến đời sống của nhân dân. CTTT phải xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn cuộc sống, phản ánh chân thực và luôn song hành cùng mọi hoạt động của đời sống xã hội; phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, nhất là thực tiễn từ cơ sở; nhạy bén với những chuyển biến, thay đổi nhanh chóng và phức tạp của tình hình trên địa bàn tỉnh, để kịp thời tham mưu, đề xuất cấp ủy lãnh đạo, xử lý các tình huống nảy sinh, định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, đảm bảo tính thuyết phục và đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đặc biệt, bên cạnh tuyên truyền, cần lắng nghe, quan tâm tham mưu giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc của địa phương, nguyện vọng chính đáng của người dân, kiên quyết không để xảy ra điểm nóng, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Đây chính là chìa khóa để giải quyết các vấn đề trong CTTT, là thực hiện CTTT từ gốc rễ”.
Đổi mới cả nội dung và hình thức công tác tuyên truyền
Nội dung CTTT phải nâng cao tính khoa học, đầy đủ, minh bạch và kịp thời cung cấp thông tin chính thống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hiện nay, trước tác động của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ và sự bùng nổ của Internet, mạng xã hội cũng như các phương tiện truyền thông, người dân có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau, trong đó đáng lưu ý có nhiều nguồn thông tin không chính thống, tạo ra hiện tượng “thật - giả lẫn lộn”. Điều này áp với địa bàn tỉnh An Giang, một địa bàn có đường biên giới dài gần 100 km, lại là tỉnh có dân số đông nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ 8 của cả nước, đời sống văn hóa tinh thần của người dân rất đa dạng, phong phú bởi sự giao thoa văn hóa từ nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, trong đó có những tôn giáo nội sinh, có tầm ảnh hưởng rộng trong khu vực, trình độ dân trí không đồng đều giữa miền núi, khu vực nông thôn và khu vực thành thị, nên việc tiếp cận và hiểu rõ, nắm rõ các thông tin cũng sẽ khác nhau.”
Tình hình đó đặt ra cho CTTT của CBTG tỉnh là nội dung tuyên truyền cần đa dạng để đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của Nhân dân nhưng phải chống khuynh hướng thương mại hóa, chạy theo những thị hiếu không lành mạnh. Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, đúng đối tượng và đúng thời điểm. Thông tin chỉ có giá trị khi lựa chọn nội dung cung cấp đúng đối tượng, để thực hiện xứ mệnh thay đổi niềm tin và hành động của người được cung cấp, nó hoàn toàn có thể phản tác dụng khi xuất hiện nội dung không đúng thời điểm, không phù hợp với đối tượng. Cùng với việc mở rộng nội dung và minh bạch thông tin tuyên truyền cần phải thực hiện bảo vệ bí mật nhà nước nhưng phải tránh tình trạng lợi dụng quy định để “mật hóa” văn bản, bưng bít thông tin gây phiền hà cho người dân.
Song song với đổi mới nổi dung CTTT, để phù hợp với tình hình, điểm địa phương và xu thế hiện nay, CBTG tỉnh cần đổi mới về cách thức tuyên truyền. Theo đó, phương thức tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ nhớ, dễ vận dụng, phù hợp với từng đối tượng, từng vùng miền trong cả tỉnh. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung ngắn gọn có nghĩa là “Phải viết gọn gàng, rõ ràng, vắn tắt. Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi mà phải có đầu, có đuôi, có nội dung… Nói ít nhưng nói cho thấm thía, nói cho chắc chắn thì quần chúng thích hơn”(*). Ngắn gọn trong cách nói, cách viết theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, về mặt nội dung thì phải cô đọng, hàm súc, ý nhiều lời ít, không có lời thừa, ý thừa, chữ thừa, mỗi câu, mỗi chữ có một ý nghĩa, có một mục đích, không phải rỗng tuếch. Tuy nhiên, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, không phải nhất thiết cái gì cũng ngắn mới tốt, mà mục đích của việc nói ngắn, viết ngắn là để chữa cái bệnh “nói dài, viết rỗng”, tức là tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh, đối tượng cụ thể quy định nói, viết ngắn hay dài, nhưng phải có nội dung. Mỗi câu, mỗi chữ phải chứa một ý nghĩa, mang một nội dung nhất định, không thừa; nói đúng tư tưởng, phản ánh đúng nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
Chủ động nắm bắt tư tưởng của các tầng lớp trong xã hội để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền
“Có thể nhận thấy, diễn biến về tư tưởng xã hội hiện nay khá phức tạp, trong đó có sự dao động về niềm tin đối với con đường phát triển của đất nước, đối với chế độ, vai trò lãnh đạo của Đảng. Để khắc phục những hiện tượng tiêu cực đó, CBTG cần có căn cứ xác thực và hiểu được cặn kẽ nguyên nhân của nó. Mọi tư tưởng đều bắt nguồn từ quan hệ lợi ích và tâm lý xã hội, do vậy, phải “bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc” cho căn bệnh tư tưởng xã hội nói trên từ nguyên nhân của nó.” Chính vì vậy công tác nắm bắt, nghiên cứu, định hướng đúng dư luận xã hội để tạo sự đồng thuận là vô cùng quan trọng; là một trong những điều kiện bảo đảm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.
