Trung Đông và chiến dịch bầu cử Mỹ
- Được đăng: Thứ hai, 28 Tháng 10 2024 16:05
- Lượt xem: 50
(TUAG)- Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống đến gần, Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế, xã hội và chính trị - những lĩnh vực sẽ có vai trò quan trọng trong việc xác định liệu ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hay ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, quan điểm về nhập cư và biên giới tiếp tục phân cực trong công chúng. Nhưng kết quả của cuộc bầu cử cũng sẽ có tác động vượt ra ngoài chính trị nội bộ của nước Mỹ.
Donald Trump có thể sẽ tìm kiếm các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các nước láng giềng
Nếu đắc cử nhiệm kỳ 2, cựu Tổng thống Donald Trump sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại dựa trên nguyên tắc “Nước Mỹ trước tiên”, như ký kết các hiệp định thương mại, hạn chế can thiệp quân sự ở nước ngoài và giảm bớt các cam kết quốc tế, kể cả trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Về Trung Đông, Trump tỏ ra ít quan tâm đến các cuộc khủng hoảng ở Syria, Iraq, Libya và Yemen; thay vào đó ông tập trung vào các thách thức trong nước. Trong cuộc xung đột Israel-Palestine, ông tỏ ra không mấy hào hứng với giải pháp hai nhà nước mà thích thúc đẩy các giải pháp nhanh chóng, nhưng lại không xem xét tính khả thi của chúng trước tiên.
Trump có thể sẽ tìm kiếm các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ trực tiếp giữa Israel và các nước láng giềng (đặc biệt là Saudi Arabia), tương tự như những thỏa thuận mà ông đã giúp đạt được vào năm 2020 giữa Chính phủ Israel và các quốc gia vùng Vịnh khác. Thái tử Saudi Arabia Mohammad bin Salman rất mong muốn ký một thỏa thuận hòa bình với Israel ngay cả khi Israel không cam kết thành lập một nhà nước Palestine độc lập, dù ông và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dường như đã tạm dừng kế hoạch này để chờ kết quả cuộc bầu cử Mỹ và muốn Trump đắc cử hơn là Harris. Trump cũng có thể cân nhắc một thỏa thuận quốc phòng chính thức với Saudi Arabia để khuyến khích nước này thiết lập hòa bình với Israel. Tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện vì khó có thể đạt được sự nhất trí của 2/3 nghị sỹ tại Thượng viện. Sau thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Saudi Arabia, Trump cũng có khả năng gây sức ép buộc Qatar, Kuwait và Oman phải đạt được các thỏa thuận tương tự với Israel.
Hầu hết ứng cử viên quốc hội của đảng Cộng hòa đều ủng hộ Israel
Về quan hệ với Iran, Trump sẽ theo đuổi chính sách thù địch hơn, nhưng ông khó có thể thực hiện hành động quân sự mà thay vào đó dựa vào các lệnh trừng phạt và sức ép kinh tế. Ông đã ám chỉ khả năng đạt được một thỏa thuận với Tehran, nhưng chỉ dựa trên các điều kiện của ông. Không rõ liệu Iran có đủ khả năng chịu đựng thêm 4 năm trừng phạt cứng rắn nữa trong nhiệm kỳ 2 của Trump nếu ông tái đắc cử hay không. Vì vậy, họ có thể chấp nhận một thỏa thuận, đặc biệt là trong bối cảnh tổng thống Iran mới đắc cử có tư tưởng cải cách. Dù đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ có cách tiếp cận khác nhau về chương trình hạt nhân của Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này trong khu vực, quan điểm cốt lõi của Mỹ về Iran nhận được sự đồng thuận của lưỡng đảng. Cựu Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) vào năm 2018. Trong chiến dịch tranh cử năm 2020, mặc dù ứng cử viên của đảng Dân chủ khi đó là Joe Biden hứa hẹn khôi phục thỏa thuận này nếu đắc cử, nhưng các cuộc đàm phán kéo dài ở Vienna (Áo) sau đó không mang lại kết quả, khiến các biện pháp trừng phạt được áp đặt đối với Iran dưới thời cựu Tổng thống Trump vẫn có hiệu lực.
