Công tác Lịch sử Đảng
Châu Đốc: Lễ giỗ lần thứ 145 danh nhân Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872)
- Được đăng: Thứ sáu, 17 Tháng 2 2017 15:10
- Lượt xem: 5510
(TGAG)- Sáng 17-02-2017, tại Trường THPT Thủ Khoa Nghĩa Châu Đốc, chính quyền thành phố Châu Đốc, nhiều nhân sĩ trí thức là cựu học sinh của trường qua các thời kỳ, thầy cô giáo và học sinh Trường THPT Thủ Khoa Nghĩa long trọng tổ chức lễ giỗ lần thứ 145 ngày mất danh nhân Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (Thủ khoa Nghĩa).
Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa sinh Đinh Mão 1807, người làng Long Tuyền, Vĩnh Định, trấn Vĩnh Thanh, nay là Bình Thủy- Cần Thơ. Năm 1835, ông đỗ giải nguyên trường thi Gia Định lúc 28 tuổi, được bổ Tri huyện Phước Long (Biên Hòa), rồi thuyên bổ Tri huyện Trà Vang (Trà Vinh).
Vì tính cương trực, ông đương dầu với đám cường hào ác bá tại Trà Vinh, bị quan trên tham nhũng cáo gian, tìm cách hãm hại. Vợ là Nguyễn Thị Tồn ngồi ghe bầu ra tận kinh đô kêu oan với triều đình, ông mới thoát cảnh lao tù, nhưng phải sung quân, đóng đồn ở Vĩnh Thông (An Giang).
Vợ ông từ Huế trở về, đến nửa đường thì bệnh mất. Ông có đôi câu viếng và văn tế tuyệt tác. Đây là câu đối:
Làm lính thú ở Vĩnh Thông ít lâu, ông xin giải ngũ, về quê quán Long Tuyền sống đời ẩn dật, sinh nhai bằng nghề thuốc, dạy học, ôm ấp chí khí cao khiết. Tài đức của ông được sĩ phu và nhân dân trọng vọng, mến yêu.
Ngày 21 tháng Giêng âm lịch năm Nhân Thân -1872, ông mất, thọ 65 tuổi. Mộ ông nay còn tại Bình Thủy (Tp Cần Thơ).
Ngoài các bài thơ, văn tế, ông còn để lại một bản tuồng Kim thạch kỳ duyên có giá trị văn chương cao, được đời truyền tụng. Nhiều lần ông họa thơ đả kích Tôn Thọ Tường theo Pháp, và có nhiều bài thơ kêu gọi đồng bào nhất tề đứng lên chống giặc Pháp xâm lăng.
Trường Trung học Thủ Khoa Nghĩa (Châu Đốc) được thành lập đầu tiên vào tháng 7/1951 mang tên Trường Collège de Châu Đốc và sang niên khóa 1952-1953 đổi tên thành Trường Trung học Thủ Khoa Nghĩa. Và tên này được giữ mãi cho đến ngày nay tròn 65 năm với tên gọi Trường Trung học phổ thông Thủ Khoa Nghĩa.
Trải qua 65 năm, Trường THPT Thủ Khoa Nghĩa đã đào tạo một khối lượng lớn nhân tài và trí thức cho quê hương An Giang nói riêng, cả nước nói chung. Với truyền thống tốt đẹp và hào hùng của trường cũng như tên danh nhân Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa tồn tại mãi với thời gian./.
Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa sinh Đinh Mão 1807, người làng Long Tuyền, Vĩnh Định, trấn Vĩnh Thanh, nay là Bình Thủy- Cần Thơ. Năm 1835, ông đỗ giải nguyên trường thi Gia Định lúc 28 tuổi, được bổ Tri huyện Phước Long (Biên Hòa), rồi thuyên bổ Tri huyện Trà Vang (Trà Vinh).
Vì tính cương trực, ông đương dầu với đám cường hào ác bá tại Trà Vinh, bị quan trên tham nhũng cáo gian, tìm cách hãm hại. Vợ là Nguyễn Thị Tồn ngồi ghe bầu ra tận kinh đô kêu oan với triều đình, ông mới thoát cảnh lao tù, nhưng phải sung quân, đóng đồn ở Vĩnh Thông (An Giang).
Vợ ông từ Huế trở về, đến nửa đường thì bệnh mất. Ông có đôi câu viếng và văn tế tuyệt tác. Đây là câu đối:
“Đất chẳng phải chồng đem gửi thịt xương sao đặng!
Trời mà mất vợ thử gan ruột có mần răng?"
Làm lính thú ở Vĩnh Thông ít lâu, ông xin giải ngũ, về quê quán Long Tuyền sống đời ẩn dật, sinh nhai bằng nghề thuốc, dạy học, ôm ấp chí khí cao khiết. Tài đức của ông được sĩ phu và nhân dân trọng vọng, mến yêu.
Ngày 21 tháng Giêng âm lịch năm Nhân Thân -1872, ông mất, thọ 65 tuổi. Mộ ông nay còn tại Bình Thủy (Tp Cần Thơ).
Ngoài các bài thơ, văn tế, ông còn để lại một bản tuồng Kim thạch kỳ duyên có giá trị văn chương cao, được đời truyền tụng. Nhiều lần ông họa thơ đả kích Tôn Thọ Tường theo Pháp, và có nhiều bài thơ kêu gọi đồng bào nhất tề đứng lên chống giặc Pháp xâm lăng.
Trường Trung học Thủ Khoa Nghĩa (Châu Đốc) được thành lập đầu tiên vào tháng 7/1951 mang tên Trường Collège de Châu Đốc và sang niên khóa 1952-1953 đổi tên thành Trường Trung học Thủ Khoa Nghĩa. Và tên này được giữ mãi cho đến ngày nay tròn 65 năm với tên gọi Trường Trung học phổ thông Thủ Khoa Nghĩa.
Trải qua 65 năm, Trường THPT Thủ Khoa Nghĩa đã đào tạo một khối lượng lớn nhân tài và trí thức cho quê hương An Giang nói riêng, cả nước nói chung. Với truyền thống tốt đẹp và hào hùng của trường cũng như tên danh nhân Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa tồn tại mãi với thời gian./.
Trần Văn Đông