Đa dạng các hình thức cung cấp thông tin, qua đó nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền
Thời gian tới, phải phát huy việc đa dạng hình thức cung cấp thông tin giúp CBTG toàn tỉnh dễ dàng tiếp cận thông tin chính thống, nhanh, kịp thời qua đó nâng cao hiệu quả CTTT, thông qua các kênh như: Cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cung cấp thông tin chính thống qua hội nghị báo cáo cáo viên định kỳ, linh hoạt sử dụng hai hình thức tổ chức (trực tiếp và trực tuyến), trong đó coi trọng hình thức trực tuyến với ưu thế lan tỏa nhanh và rộng, làm một lần bao phủ toàn tỉnh; nâng chất hội nghị định hướng tuyên truyền hằng tháng; nâng cao chất lượng các tài liệu cung cấp đến tận cơ sở, đặc biệt là Bản tin Thông tin công tác Tuyên giáo; kế đến là nâng chất nội dung cung cấp thông tin hằng tuần thông qua hệ thống Zalo gửi đến gửi đến các địa phương, đơn vị; khuyến khích CBTG toàn tỉnh khai thác thông tin tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh, tại địa chỉ https://www.angiang.dcs.vn, các tư liệu tuyên truyền trên các báo chính thống, thông qua các buổi tập huấn tuyên truyền nội dung chuyên đề, thông qua các hội nghị chuyên đề, mạng xã hội của Ban Chỉ đạo 35 tỉnh, huyện, nhất là các trang mạng xã hội: Dòng An Giang, Quê hương An Giang, An Giang ngày mới. Tất cả các kênh này CBTG đều có thể khai thác, chọn lọc làm tài liệu tuyên truyền.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo hiện nay đảm bảo cả về số lượng và chất lượng
Đây là nhiệm vụ quan trọng, bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm nổi tiếng Sửa đổi lối làm việc đã chỉ rõ: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, phải biết cách lựa chọn, sử dụng và không ngừng bồi dưỡng cán bộ để cái vốn quý đó ngày càng to lớn lên theo yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng.
Đầu tiên cần thống nhất về tiêu chuẩn để làm công tác tuyên giáo, nhất là CBTG làm CTTT. Đây là người đi “gieo” niềm tin và thuyết phục nhân dân, CBTG phải thực sự vững vàng về tư tưởng - chính trị. Trước những diễn biến của phong trào cộng sản thế giới hay tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, CBTG phải có niềm tin khoa học và lòng trung thành thực sự đối với lý tưởng cộng sản, với định hướng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp đổi mới của Đảng. Trong mọi hoạt động, CBTG đều phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết và đều hướng tới mục tiêu củng cố nền tảng tư tưởng, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Quan điểm, lập trường của đội ngũ này phải là sự “hóa thân” từ đường lối, quan điểm của Đảng.”