Hầu hết các ứng cử viên quốc hội của đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ đều ủng hộ Israel. Ngược lại, các ứng cử viên quốc hội của đảng Dân chủ lại có cách tiếp cận đa sắc thái hơn. Họ luôn ủng hộ an ninh và thịnh vượng của Israel, nhưng cũng có một số cảnh báo nhất định về nhân quyền, tình cảnh đau khổ của dân thường ở Dải Gaza và giải pháp hai nhà nước. Tuy nhiên, các ứng cử viên đảng Dân chủ đang tránh đưa ra những lời lẽ chỉ trích cực đoan đối với Israel vì kết quả sơ bộ cho thấy quan điểm chống Israel không được đa số những người ủng hộ đảng Dân chủ đồng tình. Các cuộc biểu tình ở một số trường đại học phản đối hành vi của Israel ở Gaza không định hình dư luận rộng rãi hay xác định các quyết sách của đảng Dân chủ.
Sự chia rẽ giữa các đảng viên đảng Dân chủ về vấn đề này bắt nguồn từ sự khác biệt sâu sắc trong quan điểm của các nhóm nhân khẩu học tạo nên cơ sở cử tri của đảng: các cử tri trẻ, không phải người da trắng có xu hướng đồng cảm với người Palestine và chỉ trích Israel nhiều hơn, trong khi những người da trắng lớn tuổi lại ủng hộ Israel hơn. Về phía đảng Cộng hòa, sự ủng hộ của đảng này dành cho Israel tăng lên cùng với ảnh hưởng ngày càng tăng của các nhóm Cơ đốc giáo cánh hữu trong đảng.
Từ khi cuộc chiến tại Gaza bùng nổ, các thành viên đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ đã nỗ lực chấm dứt chiến tranh và cung cấp viện trợ cho những người Palestine bị mắc kẹt ở Dải Gaza. Ngày càng có nhiều lời chỉ trích từ đảng Dân chủ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về cuộc chiến ở Gaza. Tổng thống Joe Biden và các thành viên đảng Dân chủ trong Quốc hội đã lên tiếng phản đối cải cách tư pháp của Netanyahu và bổ nhiệm 2 nhà lập pháp cấp tiến vào Nội các.
Phó Tổng thống Harris là chính trị gia cấp cao đầu tiên của Mỹ kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza
Đồng cảm với chính nghĩa của các nhà hoạt động Palestine, Harris không thể dung hòa được yêu cầu của phe ủng hộ Palestine và phe ủng hộ Israel trong đảng. Các nhà hoạt động ủng hộ Palestine cảm thấy rằng đảng Dân chủ đã không đáp ứng yêu cầu của họ về thời gian phát biểu vào giờ vàng trong Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ năm 2024, điều này càng khiến họ cảm thấy bị gạt sang bên lề.
Nếu Harris thắng cử, chính sách đối ngoại của bà sẽ dựa trên các nguyên tắc cơ bản của đảng Dân chủ, gồm bảo vệ giá trị dân chủ và nhân quyền, tăng cường liên minh quốc tế, giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và phổ biến vũ khí hạt nhân, hợp tác với đồng minh, đặc biệt là NATO, dành sự chú ý đặc biệt đến Nga trong cuộc chiến Ukraine và kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương.
Với tư cách Phó Tổng thống, Harris tránh nói về các sáng kiến và hành động chiến lược ở Trung Đông. Thế nhưng, nếu đắc cử, bà sẽ buộc phải tìm ra lời giải những vấn đề rất khó giải quyết của khu vực. Khó có khả năng sự ủng hộ của Mỹ dành cho Israel sẽ thay đổi đáng kể nếu Harris đắc cử. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, bà đã thực hiện một số bước đi nhằm tạo sự khác biệt với Tổng thống đương nhiệm Biden. Bà là chính trị gia cấp cao đầu tiên của Mỹ kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza, phản đối ý kiến cho rằng một thỏa thuận chỉ có thể đạt được sau khi Hamas bị tiêu diệt. Bà nhấn mạnh quyền tự vệ của Israel nhưng lại chọn cách tẩy chay bài phát biểu của Netanyahu trước Quốc hội Mỹ hồi tháng 7.
Harris không muốn chiến tranh Gaza trở thành một vấn đề lớn trong chiến dịch tranh cử của mình. Bà đã chọn Thống đốc bang Minnesota Tim Walz, người có kinh nghiệm hạn chế về chính sách đối ngoại, làm người đồng hành trong cuộc tranh cử để thuyết phục các đảng viên đảng Dân chủ chưa quyết định bỏ phiếu cho bà (gần 19% cử tri trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ ở Minnesota vẫn “chưa quyết định”). Walz thừa nhận quyền tự vệ của Israel và phân biệt giữa Hamas, lực lượng mà ông lên án vì đã thực hiện vụ tấn công ngày 7/10, và những dân thường bị mắc kẹt trong các cuộc giao tranh ở Dải Gaza.
