Tình hình chính trị thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương
- Được đăng: Thứ tư, 26 Tháng 7 2023 10:28
- Lượt xem: 2663
(TUAG)- Tình hình thế giới, khu vực trải qua nhiều biến động to lớn, diễn biến nhanh chóng, phức tạp, đẩy nhanh quá trình định hình lại trật tự chính trị, an ninh, kinh tế thế giới, đồng thời tác động sâu sắc đến môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Nổi lên một số đặc điểm, xu thế lớn.
Tương quan lực lượng giữa các nước lớn biến chuyển nhanh chóng, làm thay đổi căn bản cục diện quan hệ quốc tế, thúc đẩy nhanh và rõ hơn quá trình hình thành cục diện “đa cực, đa trung tâm”
Trung Quốc: Với sức mạnh tăng lên mạnh mẽ sau nhiều năm phát triển, đang mở rộng không gian chiến lược để khẳng định vị thế cường quốc khu vực và quốc tế, thực hiện mục tiêu chiến lược xuyên suốt là “giấc mộng Trung Hoa”, hướng tới mục tiêu 100 năm lần thứ hai (Đến năm 203 5 cơ bản hoàn thành hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, đến năm 2050 thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại, toàn diện). Trung Quốc đạt thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực cả về kinh tế, quốc phòng, khoa học công nghệ..., thu hẹp khoảng cách rất đáng kể so với Mỹ (20 năm trước, kinh tể Trung Quốc chi bằng 14% kinh tể Mỹ (theo tỉ giá hối đoái thị trường), đến 2010 GDP Trung Quốc bàng 40% GDP Mỹ. Các tổ chức kinh tế như OECD, Viện Lowy, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tê và Kinh doanh đưa ra dự báo GDP của Trung Quốc sẽ vượt GDP của Mỹ vào khoáng những năm 2030). Vị thế, ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc ngày càng gia tăng ở các khu vực và tại các thể chế đa phương. Trong các vấn đề toàn cầu, Trung Quốc đẩy mạnh vận động và triển khai sáng kiến Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại; sáng kiến “Vành đai và con đường” (BRI), “Sáng kiến An ninh toàn cầu” (GSI), “Sáng kiến phát triển toàn cầu” (GDI) và gần đây là sáng kiến “Văn minh toàn cầu” (GCI).
Mỹ: Vẫn giữ vị trí là cường quốc hàng đầu thế giới về kinh té, quân sự, khoa học công nghệ (Tốc độ phục hồi sau đại dịch Covid-19 nhanh nhất, thất nghiệp ở mức thấp trong lịch sử; GDP đầu người cáo nhất thế giới, số lượng doanh nghiệp mới trong 2 năm qua tăng kỷ lục), duy trì ảnh hưởng lớn tại các thể chế quốc tế và trong nhiều vấn đề lớn của thế giới; có hệ thống đồng minh, đối tác rộng lớn. Tuy nhiên, sức mạnh của Mỹ suy giảm tương đối, bao gôm sức mạnh kinh tế (Kinh tế của Mỹ từ chỗ chiêm khoảng 40% GDP năm 1960 giầm xuống còn 30% năm 2000 và 24,67% năm 2020); bị sa lây vào các cuộc chiến tranh; khoảng cách về trình độ phát triển khoa học, công nghệ bị thu hẹp so với các nước và đối mặt với những khó khăn chính trị, xã hội. Tuy vậy, Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu chiến lược là duy trì địa vị siêu cường và lãnh đạo thế giới.
Nga: Phục hồi nhanh chóng kể từ khi Tổng thống V. Pu-tin lên nắm quyền (2000), là nền kinh tế lớn trên thế giới (năm 2022 nằm trong top 10), tiếp tục khẳng định là một cường quốc quân sự hàng đầu, có ảnh hưởng lớn về chính trị và là một trụ cột an ninh quan trọng của thế giới. Tuy nhiên, Nga gặp khó khăn về kinh tế - xã hội do các nước phương Tây đẩy mạnh cô lập Nga về chính trị, trừng phạt Nga về kinh tế liên quan đến xung đột tại U-crai-na.
Các cường quốc khác như Ẩn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, EU, Ca-na-đa tiếp tục gia tăng vai trò và ảnh hưởng, ngày càng khẳng định là các cường quốc tầm trung, tiếp tục là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế, khoa học công nghệ phát triển và nỗ lực phát huy vai trò tại các diễn đàn khu vực và toàn cầu. Các nước này ngày càng khẳng định vị thế và củng cố sức mạnh tổng hợp để tạo dựng không gian chiến lược phục vụ an ninh, ổn định, phát triển thịnh vượng, đồng thời hướng tới trở thành các cực trong thế giới đa cực.
