Đối thoại Shangri-La 2016 - Vấn đề an ninh khu vực
- Được đăng: Thứ hai, 06 Tháng 6 2016 08:10
- Lượt xem: 2604
(TGAG)- Tối ngày 3/6, Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La 15) khai mạc tại Singapore, do Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) tổ chức. Hội nghị năm nay có số lượng đại biểu nhiều nhất từ trước tới nay, hơn 600 người, trong đó có các quan chức quốc phòng từ hơn 30 quốc gia trong và ngoài khu vực cùng đông đảo giới học giả quốc tế đến từ các nước ASEAN, châu Á, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ. Dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam là Thứ tưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Chí Vịnh.
* Những thách thức an ninh khu vực
Nhiều chuyên gia cho rằng an ninh khu vực đang đứng trước nhiều thách thức nghiêm trọng, trong đó thách thức lớn nhất chính là sự suy giảm lòng tin chiến lược giữa các quốc gia. Theo đánh giá, từ đầu năm tới nay, tình hình an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục diễn biến phức tạp với những điểm nóng tiềm tàng, mà rõ ràng nhất là khu vực Biển Đông với các hành động của các bên tranh chấp, cụ thể là Trung Quốc đang ráo riết xây dựng các đảo đá nhân tạo và có những động thái quân sự hóa, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực. Điều này tiềm ẩn những lo ngại có thể dẫn tới những va chạm, xung đột quân sự ở trên khu vực Biển Đông.
Ngoài ra, tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên thời gian gần đây có những diễn biến rất đáng quan ngại, đặc biệt là việc Triều Tiên tiến hành thử nghiệm nổ đầu đạn hạt nhân và phóng các tên lửa tầm xa, đó cũng là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh khu vực. Bên cạnh đó còn có các vấn đề khác cũng gây quan ngại cho cộng đồng các quốc gia trong khu vực như: mối đe dọa của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng; vấn đề người di cư; khủng bố; biến đổi khí hậu… Chính những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống này có tác động qua lại và gây ra những cuộc khủng hoảng ở các cấp độ khác nhau đối với an ninh khu vực.
Tiến sỹ William Choong, chuyên gia cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho rằng một điều dễ nhận thấy ở cấp độ vĩ mô là vẫn đang tiếp tục diễn ra sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc về ảnh hưởng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều này đã tác động đến các mối quan hệ song phương và đa phương trong khu vực, đặc biệt là việc hai cường quốc này đều theo đuổi những tầm nhìn chiến lược của riêng mình đối với nền an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đối thoại Shangri-La lần này là cơ hội tốt để Bộ trưởng quốc phòng các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và nhiều quốc gia khác có liên quan cùng với các chuyên gia, học giả thảo luận những vấn đề chiến lược để làm rõ các chính sách quốc phòng, khác biệt quan điểm cũng như tìm kiếm những thỏa thuận và các lĩnh vực hợp tác tiềm năng. Mặt khác, trong bối cảnh an ninh hàng hải của khu vực đang bắt đầu bị ảnh hưởng bởi tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, các nước liên quan như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Singapore, Malaysia tập trung cùng thảo luận các biện pháp để củng cố an ninh hàng hải tại khu vực này và đề cập đến vấn đề các bên quan ngại.
* Biển Đông - chủ đề được quan tâm
Đúng như nhận định, tại hội nghị lần này vấn đề Biển Đông một lần nữa lại được đề cập đến một cách cụ thể và cấp bách khi mà nhiều ý kiến đã tập trung vào việc làm rõ những hành động đơn phương gây căng thẳng của Trung Quốc trong thời gian gần đây cũng như những hệ lụy của nó.
Trong bài phát biểu tại phiên toàn thể với chủ đề “Đối mặt với những thách thức an ninh phức tạp ở châu Á”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết Trung Quốc đã liều lĩnh dựng lên một “Vạn lý trường thành tự cô lập” khi thực hiện các hành động mở rộng lãnh thổ chưa từng có tiền lệ tại Biển Đông. Ông Carter cho biết: “Đáng tiếc là ngày càng có nhiều mối lo ngại trong khu vực... về các hoạt động của Trung Quốc trên biển, không gian mạng và tại không phận khu vực. Tại Biển Đông, Trung Quốc đã có những hành động mở rộng chưa từng có tiền lệ, gây nên mối quan ngại về những mục đích chiến lược của Trung Quốc”.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã đưa ra ý kiến: “Dù một nước có mạnh đến đâu, thì không hoạt động giao thương nào có thể diễn ra trên một khu vực căng thẳng cao độ cả. Và tôi cho rằng việc gìn giữ hòa bình sẽ phục vụ lợi ích của tất cả, trong đó có chính Trung Quốc”.