Harris có thể sẽ tiếp tục chính sách của Tổng thống Biden đối với Trung Đông
Cuối cùng, quan điểm của Harris về những căng thẳng đang diễn ra ở Trung Đông là không chắc chắn. Trong nhiệm kỳ tại Thượng viện, Harris đã liên tục bỏ phiếu chống lại các thỏa thuận vũ khí với Saudi Arabia và sự ủng hộ của Mỹ đối với liên minh quốc tế do Saudi Arabia lãnh đạo nhằm chống lại phiến quân Hồi giáo dòng Shiite tại Yemen. Năm 2020, bà tuyên bố rằng Mỹ phải đánh giá lại mối quan hệ của mình với Saudi Arabia để bảo vệ các giá trị và lợi ích của Mỹ, mặc dù bà không nêu rõ những giá trị và lợi ích đó là gì.
Nhưng nếu thắng cử, Harris có thể sẽ tiếp tục chính sách của Tổng thống Biden đối với Trung Đông. Mục tiêu bao gồm tăng cường mối quan hệ an ninh giữa Mỹ và Saudi Arabia cũng như hợp tác về công nghệ và chuyển đổi năng lượng xanh. Trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và Israel leo thang sau vụ ám sát các lãnh đạo cấp cao của Hezbollah và Hamas, Harris có thể sẽ áp dụng cách tiếp cận cân bằng với Iran, nhấn mạnh sự cần thiết phải đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân JCPOA với Iran trong quá trình tìm kiếm lối thoát cho cuộc chiến giữa Israel với Hamas và Hezbollah.
Ở Trung Đông, nhiều chính trị gia hiểu rõ những hạn chế trong chính sách của Mỹ đối với khu vực của họ. Họ ủng hộ cam kết của Mỹ trong việc chống khủng bố và giữ cho các tuyến đường biển thông thoáng cho thương mại tự do. Họ cũng chấp nhận, mặc dù miễn cưỡng, những hằng số mà họ không hài lòng trong chính sách của Mỹ, đặc biệt là về vị thế của Israel và cam kết duy trì ưu thế quân sự của nước này trong khu vực.
Tóm lại, ngoài việc thúc đẩy các lợi ích quốc gia quan trọng, Trung Đông hiện ít được Mỹ và các nhà hoạch định chính sách của nước này quan tâm. Khu vực này chiếm chưa đến 5% sản lượng kinh tế toàn cầu, phần lớn trong số đó đến từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch. Sự thiếu quan tâm này tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo độc tài trong khu vực vi phạm nhân quyền và đàn áp người dân mà không bị trừng phạt.
Donald Trump có thể sẽ tìm kiếm các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các nước láng giềng
Nếu đắc cử nhiệm kỳ 2, cựu Tổng thống Donald Trump sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại dựa trên nguyên tắc “Nước Mỹ trước tiên”, như ký kết các hiệp định thương mại, hạn chế can thiệp quân sự ở nước ngoài và giảm bớt các cam kết quốc tế, kể cả trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Về Trung Đông, Trump tỏ ra ít quan tâm đến các cuộc khủng hoảng ở Syria, Iraq, Libya và Yemen; thay vào đó ông tập trung vào các thách thức trong nước. Trong cuộc xung đột Israel-Palestine, ông tỏ ra không mấy hào hứng với giải pháp hai nhà nước mà thích thúc đẩy các giải pháp nhanh chóng, nhưng lại không xem xét tính khả thi của chúng trước tiên.
Trump có thể sẽ tìm kiếm các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ trực tiếp giữa Israel và các nước láng giềng (đặc biệt là Saudi Arabia), tương tự như những thỏa thuận mà ông đã giúp đạt được vào năm 2020 giữa Chính phủ Israel và các quốc gia vùng Vịnh khác. Thái tử Saudi Arabia Mohammad bin Salman rất mong muốn ký một thỏa thuận hòa bình với Israel ngay cả khi Israel không cam kết thành lập một nhà nước Palestine độc lập, dù ông và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dường như đã tạm dừng kế hoạch này để chờ kết quả cuộc bầu cử Mỹ và muốn Trump đắc cử hơn là Harris. Trump cũng có thể cân nhắc một thỏa thuận quốc phòng chính thức với Saudi Arabia để khuyến khích nước này thiết lập hòa bình với Israel. Tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện vì khó có thể đạt được sự nhất trí của 2/3 nghị sỹ tại Thượng viện. Sau thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Saudi Arabia, Trump cũng có khả năng gây sức ép buộc Qatar, Kuwait và Oman phải đạt được các thỏa thuận tương tự với Israel.