Sự thay đổi so sánh lực lượng đang trở thành nhân tố khách quan thúc đẩy trật tự thế giới dịch chuyển theo hướng “đa cực, đa trung tâm”, trong đó nhiều khà năng Mỹ tiếp tục là siêu cường thế giới, nhưng sự vượt trội về sức mạnh tổng họp của Mỹ có thể suy giảm. Sức mạnh và ảnh hường của Trung Quốc sẽ tiếp tục chiều hướng gia tăng, giữ vị thế là một cường quốc đang vươn lên. Nga sẽ tiếp tục là cường quốc về quân sự, có khả năng tác động lớn đến các vấn đề an ninh ở khu vực và trên thế giới.
Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt hơn, gia tăng tính đối đầu, mở rộng về phạm vi, lĩnh vực; song các nước nỗ lực đối thoại, thỏa hiệp đế tránh đổ vỡ quan hệ
Thay đổi trong so sánh lực lượng và sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt hơn nhằm bảo vệ, duy trì vị thế hiện có, hoặc nhằm tăng cường ảnh hưởng, phát huy vị thế, khẳng định vai trò mới trên trường quốc tế.
Quan hệ Mỹ - Trung gia tăng cạnh tranh chiến lược lên mức độ cao mới và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học công nghê, tài chính - tiền tệ, mở rộng phạm vi cạnh tranh ở các khu vực, tại các thể chế quốc tế.
Quan hệ Mỹ - Nga leo thang căng thẳng, thậm chí đối đầu toàn diện, xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua kể từ khi xảy ra xung đột Nga - U-crai-na.
Quan hệ Trung - Nga gia tăng hợp tác toàn diện, được hai bên đánh giá là “đang trong giai đoạn tốt nhất trong lịch sử”. Hai nước tăng cường các tiếp xúc cấp cao; gia tăng hợp tác thưong mại, tài chính, năng lượng.
Các cặp quan hệ giữa các nước lớn khác: Quan hệ EU - Nga, EU - Trung Quốc, Trung - Nhật, Nga - Nhật tiếp tục đan xen hợp tác và cạnh tranh, trong đó mặt cạnh tranh gia tăng dưới tác động của xu hướng cạnh tranh nước lớn gay gắt nêu trên.
Bên cạnh đó, các nước lớn vẫn nỗ lực duy trì đối thoại, kiểm soát đối đầu do sự phụ thuộc lẫn nhau vẫn rất lớn, đặc biệt về kinh tế và trong phối hợp giải quyết các vẩn đề chung của thế giới. Do nhu cầu duy trì hợp tác, nguy cơ xung đột quân sự trực diện và toàn diện Mỹ - Nga, Mỹ - Trung ít có khả năng xảy ra.
Tập hợp lực lượng diễn ra gay gắt, toàn diện, đan xen cả về phương thức và nội dung, cả cấp độ song phương và đa phương, tại nhiều địa bàn, khu vực; đi cùng với xu hướng “phân tách” về chính trị, kinh tế, khoa học - công nghệ và quân sự giữa Mỹ với Trung Quốc, Nga; vai trò của các nước vừa và nhỏ trong các tập hợp lực lượng gia tăng và được coi trọng
Phương thức, nội dung tập họp lực lượng đa dạng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Về phương thức, các nước lớn chú trọng củng cố các mối quan hệ đồng minh, đối tác truyền thống, mở rộng quan hệ với các đối tác mới. Về nội dung, ngoài các vấn đề chính trị, kinh tế, an ninh, quân sự, còn có các vấn đề mới như an ninh năng lượng, an ninh mạng, ứng phó biến đổi khí hậu, công nghệ cao.
Ngoài cấp độ song phương, các nước lớn đẩy mạnh tập họp lực lượng ở cấp độ đa phương thông qua các vấn đề toàn cầu, các thể chế đa phương quốc tế và khu vực, củng cố hoặc thiết lập các cơ chế tiểu đa phương và các sáng kiến, chiến lược mới do mỗi bên dẫn dắt.
Về địa bàn, tập hợp lực lượng diễn ra mạnh và quyết liệt nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á. Do ASEAN nằm ở vị trí kết nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, các nước lớn đều đẩy mạnh lôi kéo ASEAN vào các sáng kiến mới do mỗi bên dẫn dắt. Cùng với Châu Á - Thái Bình Dương, hiện Châu Âu cũng trờ thành địa bàn trọng điểm tập họp lực lượng do cuộc chiến tại U-crai-na. Các khu vực khác (Trung Đông - Châu Phi, Mỹ Latinh) cũng ngày càng được quan tâm.
Tập hợp lực lượng quyết liệt hơn, gia tăng về phạm vi, mức độ do cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, song nhìn chung các nước đều coi trọng các biện pháp quản lý, kiểm soát bất đồng, chưa dẫn đến đối đầu trực diện và chưa có khả năng phân tách thành hai phe, liên minh đối kháng như thời kỳ Chiên tranh lạnh do đặc điểm quan hệ quốc tế hiện nay (đa cực, đa trung tâm); mức độ đan xen lợi ích và phụ thuộc lẫn nhau cao.
