Truy cập hiện tại

Đang có 101 khách và không thành viên đang online

Việt Nam - APEC 2017 “Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai”

(TGAG)- Năm APEC Việt Nam 2017 là một trong những trọng tâm đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam sẽ có trách nhiệm cao hơn trong bối cảnh thế giới hiện nay đang có xu hướng tăng cường bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc, đặt ra những thách thức lớn với quá trình liên kết tong APEC. Với chủ đề "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”.

Quá trình hình thành APEC

Năm 1965, hai nhà nghiên cứu Nhật Bản là Kojima và Kurimoto nêu ý tưởng thành lập một “Khu vực thương mại tự do ở Thái Bình Dương”. Trong thập niên 1980, ý tưởng này đã được một số lãnh đạo Nhật Bản, đặc biệt Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp lúc đó là Tamura và Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) thúc đẩy.

Tháng 01/1989, phát biểu với Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Ôxtrâylia Bob Hawke đã nêu ý tưởng thành lập một diễn đàn tư vấn kinh tế cấp Bộ trưởng ở châu Á - Thái Bình Dương với mục đích phối hợp hoạt động của các chính phủ nhằm thúc đẩy mạnh phát triển kinh tế ở khu vực và hệ thống thương mại đa phương. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Hoa Kỳ đã ủng hộ sáng kiến này.

Ngày 06-07/11/1989, các Bộ trưởng của 12 nền kinh tế nói trên họp tại Canberra, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Ôxtrâylia Gareth Evans, đã quyết định chính thức thành lập Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia - Pacific Economic Cooperation - APEC). Den nay, APEC đã mở rộng và bao gồm 21 nền kinh tế thành viên, trong đó có những nền kinh tế hàng đầu thế giới. APEC hiện đại diện khoảng 2,8 tỷ dân, tương đương khoảng 39% dân số thế giới và đóng góp 43 nghìn tỷ USD, 20 nghìn tỷ USD thương mại, 57% GDP và 49% thương mại toàn cầu.

Mục tiêu hoạt động của APEC

Trong bối cảnh quá trình liên kết, hợp tác kinh tế ở các khu vực và trên phạm vi toàn cầu phát triển mạnh vào cuối những năm 1980, Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ nhất tại Ôxtrâylia đã xác định mục đích của APEC là thúc đẩy tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư khu vực. Tuyên bo Seoul thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ ba năm 1991 đã nêu rõ các mục tiêu cơ bản của APEC là:

- Duy trì sự tăng trưởng và phát triển khu vực vì lợi ích chung của các nền kinh te trong khu vực, qua đó đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế thế giới.

- Phát huy các kết quả tích cực đối với khu vực và nền kinh tế thế giới, thúc đẩy các luồng hàng hóa, dịch vụ, vốn và công nghệ.

- Phát triển và tăng cường một hệ thống thương mại đa phương rộng mở, vì lợi ích của châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác.

- Cắt giảm rào cản với thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên, phù họp với các nguyên tắc của GATT/WTO và không làm tổn hại các nền kinh tế khác.

Để thực hiện các mục tiêu trên, APEC triển khai ba đột phá trụ cột đó là: (i) Tự do hóa thương mại và đầu tư thông qua cắt giảm và xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phí quan; (ii) Thuận lợi hóa kinh doanh, giảm chi phí sản xuất và giao dịch, tăng cường trao đổi thông tin, cơ hội kinh doanh và kết nối, thục đẩy thương mại, tạo nhiều cơ hội việc làm mới; (iii) Họfp tác kinh tế kỹ thuật, nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực các nền kinh tế thành viên, hướng tới phát triển bình đẳng, cân bằng và bền vững.