Hầu hết ứng cử viên quốc hội của đảng Cộng hòa đều ủng hộ Israel
Về quan hệ với Iran, Trump sẽ theo đuổi chính sách thù địch hơn, nhưng ông khó có thể thực hiện hành động quân sự mà thay vào đó dựa vào các lệnh trừng phạt và sức ép kinh tế. Ông đã ám chỉ khả năng đạt được một thỏa thuận với Tehran, nhưng chỉ dựa trên các điều kiện của ông. Không rõ liệu Iran có đủ khả năng chịu đựng thêm 4 năm trừng phạt cứng rắn nữa trong nhiệm kỳ 2 của Trump nếu ông tái đắc cử hay không. Vì vậy, họ có thể chấp nhận một thỏa thuận, đặc biệt là trong bối cảnh tổng thống Iran mới đắc cử có tư tưởng cải cách. Dù đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ có cách tiếp cận khác nhau về chương trình hạt nhân của Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này trong khu vực, quan điểm cốt lõi của Mỹ về Iran nhận được sự đồng thuận của lưỡng đảng. Cựu Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) vào năm 2018. Trong chiến dịch tranh cử năm 2020, mặc dù ứng cử viên của đảng Dân chủ khi đó là Joe Biden hứa hẹn khôi phục thỏa thuận này nếu đắc cử, nhưng các cuộc đàm phán kéo dài ở Vienna (Áo) sau đó không mang lại kết quả, khiến các biện pháp trừng phạt được áp đặt đối với Iran dưới thời cựu Tổng thống Trump vẫn có hiệu lực.
Hầu hết các ứng cử viên quốc hội của đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ đều ủng hộ Israel. Ngược lại, các ứng cử viên quốc hội của đảng Dân chủ lại có cách tiếp cận đa sắc thái hơn. Họ luôn ủng hộ an ninh và thịnh vượng của Israel, nhưng cũng có một số cảnh báo nhất định về nhân quyền, tình cảnh đau khổ của dân thường ở Dải Gaza và giải pháp hai nhà nước. Tuy nhiên, các ứng cử viên đảng Dân chủ đang tránh đưa ra những lời lẽ chỉ trích cực đoan đối với Israel vì kết quả sơ bộ cho thấy quan điểm chống Israel không được đa số những người ủng hộ đảng Dân chủ đồng tình. Các cuộc biểu tình ở một số trường đại học phản đối hành vi của Israel ở Gaza không định hình dư luận rộng rãi hay xác định các quyết sách của đảng Dân chủ.
Sự chia rẽ giữa các đảng viên đảng Dân chủ về vấn đề này bắt nguồn từ sự khác biệt sâu sắc trong quan điểm của các nhóm nhân khẩu học tạo nên cơ sở cử tri của đảng: các cử tri trẻ, không phải người da trắng có xu hướng đồng cảm với người Palestine và chỉ trích Israel nhiều hơn, trong khi những người da trắng lớn tuổi lại ủng hộ Israel hơn. Về phía đảng Cộng hòa, sự ủng hộ của đảng này dành cho Israel tăng lên cùng với ảnh hưởng ngày càng tăng của các nhóm Cơ đốc giáo cánh hữu trong đảng.
Từ khi cuộc chiến tại Gaza bùng nổ, các thành viên đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ đã nỗ lực chấm dứt chiến tranh và cung cấp viện trợ cho những người Palestine bị mắc kẹt ở Dải Gaza. Ngày càng có nhiều lời chỉ trích từ đảng Dân chủ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về cuộc chiến ở Gaza. Tổng thống Joe Biden và các thành viên đảng Dân chủ trong Quốc hội đã lên tiếng phản đối cải cách tư pháp của Netanyahu và bổ nhiệm 2 nhà lập pháp cấp tiến vào Nội các.
Phó Tổng thống Harris là chính trị gia cấp cao đầu tiên của Mỹ kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza
Đồng cảm với chính nghĩa của các nhà hoạt động Palestine, Harris không thể dung hòa được yêu cầu của phe ủng hộ Palestine và phe ủng hộ Israel trong đảng. Các nhà hoạt động ủng hộ Palestine cảm thấy rằng đảng Dân chủ đã không đáp ứng yêu cầu của họ về thời gian phát biểu vào giờ vàng trong Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ năm 2024, điều này càng khiến họ cảm thấy bị gạt sang bên lề.
Nếu Harris thắng cử, chính sách đối ngoại của bà sẽ dựa trên các nguyên tắc cơ bản của đảng Dân chủ, gồm bảo vệ giá trị dân chủ và nhân quyền, tăng cường liên minh quốc tế, giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và phổ biến vũ khí hạt nhân, hợp tác với đồng minh, đặc biệt là NATO, dành sự chú ý đặc biệt đến Nga trong cuộc chiến Ukraine và kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương.