Tương quan lực lượng giữa các nước lớn biến chuyển nhanh chóng, làm thay đổi căn bản cục diện quan hệ quốc tế, thúc đẩy nhanh và rõ hơn quá trình hình thành cục diện “đa cực, đa trung tâm”
Trung Quốc: Với sức mạnh tăng lên mạnh mẽ sau nhiều năm phát triển, đang mở rộng không gian chiến lược để khẳng định vị thế cường quốc khu vực và quốc tế, thực hiện mục tiêu chiến lược xuyên suốt là “giấc mộng Trung Hoa”, hướng tới mục tiêu 100 năm lần thứ hai (Đến năm 203 5 cơ bản hoàn thành hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, đến năm 2050 thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại, toàn diện). Trung Quốc đạt thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực cả về kinh tế, quốc phòng, khoa học công nghệ..., thu hẹp khoảng cách rất đáng kể so với Mỹ (20 năm trước, kinh tể Trung Quốc chi bằng 14% kinh tể Mỹ (theo tỉ giá hối đoái thị trường), đến 2010 GDP Trung Quốc bàng 40% GDP Mỹ. Các tổ chức kinh tế như OECD, Viện Lowy, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tê và Kinh doanh đưa ra dự báo GDP của Trung Quốc sẽ vượt GDP của Mỹ vào khoáng những năm 2030). Vị thế, ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc ngày càng gia tăng ở các khu vực và tại các thể chế đa phương. Trong các vấn đề toàn cầu, Trung Quốc đẩy mạnh vận động và triển khai sáng kiến Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại; sáng kiến “Vành đai và con đường” (BRI), “Sáng kiến An ninh toàn cầu” (GSI), “Sáng kiến phát triển toàn cầu” (GDI) và gần đây là sáng kiến “Văn minh toàn cầu” (GCI).
Mỹ: Vẫn giữ vị trí là cường quốc hàng đầu thế giới về kinh té, quân sự, khoa học công nghệ (Tốc độ phục hồi sau đại dịch Covid-19 nhanh nhất, thất nghiệp ở mức thấp trong lịch sử; GDP đầu người cáo nhất thế giới, số lượng doanh nghiệp mới trong 2 năm qua tăng kỷ lục), duy trì ảnh hưởng lớn tại các thể chế quốc tế và trong nhiều vấn đề lớn của thế giới; có hệ thống đồng minh, đối tác rộng lớn. Tuy nhiên, sức mạnh của Mỹ suy giảm tương đối, bao gôm sức mạnh kinh tế (Kinh tế của Mỹ từ chỗ chiêm khoảng 40% GDP năm 1960 giầm xuống còn 30% năm 2000 và 24,67% năm 2020); bị sa lây vào các cuộc chiến tranh; khoảng cách về trình độ phát triển khoa học, công nghệ bị thu hẹp so với các nước và đối mặt với những khó khăn chính trị, xã hội. Tuy vậy, Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu chiến lược là duy trì địa vị siêu cường và lãnh đạo thế giới.
Nga: Phục hồi nhanh chóng kể từ khi Tổng thống V. Pu-tin lên nắm quyền (2000), là nền kinh tế lớn trên thế giới (năm 2022 nằm trong top 10), tiếp tục khẳng định là một cường quốc quân sự hàng đầu, có ảnh hưởng lớn về chính trị và là một trụ cột an ninh quan trọng của thế giới. Tuy nhiên, Nga gặp khó khăn về kinh tế - xã hội do các nước phương Tây đẩy mạnh cô lập Nga về chính trị, trừng phạt Nga về kinh tế liên quan đến xung đột tại U-crai-na.
Các cường quốc khác như Ẩn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, EU, Ca-na-đa tiếp tục gia tăng vai trò và ảnh hưởng, ngày càng khẳng định là các cường quốc tầm trung, tiếp tục là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế, khoa học công nghệ phát triển và nỗ lực phát huy vai trò tại các diễn đàn khu vực và toàn cầu. Các nước này ngày càng khẳng định vị thế và củng cố sức mạnh tổng hợp để tạo dựng không gian chiến lược phục vụ an ninh, ổn định, phát triển thịnh vượng, đồng thời hướng tới trở thành các cực trong thế giới đa cực.
Sự thay đổi so sánh lực lượng đang trở thành nhân tố khách quan thúc đẩy trật tự thế giới dịch chuyển theo hướng “đa cực, đa trung tâm”, trong đó nhiều khà năng Mỹ tiếp tục là siêu cường thế giới, nhưng sự vượt trội về sức mạnh tổng họp của Mỹ có thể suy giảm. Sức mạnh và ảnh hường của Trung Quốc sẽ tiếp tục chiều hướng gia tăng, giữ vị thế là một cường quốc đang vươn lên. Nga sẽ tiếp tục là cường quốc về quân sự, có khả năng tác động lớn đến các vấn đề an ninh ở khu vực và trên thế giới.
Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt hơn, gia tăng tính đối đầu, mở rộng về phạm vi, lĩnh vực; song các nước nỗ lực đối thoại, thỏa hiệp đế tránh đổ vỡ quan hệ
Thay đổi trong so sánh lực lượng và sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt hơn nhằm bảo vệ, duy trì vị thế hiện có, hoặc nhằm tăng cường ảnh hưởng, phát huy vị thế, khẳng định vai trò mới trên trường quốc tế.
Quan hệ Mỹ - Trung gia tăng cạnh tranh chiến lược lên mức độ cao mới và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học công nghê, tài chính - tiền tệ, mở rộng phạm vi cạnh tranh ở các khu vực, tại các thể chế quốc tế.
Quan hệ Mỹ - Nga leo thang căng thẳng, thậm chí đối đầu toàn diện, xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua kể từ khi xảy ra xung đột Nga - U-crai-na.
Quan hệ Trung - Nga gia tăng hợp tác toàn diện, được hai bên đánh giá là “đang trong giai đoạn tốt nhất trong lịch sử”. Hai nước tăng cường các tiếp xúc cấp cao; gia tăng hợp tác thưong mại, tài chính, năng lượng.
Các cặp quan hệ giữa các nước lớn khác: Quan hệ EU - Nga, EU - Trung Quốc, Trung - Nhật, Nga - Nhật tiếp tục đan xen hợp tác và cạnh tranh, trong đó mặt cạnh tranh gia tăng dưới tác động của xu hướng cạnh tranh nước lớn gay gắt nêu trên.
Bên cạnh đó, các nước lớn vẫn nỗ lực duy trì đối thoại, kiểm soát đối đầu do sự phụ thuộc lẫn nhau vẫn rất lớn, đặc biệt về kinh tế và trong phối hợp giải quyết các vẩn đề chung của thế giới. Do nhu cầu duy trì hợp tác, nguy cơ xung đột quân sự trực diện và toàn diện Mỹ - Nga, Mỹ - Trung ít có khả năng xảy ra.
Tập hợp lực lượng diễn ra gay gắt, toàn diện, đan xen cả về phương thức và nội dung, cả cấp độ song phương và đa phương, tại nhiều địa bàn, khu vực; đi cùng với xu hướng “phân tách” về chính trị, kinh tế, khoa học - công nghệ và quân sự giữa Mỹ với Trung Quốc, Nga; vai trò của các nước vừa và nhỏ trong các tập hợp lực lượng gia tăng và được coi trọng
Phương thức, nội dung tập họp lực lượng đa dạng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Về phương thức, các nước lớn chú trọng củng cố các mối quan hệ đồng minh, đối tác truyền thống, mở rộng quan hệ với các đối tác mới. Về nội dung, ngoài các vấn đề chính trị, kinh tế, an ninh, quân sự, còn có các vấn đề mới như an ninh năng lượng, an ninh mạng, ứng phó biến đổi khí hậu, công nghệ cao.
Ngoài cấp độ song phương, các nước lớn đẩy mạnh tập họp lực lượng ở cấp độ đa phương thông qua các vấn đề toàn cầu, các thể chế đa phương quốc tế và khu vực, củng cố hoặc thiết lập các cơ chế tiểu đa phương và các sáng kiến, chiến lược mới do mỗi bên dẫn dắt.
Về địa bàn, tập hợp lực lượng diễn ra mạnh và quyết liệt nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á. Do ASEAN nằm ở vị trí kết nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, các nước lớn đều đẩy mạnh lôi kéo ASEAN vào các sáng kiến mới do mỗi bên dẫn dắt. Cùng với Châu Á - Thái Bình Dương, hiện Châu Âu cũng trờ thành địa bàn trọng điểm tập họp lực lượng do cuộc chiến tại U-crai-na. Các khu vực khác (Trung Đông - Châu Phi, Mỹ Latinh) cũng ngày càng được quan tâm.
Tập hợp lực lượng quyết liệt hơn, gia tăng về phạm vi, mức độ do cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, song nhìn chung các nước đều coi trọng các biện pháp quản lý, kiểm soát bất đồng, chưa dẫn đến đối đầu trực diện và chưa có khả năng phân tách thành hai phe, liên minh đối kháng như thời kỳ Chiên tranh lạnh do đặc điểm quan hệ quốc tế hiện nay (đa cực, đa trung tâm); mức độ đan xen lợi ích và phụ thuộc lẫn nhau cao.
P.TT (tổng hợp)