Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - Mãi mãi là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới
- Được đăng: Thứ hai, 30 Tháng 4 2018 09:16
- Lượt xem: 3783
(TGAG)- Cách đây hơn 170 năm, ngày 24-2-1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo lần đầu tiên được công bố trước toàn thế giới. Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là một trong những di sản lý luận chủ yếu của chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học, đồng thời là bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới tiến hành cuộc đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản (CNTB), đi lên CNXH và tiến tới chủ nghĩa cộng sản.
Lần đầu tiên trong tác phẩm, C.Mác và Ph.Ăngghen đã hệ thống hóa những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác một cách cô đọng nhất, thể hiện rõ ràng và đầy đủ nhất thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Hai ông đã đưa ra các phân tích và khẳng định sự tất yếu diệt vong của CNTB và sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, lý luận về đảng... Tuyên ngôn thể hiện rõ mối quan hệ hữu cơ giữa ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác là triết học mácxít, kinh tế chính trị học mácxít và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Không đầy 25 năm sau khi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời, trong lời tựa viết cho bản tiếng Đức (1872), C.Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định “chính Tuyên ngôn cũng đã giải thích rằng bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, việc áp dụng những nguyên lý đó cũng phải tùy theo hoàn cảnh lịch sử đương thời, và do đó, không nên quá câu nệ vào những biện pháp cách mạng nêu ra ở cuối chương II. Các ông lý giải lý do không sửa lại là vì: “Tuyên ngôn là một tài liệu lịch sử mà chúng tôi không có quyền sửa lại”.
Qua việc nêu trên, càng chứng tỏ những nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác đã rất tôn trọng lịch sử tư tưởng chính trị, không coi luận thuyết của mình là “đại thành bất biến” mà luôn đặt tư tưởng chính trị ở trạng thái sống động, biện chứng giữa lý luận và thực tiễn cách mạng.
Vận dụng một cách sáng tạo lý luận về cách mạng vô sản của C.Mác và Ph.Ăngghen vào tình hình nước Nga xô viết trong điều kiện đế quốc chủ nghĩa, V.I. Lênin đã tổ chức lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 vĩ đại mở ra một kỷ nguyên mới cho thời đại - Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Tinh thần bất diệt và ý nghĩa lịch sử vĩ đại của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 vẫn còn sống mãi trong lòng của mỗi dân tộc và toàn nhân loại đang đi tìm cho mình một con đường đến với CNXH.
Nhưng, sau khi Đông Âu và Liên Xô tan rã, CNXH hiện thực lâm vào thoái trào, khủng hoảng và sụp đổ. Nhiều quan điểm, quan niệm của các học giả tư sản cũng như của một số nhà nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa Mác-Lênin đã rơi vào sự khủng hoảng niềm tin, tư tưởng dao động, hoài nghi, bi quan về CNXH cả phương diện lý luận cũng như hiện thực. Một số người cho rằng, lịch sử phải chăng kết thúc ở CNTB, tột đỉnh của văn minh loài người. Một số lập luận khác cho rằng, CNTB đã thay đổi về chất với các hình thức mới như: “Chủ nghĩa tư bản nhân dân”, “Chủ nghĩa tư bản tự điều chỉnh”, “Xã hội hậu công nghiệp”, “Chủ nghĩa tư bản của người lao động”.
Song trên thực tế, CNTB vẫn không thay đổi bản chất và mâu thuẫn cơ bản của nó gắn với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất vẫn tồn tại. Điều này đã được khẳng định trong Tuyên ngôn của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Đặc biệt là sự xuyên tạc một cách trắng trợn về ý nghĩa lịch sử vĩ đại của cuộc cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917. Nghiêm trọng hơn là phủ nhận những thành tựu to lớn mà CNXH hiện thực ở nước Nga Xô viết đã đem lại cho loài người, phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lênin dẫn đến phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Tuy nhiên hiện nay, các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Châu Phi, Châu Mỹ La tinh cũng như toàn nhân loại ngày càng nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc hơn về bản chất ưu việt của CNXH là giải phóng con người, mang lại sự tự do, bình đẳng, hạnh phúc, văn minh và dân chủ thật sự không chỉ cho quốc gia dân tộc mà cho cả nhân loại. Vì thế, một số quốc gia dân tộc này đã và đang khẳng định: định hướng XHCN cho con đường phát triển tiến lên của quốc gia, dân tộc mình.
Đối với Việt Nam nói riêng cũng như các nước đi lên CNXH nói chung, thời đại ngày nay đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trước sự tác động mặt trái của nó cùng với những âm mưu, thủ đoạn đen tối của chủ nghĩa đế quốc mà đứng đầu là Mỹ đang điên cuồng chống phá CNXH, chủ nghĩa Mác- Lênin, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, ngăn cản con đường đi lên CNXH của các quốc gia dân tộc. Vì thế, việc nghiên cứu và nhận thức lại một cách khách quan, khoa học, cách mạng hơn về chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, về CNXH lý luận cũng như CNXH hiện thực nói riêng, về ý nghĩa lịch sử và tầm quan trọng của CNXH trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề mang tính chất hết sức khách quan và vô cùng cần thiết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta tất yếu phải đi theo con đường cách mạng vô sản, “Không có con đường nào khác”. Nhờ sự lựa chọn đúng đắn đó, cách mạng Việt Nam đã liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn. Điều đó là sự khẳng định giá trị thời đại của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã và sẽ tiếp tục được vận dụng sáng tạo vào cách mạng Việt Nam.
Nhìn lại hơn 30 năm đổi mới với những thành tựu, hạn chế và khuyết điểm, Đảng ta đã rút ra một số bài học có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện mô hình CNXH ở Việt Nam, trong đó bài học đầu tiên là: “Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam”. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc nhận thức và làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nền dân chủ XHCN với nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; tất cả vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”...
Kỷ niệm 200 năm ngày sinh C.Mác và 170 năm ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, nhìn lại chặng đường cách mạng của Đảng ta gần 9 thập kỷ qua, đặc biệt là những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử cũng như những hạn chế, yếu kém trong hơn 30 năm đổi mới đất nước, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn những giá trị bền vững và ý nghĩa thời đại của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản; từ đó chủ động, không ngừng vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp những nguyên lý nền tảng của Tuyên ngôn vào điều kiện cụ thể nước ta để thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Dù cho thực tiễn ở các quốc gia dân tộc và thời đại ngày nay có vận động biến đổi, song những nội dung tư tưởng lý luận về CNXH trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng mãi mãi vẫn là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta./.
Lần đầu tiên trong tác phẩm, C.Mác và Ph.Ăngghen đã hệ thống hóa những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác một cách cô đọng nhất, thể hiện rõ ràng và đầy đủ nhất thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Hai ông đã đưa ra các phân tích và khẳng định sự tất yếu diệt vong của CNTB và sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, lý luận về đảng... Tuyên ngôn thể hiện rõ mối quan hệ hữu cơ giữa ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác là triết học mácxít, kinh tế chính trị học mácxít và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Không đầy 25 năm sau khi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời, trong lời tựa viết cho bản tiếng Đức (1872), C.Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định “chính Tuyên ngôn cũng đã giải thích rằng bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, việc áp dụng những nguyên lý đó cũng phải tùy theo hoàn cảnh lịch sử đương thời, và do đó, không nên quá câu nệ vào những biện pháp cách mạng nêu ra ở cuối chương II. Các ông lý giải lý do không sửa lại là vì: “Tuyên ngôn là một tài liệu lịch sử mà chúng tôi không có quyền sửa lại”.
Qua việc nêu trên, càng chứng tỏ những nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác đã rất tôn trọng lịch sử tư tưởng chính trị, không coi luận thuyết của mình là “đại thành bất biến” mà luôn đặt tư tưởng chính trị ở trạng thái sống động, biện chứng giữa lý luận và thực tiễn cách mạng.
Vận dụng một cách sáng tạo lý luận về cách mạng vô sản của C.Mác và Ph.Ăngghen vào tình hình nước Nga xô viết trong điều kiện đế quốc chủ nghĩa, V.I. Lênin đã tổ chức lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 vĩ đại mở ra một kỷ nguyên mới cho thời đại - Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Tinh thần bất diệt và ý nghĩa lịch sử vĩ đại của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 vẫn còn sống mãi trong lòng của mỗi dân tộc và toàn nhân loại đang đi tìm cho mình một con đường đến với CNXH.