Việt Nam sẵn sàng cho “Năm APEC - Việt Nam” thành công

Năm APEC Việt Nam 2017 là một trong những trọng tâm đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam sẽ có trách nhiệm cao hơn trong bối cảnh thế giới hiện nay đang có xu hướng tăng cường bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc, đặt ra những thách thức lớn với quá trình liên kết tong APEC. Với chủ đề "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, tại APEC lần này, 4 ưu tiên được Việt Nam đưa ra là: Tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu được các nền kinh tế thành viên APEC ủng hộ và nhất trí cao. Các ưu tiên mà Việt Nam đưa ra hết sức phù họp với các nền kinh tế thành viên APEC, đó cũng là lý do các nước rất ủng hộ những ưu tiên này. Bên cạnh đó, điều quan trọng là các ưu tiên này rất phù họp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay cũng như thời gian tới. Việt Nam đảm nhận vai trò chủ nhà của APEC 2017 ở vào giai đoạn quyết định của việc hoàn thành mục tiêu Bogor đề ra đến năm 2020, trong đó có việc hoàn thành tự do hóa thương mại và tự do về đầu tư ở châu Á - Thái Bình Dương. Tại APEC 2017, chúng ta cũng phải cùng các nền kinh tế thành viên xây dựng tầm nhìn sau năm 2020. Đây là vai trò hết sức quyết định của nước chủ nhà trong việc phối hợp với các nước để bắt đầu xây dựng tầm nhìn sau năm 2020, sau mục tiêu Bogor.

Để chuẩn bị cho Năm APEC 2017, ngay từ giữa năm 2015, Việt Nam đã thành lập ủy ban Nhà nước về APEC. Từ đó đến nay, chúng ta đã tích cực chuẩn bị từ nội dung, công tác tổ chức, cho đến cơ sở vật chất hạ tầng. Cho đến thời điểm này có thể nói chúng ta đã bước đầu hoàn tất quá trình chuẩn bị, bảo đảm đáp ứng được tốt nhất việc tổ chức các hội nghị trong Năm APEC 2017. Tại Đà Nẵng - địa phương được lựa chọn tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC (sự kiện quan trọng nhất của Năm APEC 2017), cơ sở vật chất tiếp tục được hoàn thiện, đáp ứng điều kiện tốt nhất cho các hội nghị trong Tuần lễ cấp cao với sự tham dự của gần 10.000 đại biểu. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã lựa chọn ra 10 tỉnh, thành phố để tổ chức hàng trăm sự kiện, hoạt động diễn ra trong suốt cả Năm APEC, qua đó quảng bá hình ảnh đất nước, sự đổi mới của Việt Nam kể từ khi tổ chức Năm APEC 2006. Một trong những mục tiêu quan trọng nữa đó là việc đưa người dân, các doanh nghiệp tham gia vào công tác chuẩn bị APEC vì đây là hội nghị liên quan đến phát triển kinh tế, liên quan đến lợi ích tự do thương mại cụ thể với người dân, doanh nghiệp.

Ngoại giao phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế đất nước

Vai trò của ngoại giao trong việc phát triển kinh tế đất nước, cũng như những năm trước đây, ngoại giao có nhiệm vụ tham mưu cho Nhà nước theo dõi đánh giá tình hình kinh tế, diễn biến kinh tế của thế giới và khu vực, từ đó đóng góp vào việc hoạch định chính sách phù hợp. Ngoại giao kinh tế luôn được xác định là một trong những trụ cột của ngành ngoại giao. Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài đã bám sát tình hình kinh tế thế giới, đồng thời đóng góp, phân tích tình hình kinh tế thế giới và khu vực. Hàng tháng Bộ Ngoại giao đều có báo cáo tình hình kinh tế, những nhận định của các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ thế giới về tình hình kinh tế Việt Nam để giúp Chính phủ có một bức tranh toàn diện hơn về tình hình kinh tế thế giới và khu vực.

Năm 2017, nước ta sẽ đón tiếp, gặp gỡ hàng chục nghìn đại biểu, doanh nghiệp, phóng viên từ các nền kinh tế thành viên APEC, đây vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm, ứng xử văn minh, chào đón hòa nhã, thân thiện của từng người dân và việc giữ gìn môi trường, cảnh quan sạch đẹp là không thể thiếu để giúp bạn bè quốc tế cảm nhận được những nét đẹp của nền văn hiến và con người Việt Nam, qua đó thúc đẩy văn hóa hội nhập của nước ta trong giai đoạn phát triển mới./.

P.TTCTTG (tổng hợp)
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
36723312