Đặc biệt, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã đề cập cụ thể đến Trung Quốc: “Ở Biển Đông, chúng tôi đã được chứng kiến hoạt động cải tạo đảo quy mô lớn và nhanh chóng, xây dựng các tiền đồn và sử dụng chúng cho các mục đích quân sự”. “Tôi kêu gọi các nước thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, tôn trọng tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuân thủ những phán quyết quốc tế”, ông Nakatani cho biết. Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản cũng cam kết sẽ giúp các nước Đông Nam Á tăng cường năng lực an ninh để đối phó với điều mà ông gọi là những hành động đơn phương, nguy hiểm và mang tính cưỡng chế ở Biển Đông.
Trưởng phái đoàn Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nhận định tình hình an ninh khu vực vẫn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp không thể xem thường như: khủng bố, tranh chấp biên giới, an ninh biển… và những thách thức phi truyền thống. “Những tranh chấp, bất đồng trong khu vực đã gây ra nhiều lo ngại. Theo tướng Vịnh, chủ đề ngăn ngừa, hoá giải xung đột là mối quan tâm chung của các nước vì “vẫn còn sự khác biệt trong nhận thức chung về lợi ích, thiếu lòng tin chiến lược giữa các quốc gia, và sự không tuân thủ luật pháp quốc tế”. Dù chưa đến mức bùng phát thành xung đột, những dấu hiệu tiềm tàng cần được dự báo, ngăn chặn kịp thời”. Đồng thời khẳng định Việt Nam kiên quyết giữ vững độc lập, tự chủ, coi đây là nguyên tắc cao nhất. Việt Nam dựa vào sức mình là chính, không đi với quốc gia này để chống nước khác.
Trong khuôn khổ các hoạt động bên lề Đối thoại Shangri-La 2016, đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam đã có các cuộc gặp song phương với đại diện Liên minh châu Âu (EU), Anh, Italy, Mỹ, Singapore, Australia, New Zealand, Trung Quốc, Canada… nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác về an ninh quốc phòng.
* Những thách thức an ninh khu vực
Nhiều chuyên gia cho rằng an ninh khu vực đang đứng trước nhiều thách thức nghiêm trọng, trong đó thách thức lớn nhất chính là sự suy giảm lòng tin chiến lược giữa các quốc gia. Theo đánh giá, từ đầu năm tới nay, tình hình an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục diễn biến phức tạp với những điểm nóng tiềm tàng, mà rõ ràng nhất là khu vực Biển Đông với các hành động của các bên tranh chấp, cụ thể là Trung Quốc đang ráo riết xây dựng các đảo đá nhân tạo và có những động thái quân sự hóa, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực. Điều này tiềm ẩn những lo ngại có thể dẫn tới những va chạm, xung đột quân sự ở trên khu vực Biển Đông.
Ngoài ra, tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên thời gian gần đây có những diễn biến rất đáng quan ngại, đặc biệt là việc Triều Tiên tiến hành thử nghiệm nổ đầu đạn hạt nhân và phóng các tên lửa tầm xa, đó cũng là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh khu vực. Bên cạnh đó còn có các vấn đề khác cũng gây quan ngại cho cộng đồng các quốc gia trong khu vực như: mối đe dọa của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng; vấn đề người di cư; khủng bố; biến đổi khí hậu… Chính những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống này có tác động qua lại và gây ra những cuộc khủng hoảng ở các cấp độ khác nhau đối với an ninh khu vực.