Với tư cách Phó Tổng thống, Harris tránh nói về các sáng kiến và hành động chiến lược ở Trung Đông. Thế nhưng, nếu đắc cử, bà sẽ buộc phải tìm ra lời giải những vấn đề rất khó giải quyết của khu vực. Khó có khả năng sự ủng hộ của Mỹ dành cho Israel sẽ thay đổi đáng kể nếu Harris đắc cử. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, bà đã thực hiện một số bước đi nhằm tạo sự khác biệt với Tổng thống đương nhiệm Biden. Bà là chính trị gia cấp cao đầu tiên của Mỹ kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza, phản đối ý kiến cho rằng một thỏa thuận chỉ có thể đạt được sau khi Hamas bị tiêu diệt. Bà nhấn mạnh quyền tự vệ của Israel nhưng lại chọn cách tẩy chay bài phát biểu của Netanyahu trước Quốc hội Mỹ hồi tháng 7.
Harris không muốn chiến tranh Gaza trở thành một vấn đề lớn trong chiến dịch tranh cử của mình. Bà đã chọn Thống đốc bang Minnesota Tim Walz, người có kinh nghiệm hạn chế về chính sách đối ngoại, làm người đồng hành trong cuộc tranh cử để thuyết phục các đảng viên đảng Dân chủ chưa quyết định bỏ phiếu cho bà (gần 19% cử tri trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ ở Minnesota vẫn “chưa quyết định”). Walz thừa nhận quyền tự vệ của Israel và phân biệt giữa Hamas, lực lượng mà ông lên án vì đã thực hiện vụ tấn công ngày 7/10, và những dân thường bị mắc kẹt trong các cuộc giao tranh ở Dải Gaza.
Harris có thể sẽ tiếp tục chính sách của Tổng thống Biden đối với Trung Đông
Cuối cùng, quan điểm của Harris về những căng thẳng đang diễn ra ở Trung Đông là không chắc chắn. Trong nhiệm kỳ tại Thượng viện, Harris đã liên tục bỏ phiếu chống lại các thỏa thuận vũ khí với Saudi Arabia và sự ủng hộ của Mỹ đối với liên minh quốc tế do Saudi Arabia lãnh đạo nhằm chống lại phiến quân Hồi giáo dòng Shiite tại Yemen. Năm 2020, bà tuyên bố rằng Mỹ phải đánh giá lại mối quan hệ của mình với Saudi Arabia để bảo vệ các giá trị và lợi ích của Mỹ, mặc dù bà không nêu rõ những giá trị và lợi ích đó là gì.
Nhưng nếu thắng cử, Harris có thể sẽ tiếp tục chính sách của Tổng thống Biden đối với Trung Đông. Mục tiêu bao gồm tăng cường mối quan hệ an ninh giữa Mỹ và Saudi Arabia cũng như hợp tác về công nghệ và chuyển đổi năng lượng xanh. Trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và Israel leo thang sau vụ ám sát các lãnh đạo cấp cao của Hezbollah và Hamas, Harris có thể sẽ áp dụng cách tiếp cận cân bằng với Iran, nhấn mạnh sự cần thiết phải đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân JCPOA với Iran trong quá trình tìm kiếm lối thoát cho cuộc chiến giữa Israel với Hamas và Hezbollah.
Ở Trung Đông, nhiều chính trị gia hiểu rõ những hạn chế trong chính sách của Mỹ đối với khu vực của họ. Họ ủng hộ cam kết của Mỹ trong việc chống khủng bố và giữ cho các tuyến đường biển thông thoáng cho thương mại tự do. Họ cũng chấp nhận, mặc dù miễn cưỡng, những hằng số mà họ không hài lòng trong chính sách của Mỹ, đặc biệt là về vị thế của Israel và cam kết duy trì ưu thế quân sự của nước này trong khu vực.
Tóm lại, ngoài việc thúc đẩy các lợi ích quốc gia quan trọng, Trung Đông hiện ít được Mỹ và các nhà hoạch định chính sách của nước này quan tâm. Khu vực này chiếm chưa đến 5% sản lượng kinh tế toàn cầu, phần lớn trong số đó đến từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch. Sự thiếu quan tâm này tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo độc tài trong khu vực vi phạm nhân quyền và đàn áp người dân mà không bị trừng phạt.
P.TT (tổng hợp)
_______
Theo nguồn TTXVN
Theo nguồn TTXVN