Nhưng, sau khi Đông Âu và Liên Xô tan rã, CNXH hiện thực lâm vào thoái trào, khủng hoảng và sụp đổ. Nhiều quan điểm, quan niệm của các học giả tư sản cũng như của một số nhà nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa Mác-Lênin đã rơi vào sự khủng hoảng niềm tin, tư tưởng dao động, hoài nghi, bi quan về CNXH cả phương diện lý luận cũng như hiện thực. Một số người cho rằng, lịch sử phải chăng kết thúc ở CNTB, tột đỉnh của văn minh loài người. Một số lập luận khác cho rằng, CNTB đã thay đổi về chất với các hình thức mới như: “Chủ nghĩa tư bản nhân dân”, “Chủ nghĩa tư bản tự điều chỉnh”, “Xã hội hậu công nghiệp”, “Chủ nghĩa tư bản của người lao động”.
Song trên thực tế, CNTB vẫn không thay đổi bản chất và mâu thuẫn cơ bản của nó gắn với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất vẫn tồn tại. Điều này đã được khẳng định trong Tuyên ngôn của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Đặc biệt là sự xuyên tạc một cách trắng trợn về ý nghĩa lịch sử vĩ đại của cuộc cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917. Nghiêm trọng hơn là phủ nhận những thành tựu to lớn mà CNXH hiện thực ở nước Nga Xô viết đã đem lại cho loài người, phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lênin dẫn đến phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Tuy nhiên hiện nay, các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Châu Phi, Châu Mỹ La tinh cũng như toàn nhân loại ngày càng nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc hơn về bản chất ưu việt của CNXH là giải phóng con người, mang lại sự tự do, bình đẳng, hạnh phúc, văn minh và dân chủ thật sự không chỉ cho quốc gia dân tộc mà cho cả nhân loại. Vì thế, một số quốc gia dân tộc này đã và đang khẳng định: định hướng XHCN cho con đường phát triển tiến lên của quốc gia, dân tộc mình.
Đối với Việt Nam nói riêng cũng như các nước đi lên CNXH nói chung, thời đại ngày nay đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trước sự tác động mặt trái của nó cùng với những âm mưu, thủ đoạn đen tối của chủ nghĩa đế quốc mà đứng đầu là Mỹ đang điên cuồng chống phá CNXH, chủ nghĩa Mác- Lênin, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, ngăn cản con đường đi lên CNXH của các quốc gia dân tộc. Vì thế, việc nghiên cứu và nhận thức lại một cách khách quan, khoa học, cách mạng hơn về chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, về CNXH lý luận cũng như CNXH hiện thực nói riêng, về ý nghĩa lịch sử và tầm quan trọng của CNXH trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề mang tính chất hết sức khách quan và vô cùng cần thiết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta tất yếu phải đi theo con đường cách mạng vô sản, “Không có con đường nào khác”. Nhờ sự lựa chọn đúng đắn đó, cách mạng Việt Nam đã liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn. Điều đó là sự khẳng định giá trị thời đại của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã và sẽ tiếp tục được vận dụng sáng tạo vào cách mạng Việt Nam.
Nhìn lại hơn 30 năm đổi mới với những thành tựu, hạn chế và khuyết điểm, Đảng ta đã rút ra một số bài học có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện mô hình CNXH ở Việt Nam, trong đó bài học đầu tiên là: “Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam”. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc nhận thức và làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nền dân chủ XHCN với nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; tất cả vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”...
Kỷ niệm 200 năm ngày sinh C.Mác và 170 năm ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, nhìn lại chặng đường cách mạng của Đảng ta gần 9 thập kỷ qua, đặc biệt là những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử cũng như những hạn chế, yếu kém trong hơn 30 năm đổi mới đất nước, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn những giá trị bền vững và ý nghĩa thời đại của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản; từ đó chủ động, không ngừng vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp những nguyên lý nền tảng của Tuyên ngôn vào điều kiện cụ thể nước ta để thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Dù cho thực tiễn ở các quốc gia dân tộc và thời đại ngày nay có vận động biến đổi, song những nội dung tư tưởng lý luận về CNXH trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng mãi mãi vẫn là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta./.
Lâm Giàu
(Nguồn BTGTW)