Muốn chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ CBTG các cấp làm CTTT cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều đơn vị hữu quan với những biện pháp cụ thể: Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ CBTG làm CTTT; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện tác nghiệp cho CBTG, nhất là ở các cơ sở, vùng núi, biên giới, dân tộc; chủ động tạo nguồn, quy hoạch cán bộ để tránh sự hụt hẫng về thế hệ và mất cân đối về cơ cấu; tăng cường tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, “truyền nghề” giữa các lớp thế hệ cán bộ lâu năm - cán bộ trẻ; quan tâm việc kết nối, nâng cao chất lượng chuyên môn thông qua trao đổi, bàn luận với các chuyên gia đầu ngành ở các lĩnh vực khác, chính là giải pháp cần thiết để nguồn nhân lực CBTG tốt làm CTTT; đối với mỗi CBTG phải luôn tự đào tạo, tự rèn luyện. Ngành Tuyên giáo là một ngành rất đặc biệt, bởi vì, nó vừa là chính trị, vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Vì thế, cái tâm, cái đức và cái tầm, cái tài của CBTG phải được biểu hiện thành những tiêu chí đặc thù, cụ thể để cán bộ theo đó mà phấn đấu.
Thời gian tới, với những phương hướng, giải pháp đã xác định, tin tưởng rằng, đội ngũ CBTG của tỉnh sẽ nâng cao hiệu quả CTTT phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc làm cầu nối giữa Đảng với Nhân dân; không ngừng nỗ lực, cố gắng, để đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 như tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra./.
(*) Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, tình hình thế giới, khu vực, trong tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến vô cùng nguy hiểm, phức tạp. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi tỉnh phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có trong tiền lệ. Để đáp ứng yêu cầu hết sức nặng nề, cấp bách này, đòi hỏi hiệu quả công tác CTTT của CBTG trên địa bàn tỉnh phải được nâng cao.
Nhằm góp phần giúp An Giang làm tốt hơn CTTT của Đảng, qua đó làm tốt công tác xây dựng Đảng, chính quyền và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay, cần quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Chú trọng mục tiêu tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội
“Khi nói về sự thống nhất trong Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, phàm làm công việc gì bất kể lớn hay bé, khó hay dễ, nếu không ra sức thì chắc không thành công, nhưng nếu đồng tâm hiệp lực thì có thể làm được.”Thực tế cho thấy, bất cứ một chủ trương, chính sách nào được đưa ra mà không có tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể, không được quần chúng đồng tình, ủng hộ thì những chủ trương, chính sách đó không thể đi vào cuộc sống và sẽ thất bại.”
Cũng chính những lý do trên, mục tiêu tạo sự đồng thuận trong xã hội là mục tiêu chính của CTTT. CTTT phải “lo trước cái lo của thiên hạ”, nhất là những vấn đề liên quan thiết thực đến đời sống của nhân dân. CTTT phải xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn cuộc sống, phản ánh chân thực và luôn song hành cùng mọi hoạt động của đời sống xã hội; phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, nhất là thực tiễn từ cơ sở; nhạy bén với những chuyển biến, thay đổi nhanh chóng và phức tạp của tình hình trên địa bàn tỉnh, để kịp thời tham mưu, đề xuất cấp ủy lãnh đạo, xử lý các tình huống nảy sinh, định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, đảm bảo tính thuyết phục và đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đặc biệt, bên cạnh tuyên truyền, cần lắng nghe, quan tâm tham mưu giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc của địa phương, nguyện vọng chính đáng của người dân, kiên quyết không để xảy ra điểm nóng, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Đây chính là chìa khóa để giải quyết các vấn đề trong CTTT, là thực hiện CTTT từ gốc rễ”.
Đổi mới cả nội dung và hình thức công tác tuyên truyền
Nội dung CTTT phải nâng cao tính khoa học, đầy đủ, minh bạch và kịp thời cung cấp thông tin chính thống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hiện nay, trước tác động của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ và sự bùng nổ của Internet, mạng xã hội cũng như các phương tiện truyền thông, người dân có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau, trong đó đáng lưu ý có nhiều nguồn thông tin không chính thống, tạo ra hiện tượng “thật - giả lẫn lộn”. Điều này áp với địa bàn tỉnh An Giang, một địa bàn có đường biên giới dài gần 100 km, lại là tỉnh có dân số đông nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ 8 của cả nước, đời sống văn hóa tinh thần của người dân rất đa dạng, phong phú bởi sự giao thoa văn hóa từ nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, trong đó có những tôn giáo nội sinh, có tầm ảnh hưởng rộng trong khu vực, trình độ dân trí không đồng đều giữa miền núi, khu vực nông thôn và khu vực thành thị, nên việc tiếp cận và hiểu rõ, nắm rõ các thông tin cũng sẽ khác nhau.”