Tiến sỹ William Choong, chuyên gia cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho rằng một điều dễ nhận thấy ở cấp độ vĩ mô là vẫn đang tiếp tục diễn ra sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc về ảnh hưởng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều này đã tác động đến các mối quan hệ song phương và đa phương trong khu vực, đặc biệt là việc hai cường quốc này đều theo đuổi những tầm nhìn chiến lược của riêng mình đối với nền an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đối thoại Shangri-La lần này là cơ hội tốt để Bộ trưởng quốc phòng các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và nhiều quốc gia khác có liên quan cùng với các chuyên gia, học giả thảo luận những vấn đề chiến lược để làm rõ các chính sách quốc phòng, khác biệt quan điểm cũng như tìm kiếm những thỏa thuận và các lĩnh vực hợp tác tiềm năng. Mặt khác, trong bối cảnh an ninh hàng hải của khu vực đang bắt đầu bị ảnh hưởng bởi tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, các nước liên quan như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Singapore, Malaysia tập trung cùng thảo luận các biện pháp để củng cố an ninh hàng hải tại khu vực này và đề cập đến vấn đề các bên quan ngại.
* Biển Đông - chủ đề được quan tâm
Đúng như nhận định, tại hội nghị lần này vấn đề Biển Đông một lần nữa lại được đề cập đến một cách cụ thể và cấp bách khi mà nhiều ý kiến đã tập trung vào việc làm rõ những hành động đơn phương gây căng thẳng của Trung Quốc trong thời gian gần đây cũng như những hệ lụy của nó.
Trong bài phát biểu tại phiên toàn thể với chủ đề “Đối mặt với những thách thức an ninh phức tạp ở châu Á”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết Trung Quốc đã liều lĩnh dựng lên một “Vạn lý trường thành tự cô lập” khi thực hiện các hành động mở rộng lãnh thổ chưa từng có tiền lệ tại Biển Đông. Ông Carter cho biết: “Đáng tiếc là ngày càng có nhiều mối lo ngại trong khu vực... về các hoạt động của Trung Quốc trên biển, không gian mạng và tại không phận khu vực. Tại Biển Đông, Trung Quốc đã có những hành động mở rộng chưa từng có tiền lệ, gây nên mối quan ngại về những mục đích chiến lược của Trung Quốc”.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã đưa ra ý kiến: “Dù một nước có mạnh đến đâu, thì không hoạt động giao thương nào có thể diễn ra trên một khu vực căng thẳng cao độ cả. Và tôi cho rằng việc gìn giữ hòa bình sẽ phục vụ lợi ích của tất cả, trong đó có chính Trung Quốc”.
Đặc biệt, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã đề cập cụ thể đến Trung Quốc: “Ở Biển Đông, chúng tôi đã được chứng kiến hoạt động cải tạo đảo quy mô lớn và nhanh chóng, xây dựng các tiền đồn và sử dụng chúng cho các mục đích quân sự”. “Tôi kêu gọi các nước thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, tôn trọng tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuân thủ những phán quyết quốc tế”, ông Nakatani cho biết. Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản cũng cam kết sẽ giúp các nước Đông Nam Á tăng cường năng lực an ninh để đối phó với điều mà ông gọi là những hành động đơn phương, nguy hiểm và mang tính cưỡng chế ở Biển Đông.
Trưởng phái đoàn Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nhận định tình hình an ninh khu vực vẫn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp không thể xem thường như: khủng bố, tranh chấp biên giới, an ninh biển… và những thách thức phi truyền thống. “Những tranh chấp, bất đồng trong khu vực đã gây ra nhiều lo ngại. Theo tướng Vịnh, chủ đề ngăn ngừa, hoá giải xung đột là mối quan tâm chung của các nước vì “vẫn còn sự khác biệt trong nhận thức chung về lợi ích, thiếu lòng tin chiến lược giữa các quốc gia, và sự không tuân thủ luật pháp quốc tế”. Dù chưa đến mức bùng phát thành xung đột, những dấu hiệu tiềm tàng cần được dự báo, ngăn chặn kịp thời”. Đồng thời khẳng định Việt Nam kiên quyết giữ vững độc lập, tự chủ, coi đây là nguyên tắc cao nhất. Việt Nam dựa vào sức mình là chính, không đi với quốc gia này để chống nước khác.
Trong khuôn khổ các hoạt động bên lề Đối thoại Shangri-La 2016, đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam đã có các cuộc gặp song phương với đại diện Liên minh châu Âu (EU), Anh, Italy, Mỹ, Singapore, Australia, New Zealand, Trung Quốc, Canada… nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác về an ninh quốc phòng.
Hà Khang (Tổng hợp)