Chiến thắng Điện Biên Phủ - một bước ngoặt phát triển của phong trào giải phóng dân tộc
- Được đăng: Chủ nhật, 06 Tháng 5 2018 12:01
- Lượt xem: 3809
(TGAG)- Sau gần tám năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 - 1953), thực dân Pháp ngày càng lún sâu vào thế bị động đối phó với các cuộc tiến công của quân và dân ta; phong trào phản đối chiến tranh ở Đông Dương của nhân dân Pháp ngày càng lan rộng; mâu thuẫn nội bộ giới cầm quyền Pháp ngày càng gay gắt. Trước tình hình đó, Pháp chủ trương dựa vào Mỹ để tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh, giành một thắng lợi quyết định về quân sự trên chiến trường với hy vọng tìm ra “lối thoát trong danh dự”. Đầu tháng 12/1953, Pháp chủ trương xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh, xem đây như là “pháo đài bất khả xâm phạm”, một “cối xây thịt khổng lồ”, “một cái bẫy hiểm ác” để tiêu diệt quân chủ lực của Việt Minh.
Để ngăn chặn âm mưu của Pháp và Mỹ, ta nhất thiết phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Trong Chỉ thị ngày 22/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ chiến dịch Điện Biên Phủ “là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà cả đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kì được”.
Chiến dịch diễn ra từ ngày 13/3/1954, kết thúc vào ngày 7/5/1954 và được chia làm 3 đợt. Với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng của địch...
Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân ta đã tạo ra bước ngoặt trong cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên bán đảo Đông Dương; nhân dân Việt Nam từ địa vị bị áp bức, bóc lột đã vươn lên trở thành người chiến thắng, buộc Pháp phải ký Hiệp định Genève, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, Lào và Campuchia, góp phần quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới.
Sau chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, tháng 11/1954, nhân dân An-giê-ri vùng dậy đấu tranh chống lại thực dân Pháp. Đến cuối năm 1962, nhân dân An-giê-ri buộc Pháp phải thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chấm dứt nền thống trị của chủ nghĩa thực dân trên đất nước An-giê-ri. Bí thư quốc vụ, thiếu tá tư lệnh An-giê-ri, Omar Ous Sedich khẳng định: “thất bại của thực dân Pháp đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân An-giê-ri. Người An-giê-ri bước lên con đường mà những người anh em Việt Nam đã vạch ra. Lửa cách mạng bùng cháy rất nhanh khắp An-giê-ri. Chiến thắng của nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ bảo đảm chắc chắn cho sự chiến thắng thực dân Pháp của nhân dân An-giê-ri”.
Ngọn lửa Điện Biên Phủ còn vượt cả Thái Bình Dương đến tận đất nước Cu Ba anh hùng, góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh ở Châu Mỹ La-tinh. Thứ trưởng Ngoại giao Cu ba Héc-to Rô-đơ-ri-ghết Lom-pác đã đánh giá: “Thắng lợi của các bạn là một niềm hy vọng to lớn và tươi sáng cho chúng tôi, đã cổ vũ chúng tôi chiến đấu. Thắng lợi của các bạn đã chứng tỏ hùng hồn rằng bất kỳ một dân tộc nhỏ bé nào, nếu đoàn kết đấu tranh kiên quyết cho tự do và một tương lai tươi sáng đều có thể đánh bại được đế quốc”.
Như vậy, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới được cổ vũ bởi ngọn cờ chiến thắng Điện Biên Phủ, không chỉ diễn ra mạnh mẽ ở Châu Á, mà còn diễn ra quyết liệt ở Châu Phi, Châu Mỹ-La-tinh, làm sụp đổ một mảng lớn hệ thống nô dịch của chủ nghĩa đế quốc. Nếu 12 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ có 29 nước giành được độc lập, thì năm 1958 - 1964, đã có thêm 35 nước giành được độc lập.
Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, là chiến thắng lớn nhất, oanh liệt nhất, tiêu biểu cho tinh thần anh dũng, kiên cường, bất khuất của dân tộc trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ. Chiến thắng lừng lẫy Điện Biên Phủ “đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa ở thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”. Với quốc tế, chiến thắng Điện Biên Phủ được coi là “tiếng chuông báo tử của chủ nghĩa thực dân”, là “tiếng nói vút ngang tai bọn đế quốc”, một “niềm hy vọng to lớn và tươi sáng của loài người”, “là lời kêu gọi của các dân tộc bị trị tiến lên xung phong chiếm lĩnh các pháo đài cuối cùng của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc trên thế giới”.
Để ngăn chặn âm mưu của Pháp và Mỹ, ta nhất thiết phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Trong Chỉ thị ngày 22/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ chiến dịch Điện Biên Phủ “là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà cả đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kì được”.
Chiến dịch diễn ra từ ngày 13/3/1954, kết thúc vào ngày 7/5/1954 và được chia làm 3 đợt. Với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng của địch...
Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân ta đã tạo ra bước ngoặt trong cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên bán đảo Đông Dương; nhân dân Việt Nam từ địa vị bị áp bức, bóc lột đã vươn lên trở thành người chiến thắng, buộc Pháp phải ký Hiệp định Genève, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, Lào và Campuchia, góp phần quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới.
Sau chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, tháng 11/1954, nhân dân An-giê-ri vùng dậy đấu tranh chống lại thực dân Pháp. Đến cuối năm 1962, nhân dân An-giê-ri buộc Pháp phải thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chấm dứt nền thống trị của chủ nghĩa thực dân trên đất nước An-giê-ri. Bí thư quốc vụ, thiếu tá tư lệnh An-giê-ri, Omar Ous Sedich khẳng định: “thất bại của thực dân Pháp đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân An-giê-ri. Người An-giê-ri bước lên con đường mà những người anh em Việt Nam đã vạch ra. Lửa cách mạng bùng cháy rất nhanh khắp An-giê-ri. Chiến thắng của nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ bảo đảm chắc chắn cho sự chiến thắng thực dân Pháp của nhân dân An-giê-ri”.
Ngọn lửa Điện Biên Phủ còn vượt cả Thái Bình Dương đến tận đất nước Cu Ba anh hùng, góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh ở Châu Mỹ La-tinh. Thứ trưởng Ngoại giao Cu ba Héc-to Rô-đơ-ri-ghết Lom-pác đã đánh giá: “Thắng lợi của các bạn là một niềm hy vọng to lớn và tươi sáng cho chúng tôi, đã cổ vũ chúng tôi chiến đấu. Thắng lợi của các bạn đã chứng tỏ hùng hồn rằng bất kỳ một dân tộc nhỏ bé nào, nếu đoàn kết đấu tranh kiên quyết cho tự do và một tương lai tươi sáng đều có thể đánh bại được đế quốc”.
Như vậy, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới được cổ vũ bởi ngọn cờ chiến thắng Điện Biên Phủ, không chỉ diễn ra mạnh mẽ ở Châu Á, mà còn diễn ra quyết liệt ở Châu Phi, Châu Mỹ-La-tinh, làm sụp đổ một mảng lớn hệ thống nô dịch của chủ nghĩa đế quốc. Nếu 12 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ có 29 nước giành được độc lập, thì năm 1958 - 1964, đã có thêm 35 nước giành được độc lập.
Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, là chiến thắng lớn nhất, oanh liệt nhất, tiêu biểu cho tinh thần anh dũng, kiên cường, bất khuất của dân tộc trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ. Chiến thắng lừng lẫy Điện Biên Phủ “đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa ở thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”. Với quốc tế, chiến thắng Điện Biên Phủ được coi là “tiếng chuông báo tử của chủ nghĩa thực dân”, là “tiếng nói vút ngang tai bọn đế quốc”, một “niềm hy vọng to lớn và tươi sáng của loài người”, “là lời kêu gọi của các dân tộc bị trị tiến lên xung phong chiếm lĩnh các pháo đài cuối cùng của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc trên thế giới”.
ĐẶNG THỊ KIM TUYẾN