Tình hình đó đặt ra cho CTTT của CBTG tỉnh là nội dung tuyên truyền cần đa dạng để đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của Nhân dân nhưng phải chống khuynh hướng thương mại hóa, chạy theo những thị hiếu không lành mạnh. Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, đúng đối tượng và đúng thời điểm. Thông tin chỉ có giá trị khi lựa chọn nội dung cung cấp đúng đối tượng, để thực hiện xứ mệnh thay đổi niềm tin và hành động của người được cung cấp, nó hoàn toàn có thể phản tác dụng khi xuất hiện nội dung không đúng thời điểm, không phù hợp với đối tượng. Cùng với việc mở rộng nội dung và minh bạch thông tin tuyên truyền cần phải thực hiện bảo vệ bí mật nhà nước nhưng phải tránh tình trạng lợi dụng quy định để “mật hóa” văn bản, bưng bít thông tin gây phiền hà cho người dân.
Song song với đổi mới nổi dung CTTT, để phù hợp với tình hình, điểm địa phương và xu thế hiện nay, CBTG tỉnh cần đổi mới về cách thức tuyên truyền. Theo đó, phương thức tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ nhớ, dễ vận dụng, phù hợp với từng đối tượng, từng vùng miền trong cả tỉnh. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung ngắn gọn có nghĩa là “Phải viết gọn gàng, rõ ràng, vắn tắt. Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi mà phải có đầu, có đuôi, có nội dung… Nói ít nhưng nói cho thấm thía, nói cho chắc chắn thì quần chúng thích hơn”(*). Ngắn gọn trong cách nói, cách viết theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, về mặt nội dung thì phải cô đọng, hàm súc, ý nhiều lời ít, không có lời thừa, ý thừa, chữ thừa, mỗi câu, mỗi chữ có một ý nghĩa, có một mục đích, không phải rỗng tuếch. Tuy nhiên, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, không phải nhất thiết cái gì cũng ngắn mới tốt, mà mục đích của việc nói ngắn, viết ngắn là để chữa cái bệnh “nói dài, viết rỗng”, tức là tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh, đối tượng cụ thể quy định nói, viết ngắn hay dài, nhưng phải có nội dung. Mỗi câu, mỗi chữ phải chứa một ý nghĩa, mang một nội dung nhất định, không thừa; nói đúng tư tưởng, phản ánh đúng nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
Chủ động nắm bắt tư tưởng của các tầng lớp trong xã hội để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền
“Có thể nhận thấy, diễn biến về tư tưởng xã hội hiện nay khá phức tạp, trong đó có sự dao động về niềm tin đối với con đường phát triển của đất nước, đối với chế độ, vai trò lãnh đạo của Đảng. Để khắc phục những hiện tượng tiêu cực đó, CBTG cần có căn cứ xác thực và hiểu được cặn kẽ nguyên nhân của nó. Mọi tư tưởng đều bắt nguồn từ quan hệ lợi ích và tâm lý xã hội, do vậy, phải “bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc” cho căn bệnh tư tưởng xã hội nói trên từ nguyên nhân của nó.” Chính vì vậy công tác nắm bắt, nghiên cứu, định hướng đúng dư luận xã hội để tạo sự đồng thuận là vô cùng quan trọng; là một trong những điều kiện bảo đảm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.
Đa dạng các hình thức cung cấp thông tin, qua đó nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền
Thời gian tới, phải phát huy việc đa dạng hình thức cung cấp thông tin giúp CBTG toàn tỉnh dễ dàng tiếp cận thông tin chính thống, nhanh, kịp thời qua đó nâng cao hiệu quả CTTT, thông qua các kênh như: Cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cung cấp thông tin chính thống qua hội nghị báo cáo cáo viên định kỳ, linh hoạt sử dụng hai hình thức tổ chức (trực tiếp và trực tuyến), trong đó coi trọng hình thức trực tuyến với ưu thế lan tỏa nhanh và rộng, làm một lần bao phủ toàn tỉnh; nâng chất hội nghị định hướng tuyên truyền hằng tháng; nâng cao chất lượng các tài liệu cung cấp đến tận cơ sở, đặc biệt là Bản tin Thông tin công tác Tuyên giáo; kế đến là nâng chất nội dung cung cấp thông tin hằng tuần thông qua hệ thống Zalo gửi đến gửi đến các địa phương, đơn vị; khuyến khích CBTG toàn tỉnh khai thác thông tin tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh, tại địa chỉ https://www.angiang.dcs.vn, các tư liệu tuyên truyền trên các báo chính thống, thông qua các buổi tập huấn tuyên truyền nội dung chuyên đề, thông qua các hội nghị chuyên đề, mạng xã hội của Ban Chỉ đạo 35 tỉnh, huyện, nhất là các trang mạng xã hội: Dòng An Giang, Quê hương An Giang, An Giang ngày mới. Tất cả các kênh này CBTG đều có thể khai thác, chọn lọc làm tài liệu tuyên truyền.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo hiện nay đảm bảo cả về số lượng và chất lượng
Đây là nhiệm vụ quan trọng, bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm nổi tiếng Sửa đổi lối làm việc đã chỉ rõ: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, phải biết cách lựa chọn, sử dụng và không ngừng bồi dưỡng cán bộ để cái vốn quý đó ngày càng to lớn lên theo yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng.
Đầu tiên cần thống nhất về tiêu chuẩn để làm công tác tuyên giáo, nhất là CBTG làm CTTT. Đây là người đi “gieo” niềm tin và thuyết phục nhân dân, CBTG phải thực sự vững vàng về tư tưởng - chính trị. Trước những diễn biến của phong trào cộng sản thế giới hay tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, CBTG phải có niềm tin khoa học và lòng trung thành thực sự đối với lý tưởng cộng sản, với định hướng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp đổi mới của Đảng. Trong mọi hoạt động, CBTG đều phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết và đều hướng tới mục tiêu củng cố nền tảng tư tưởng, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Quan điểm, lập trường của đội ngũ này phải là sự “hóa thân” từ đường lối, quan điểm của Đảng.”
Muốn chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ CBTG các cấp làm CTTT cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều đơn vị hữu quan với những biện pháp cụ thể: Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ CBTG làm CTTT; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện tác nghiệp cho CBTG, nhất là ở các cơ sở, vùng núi, biên giới, dân tộc; chủ động tạo nguồn, quy hoạch cán bộ để tránh sự hụt hẫng về thế hệ và mất cân đối về cơ cấu; tăng cường tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, “truyền nghề” giữa các lớp thế hệ cán bộ lâu năm - cán bộ trẻ; quan tâm việc kết nối, nâng cao chất lượng chuyên môn thông qua trao đổi, bàn luận với các chuyên gia đầu ngành ở các lĩnh vực khác, chính là giải pháp cần thiết để nguồn nhân lực CBTG tốt làm CTTT; đối với mỗi CBTG phải luôn tự đào tạo, tự rèn luyện. Ngành Tuyên giáo là một ngành rất đặc biệt, bởi vì, nó vừa là chính trị, vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Vì thế, cái tâm, cái đức và cái tầm, cái tài của CBTG phải được biểu hiện thành những tiêu chí đặc thù, cụ thể để cán bộ theo đó mà phấn đấu.
Thời gian tới, với những phương hướng, giải pháp đã xác định, tin tưởng rằng, đội ngũ CBTG của tỉnh sẽ nâng cao hiệu quả CTTT phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc làm cầu nối giữa Đảng với Nhân dân; không ngừng nỗ lực, cố gắng, để đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 như tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra./.
Nguyễn Ngọc Hân
_________(*) Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.