Chủ nghĩa Lê-nin là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi!
- Được đăng: Thứ năm, 20 Tháng 4 2017 13:52
- Lượt xem: 3891
(TGAG)- Kỷ niệm 147 năm Ngày sinh của V.I. Lê-nin (22/4/1870 - 22/4/2017).
Bác Hồ khẳng định: “Chủ nghĩa Lê-nin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.
Sau khi nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, nước mất nhà tan. Sinh ra và lớn lên trên vùng đất giàu truyền thống yêu nước, ngay tuổi thiếu niên, Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc với nhiều sĩ phu yêu nước trong vùng. Người rất khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng không tán thành cách làm của các cụ.
Ngày 5-6-1911, từ Bến cảng Sài Gòn, với hoài bão lớn lao, Hồ Chí Minh đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Trong cả quá trình lao động, học tập, tìm kiếm đó, Người đã đi đến rất nhiều nơi, từ Pháp, Người đã đến nhiều nước khác ở châu Âu, châu Phi, châu Mỹ… Người tham gia Đảng Xã hội Pháp và đến với bản Luận cương của Lê-nin, Người nói: "Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng của chúng ta".
Luận cương đã chỉ rõ đâu là kẻ thù của dân tộc ta nói riêng, lực lượng áp bức bóc lột toàn thế giới nói chung chính là chủ nghĩa tư bản mà bây giờ là chủ nghĩa đế quốc. Nó giúp cho Người hiểu chính xác: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”.
Luận cương của Lê-nin còn chỉ rõ lực lượng cách mạng là đông đảo quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột. Giúp Người nhận rõ: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Đây chính là một trong những điều căn bản, quan trọng mà khi thành lập Đảng ta, Người đã có sự chuẩn bị đúng đắn sáng tạo về động lức cách mạng Việt Nam, Người chỉ rỏ: “công nông là gốc cách mạng; còn học trò, địa chủ nhỏ nhà buôn nhỏ…là bầu bạn cách mạng của công nông”.
Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy hướng đi của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa mà Sơ thảo luận cương của Lê-nin đã vạch ra là giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con người. Người đã nói: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên, như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Người khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Hồ Chí Minh đã bổ sung và hoàn thiện lý luận về con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa. Đó chính là tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người phê bình gay gắt tình trạng coi thường thuộc địa, quá đề cao chính quốc. Người nhấn mạnh: “Vì chúng ta tự coi mình là học trò của Lê-nin, cho nên chúng ta cần phải tập trung tất cả sức lực và nghị lực để thực hiện trên thực tế những lời di huấn quý báu của Lê-nin đối với chúng ta về vấn đề thuộc địa cũng như các vấn đề khác”.
Tin và đi theo Lê-nin, Người khẳng định: “Lê-nin là người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Mác. Là người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng. Là người thầy đã đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận cách mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất”. Người phân tích rõ: “Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi”.
Hồ Chí Minh kết luận: “Khi còn sống, Người là người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội”. Nhìn lại 30 năm đổi mới vừa qua, từ những thành tựu cũng như những hạn chế, khuyết điểm, bài học số một được rút ra là: Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
Chủ nghĩa Lê-nin mãi mãi là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng./.
Bác Hồ khẳng định: “Chủ nghĩa Lê-nin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.
Sau khi nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, nước mất nhà tan. Sinh ra và lớn lên trên vùng đất giàu truyền thống yêu nước, ngay tuổi thiếu niên, Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc với nhiều sĩ phu yêu nước trong vùng. Người rất khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng không tán thành cách làm của các cụ.
Chân dung lãnh tụ Vladimir Ilyich Ulyanov Lenin |
Luận cương đã chỉ rõ đâu là kẻ thù của dân tộc ta nói riêng, lực lượng áp bức bóc lột toàn thế giới nói chung chính là chủ nghĩa tư bản mà bây giờ là chủ nghĩa đế quốc. Nó giúp cho Người hiểu chính xác: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”.
Luận cương của Lê-nin còn chỉ rõ lực lượng cách mạng là đông đảo quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột. Giúp Người nhận rõ: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Đây chính là một trong những điều căn bản, quan trọng mà khi thành lập Đảng ta, Người đã có sự chuẩn bị đúng đắn sáng tạo về động lức cách mạng Việt Nam, Người chỉ rỏ: “công nông là gốc cách mạng; còn học trò, địa chủ nhỏ nhà buôn nhỏ…là bầu bạn cách mạng của công nông”.
Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy hướng đi của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa mà Sơ thảo luận cương của Lê-nin đã vạch ra là giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con người. Người đã nói: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên, như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Người khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Hồ Chí Minh đã bổ sung và hoàn thiện lý luận về con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa. Đó chính là tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người phê bình gay gắt tình trạng coi thường thuộc địa, quá đề cao chính quốc. Người nhấn mạnh: “Vì chúng ta tự coi mình là học trò của Lê-nin, cho nên chúng ta cần phải tập trung tất cả sức lực và nghị lực để thực hiện trên thực tế những lời di huấn quý báu của Lê-nin đối với chúng ta về vấn đề thuộc địa cũng như các vấn đề khác”.
Tin và đi theo Lê-nin, Người khẳng định: “Lê-nin là người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Mác. Là người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng. Là người thầy đã đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận cách mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất”. Người phân tích rõ: “Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi”.
Hồ Chí Minh kết luận: “Khi còn sống, Người là người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội”. Nhìn lại 30 năm đổi mới vừa qua, từ những thành tựu cũng như những hạn chế, khuyết điểm, bài học số một được rút ra là: Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
Chủ nghĩa Lê-nin mãi mãi là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng./.
LÊ CHÍ THÀNH
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy