Thực tiễn - kinh nghiệm
Nông nghiệp An Giang phát huy vai trò là nền tảng của nền kinh tế
- Được đăng: Thứ tư, 28 Tháng 10 2020 15:58
- Lượt xem: 2532
(TUAG)- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng tỉnh An Giang lần thứ X, 5 năm qua, ngành nông nghiệp đã cụ thể hóa Nghị quyết thành nhiều chương trình, đề án, kế hoạch và tập trung tổ chức thực hiện, trọng tâm là tổ chức thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020” và Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 11-11-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.
Với sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, các cơ quan và địa phương đã sát cánh cùng với Nhân dân, toàn ngành nông nghiệp triển khai thực hiện, qua đó đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò nền tảng thúc đẩy kinh tế An Giang phát triển, ngay cả trong tình hình dịch bệnh COVID 19 rất phức tạp.
Thành quả đạt được giai đoạn 2016-2020
Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn này đạt 2%, giá trị sản xuất nông nghiệp trên 01 ha đất năm 2020 ước đạt 192 triệu đồng/ha trong đó:
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (GO) năm 2020 ước đạt 30.313 tỷ đồng, tăng gần 3.300 tỷ đồng so với năm 2016. Các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với mô hình sản xuất lúa ba vụ hiện nay, cụ thể, nếu so sánh lợi nhuận mô hình sản xuất 3 vụ lúa mang lại thu nhập cho người nông dân bình quân từ 40 triệu – 45 triệu đồng/ha thì mô hình sản xuất các loại rau ăn lá có lợi nhuận bình quân dao động từ 120 đến 150 triệu đồng/ha/năm; mô hình cây ăn trái cũng mang lại lợi nhuận gấp 3 đến 5 lần so với trồng lúa, chẳng hạn mô hình trồng bưởi đạt 700 đến 800 triệu đồng/ha sau 3 năm đầu tư, mô hình trồng nhãn cũng mang lại lợi nhuận từ 500 đến 600 triều đồng/ha sau 2 năm đầu tư.
Ngành thủy sản có mức tăng trưởng vượt bậc, giá trị sản xuất ngành thủy sản (GO) năm 2020 ước đạt 11.090 tỷ đồng, tăng 1.160 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng với tốc độ tăng 2,8%. Từ đó, đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư dự án xây dựng vùng nuôi thủy sản tập trung, công nghệ cao, được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế như: Công ty Cổ phần Cá tra Việt Úc, Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn; Công ty TNHH MTV NTTS Hà Nội – Cần Thơ (HACA); Công ty CP Nam Việt Bình Phú, Công ty TNHH Phát Triển Lộc Kim Chi; Công ty Cổ phần Nha Trang seafood, công ty An Mỹ, Công ty CP XNKTS An Giang, trong đó có 2 doanh nghiệp được công nhận Vùng/DN sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC (Việt Úc, Nam Việt Bình Phú).
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (GO) năm 2020 ước đạt 1.839 tỷ đồng, tương đương so với năm 2016, dù bệnh dịch tả heo Châu Phi tác động đến đàn heo toàn tỉnh cả năm 2019. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đã và đang đầu tư vào An Giang như tập đoàn TH True milk (nuôi bò sữa), THACO (nuôi heo) …
Trụ đỡ không thể thay thế
Trong 6 tháng đầu năm 2020, vượt lên khó khăn do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành nông nghiệp An Giang vẫn đạt được những kết quả ấn tượng: lúa vụ Đông Xuân trúng mùa, được giá (năng suất lúa thu hoạch bình quân chung đạt 71,12 tạ/ha (tăng 0,71 tạ/ha so với cùng kỳ);
Cây lâu năm có hơn 18,8 ngàn ha (trong đó trồng mới 413 ha), bằng 107% so cùng kỳ năm trước;
Các loại thủy sản khác thị trường tiêu thụ ổn định, người nuôi có hiệu quả kinh tế nên quy mô phát triển ổn định, như: Cá lóc, rô phi, điêu hồng,..., sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm gần 35 ngàn tấn, bằng 102,95% so với cùng kỳ (tăng 1.010 tấn). Tương tự, cá he, mè vinh, trê,... nhờ nhu cầu thị trường nội địa tăng nên giá bán cũng ổn định ở mức cao làm diện tích nuôi tăng, sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm khoảng 11,8 ngàn tấn, bằng 104,52% (tăng 512 tấn) so với cùng kỳ.
Đàn trâu bò toàn tỉnh có khoảng 72 ngàn con, bằng 99,17% so cùng kỳ, đàn heo có dấu hiệu hồi phục nhờ dịch bệnh được khống chế, có khoảng 89 ngàn con, bằng 72,71% so với cùng kỳ; đàn gia cầm có 4,8 triệu con, bằng 100,1% so với cùng kỳ.
Từ các kết quả đó đã góp phần giữ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 1,96% (so với nhiều địa phương trong khu vực có tăng trưởng âm là Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau )
Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức đối với nông nghiệp An Giang đó là tình hình dịch bệnh COVID 19 và yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực. Vì vậy để nông nghiệp không những là nền tảng mà còn phải là động lực cho phát triển nền kinh tế của tỉnh, chúng ta phải chủ động thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về sự cần thiết, tất yếu và tầm quan trọng của thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng giá trị, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường; đổi mới tư duy từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang phát triển kinh tế nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cần lưu ý, chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp (nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực với sản lượng 3,7-3,9 triệu tấn lúa/năm), từng bước nâng dần diện tích cây ăn trái, chăn nuôi bò sữa, heo, gà… việc chuyển dịch cần ngay cả trong loại cây trồng vật nuôi. Như là cơ cấu nhiều loại thủy sản (cá lóc, lươn, cá điêu hồng) thay vì chỉ tập trung vào con cá tra như trước.
Thứ hai, thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong nông nghiệp là tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế cho thành phần lao động chủ lực của tỉnh. Song song đó, tập trung nâng cao kiến thức, kỹ năng tăng năng suất cho người lao động trong khu vực nông nghiệp.
Thứ ba, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản với giá trị cao như CPTPP, EVFTA. Trong đó, chất lượng nông sản, truy xuất nguồn gốc, ứng dụng công nghệ cao là những yếu tố quan trọng phát triển thị trường trong và ngoài nước.
Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành nông nghiệp là then chốt. Từ kỹ thuật canh tác, quản lý, điều hành sản xuất, hợp tác sản xuất liên kết theo chuỗi… Một đội ngũ có khả năng hội nhập kinh tế thế giới và khai thác thành quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho ngành nông nghiệp An Giang giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến 2030./.
TRƯƠNG KIẾN THỌ
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Với sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, các cơ quan và địa phương đã sát cánh cùng với Nhân dân, toàn ngành nông nghiệp triển khai thực hiện, qua đó đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò nền tảng thúc đẩy kinh tế An Giang phát triển, ngay cả trong tình hình dịch bệnh COVID 19 rất phức tạp.
Thành quả đạt được giai đoạn 2016-2020
Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn này đạt 2%, giá trị sản xuất nông nghiệp trên 01 ha đất năm 2020 ước đạt 192 triệu đồng/ha trong đó:
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (GO) năm 2020 ước đạt 30.313 tỷ đồng, tăng gần 3.300 tỷ đồng so với năm 2016. Các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với mô hình sản xuất lúa ba vụ hiện nay, cụ thể, nếu so sánh lợi nhuận mô hình sản xuất 3 vụ lúa mang lại thu nhập cho người nông dân bình quân từ 40 triệu – 45 triệu đồng/ha thì mô hình sản xuất các loại rau ăn lá có lợi nhuận bình quân dao động từ 120 đến 150 triệu đồng/ha/năm; mô hình cây ăn trái cũng mang lại lợi nhuận gấp 3 đến 5 lần so với trồng lúa, chẳng hạn mô hình trồng bưởi đạt 700 đến 800 triệu đồng/ha sau 3 năm đầu tư, mô hình trồng nhãn cũng mang lại lợi nhuận từ 500 đến 600 triều đồng/ha sau 2 năm đầu tư.
Ngành thủy sản có mức tăng trưởng vượt bậc, giá trị sản xuất ngành thủy sản (GO) năm 2020 ước đạt 11.090 tỷ đồng, tăng 1.160 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng với tốc độ tăng 2,8%. Từ đó, đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư dự án xây dựng vùng nuôi thủy sản tập trung, công nghệ cao, được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế như: Công ty Cổ phần Cá tra Việt Úc, Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn; Công ty TNHH MTV NTTS Hà Nội – Cần Thơ (HACA); Công ty CP Nam Việt Bình Phú, Công ty TNHH Phát Triển Lộc Kim Chi; Công ty Cổ phần Nha Trang seafood, công ty An Mỹ, Công ty CP XNKTS An Giang, trong đó có 2 doanh nghiệp được công nhận Vùng/DN sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC (Việt Úc, Nam Việt Bình Phú).
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (GO) năm 2020 ước đạt 1.839 tỷ đồng, tương đương so với năm 2016, dù bệnh dịch tả heo Châu Phi tác động đến đàn heo toàn tỉnh cả năm 2019. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đã và đang đầu tư vào An Giang như tập đoàn TH True milk (nuôi bò sữa), THACO (nuôi heo) …
Trụ đỡ không thể thay thế
Trong 6 tháng đầu năm 2020, vượt lên khó khăn do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành nông nghiệp An Giang vẫn đạt được những kết quả ấn tượng: lúa vụ Đông Xuân trúng mùa, được giá (năng suất lúa thu hoạch bình quân chung đạt 71,12 tạ/ha (tăng 0,71 tạ/ha so với cùng kỳ);
Cây lâu năm có hơn 18,8 ngàn ha (trong đó trồng mới 413 ha), bằng 107% so cùng kỳ năm trước;
Các loại thủy sản khác thị trường tiêu thụ ổn định, người nuôi có hiệu quả kinh tế nên quy mô phát triển ổn định, như: Cá lóc, rô phi, điêu hồng,..., sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm gần 35 ngàn tấn, bằng 102,95% so với cùng kỳ (tăng 1.010 tấn). Tương tự, cá he, mè vinh, trê,... nhờ nhu cầu thị trường nội địa tăng nên giá bán cũng ổn định ở mức cao làm diện tích nuôi tăng, sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm khoảng 11,8 ngàn tấn, bằng 104,52% (tăng 512 tấn) so với cùng kỳ.
Đàn trâu bò toàn tỉnh có khoảng 72 ngàn con, bằng 99,17% so cùng kỳ, đàn heo có dấu hiệu hồi phục nhờ dịch bệnh được khống chế, có khoảng 89 ngàn con, bằng 72,71% so với cùng kỳ; đàn gia cầm có 4,8 triệu con, bằng 100,1% so với cùng kỳ.
Từ các kết quả đó đã góp phần giữ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 1,96% (so với nhiều địa phương trong khu vực có tăng trưởng âm là Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau )
Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức đối với nông nghiệp An Giang đó là tình hình dịch bệnh COVID 19 và yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực. Vì vậy để nông nghiệp không những là nền tảng mà còn phải là động lực cho phát triển nền kinh tế của tỉnh, chúng ta phải chủ động thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về sự cần thiết, tất yếu và tầm quan trọng của thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng giá trị, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường; đổi mới tư duy từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang phát triển kinh tế nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cần lưu ý, chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp (nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực với sản lượng 3,7-3,9 triệu tấn lúa/năm), từng bước nâng dần diện tích cây ăn trái, chăn nuôi bò sữa, heo, gà… việc chuyển dịch cần ngay cả trong loại cây trồng vật nuôi. Như là cơ cấu nhiều loại thủy sản (cá lóc, lươn, cá điêu hồng) thay vì chỉ tập trung vào con cá tra như trước.
Thứ hai, thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong nông nghiệp là tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế cho thành phần lao động chủ lực của tỉnh. Song song đó, tập trung nâng cao kiến thức, kỹ năng tăng năng suất cho người lao động trong khu vực nông nghiệp.
Thứ ba, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản với giá trị cao như CPTPP, EVFTA. Trong đó, chất lượng nông sản, truy xuất nguồn gốc, ứng dụng công nghệ cao là những yếu tố quan trọng phát triển thị trường trong và ngoài nước.
Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành nông nghiệp là then chốt. Từ kỹ thuật canh tác, quản lý, điều hành sản xuất, hợp tác sản xuất liên kết theo chuỗi… Một đội ngũ có khả năng hội nhập kinh tế thế giới và khai thác thành quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho ngành nông nghiệp An Giang giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến 2030./.
TRƯƠNG KIẾN THỌ
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn