Khái quát về tình hình Campuchia thời gian qua
- Được đăng: Thứ ba, 28 Tháng 8 2018 14:27
- Lượt xem: 3722
(TGAG)- Trong 5 năm trở lại đây (từ 2013 đến nay) tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, cũng như các chiều hướng chính sách của Campuchia đã và đang có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, tác động sâu sắc đến Việt Nam trên tất cả các mặt.
Năm 2017, Campuchia diễn ra trong cuộc bầu cử xã phường. Tháng 6 năm 2017, Campuchia sửa đổi hàng loạt luật. Trong đó có Luật Bầu cử (Luật Bầu cử của Campuchia sửa đổi năm 2017 bổ sung thêm một quy định cấm tất cả các công dân Campuchia đang bị truy nã Quốc tế hoặc đang phạm tội hình sự, đang bị kết án hình sự không được phép tham gia chính trị). Điều này đã hạn chế vai trò sự trở lại của ông Ranariddh khi ông này đang bị truy tố các lỗi như vậy và bỏ trốn ở nước ngoài. Năm 2017 cũng là tròn 20 năm nổ ra cuộc đảo chính (1997 - 2017) và việc lật đổ ông Ranariddh và tập trung vào quyền lực vào ông HunSen của CPP đã làm cho đường lối và chiều hướng phát triển của CPP, của Campuchia sang một bước ngoặt hoàn toàn khác.
Năm 2018, một sự kiện rất có ý nghĩa đối với Campuchia tròn 35 năm ngày kết thúc vai trò của cơ quan quyền lực lâm thời của Liên hợp quốc ở Campuchia (viết tắt là UNTAC). Sau khi Việt Nam rút hết quân đội Campuchia ngày 26 tháng 9 năm 1989, vấn đề Campuchia dần đi vào giải pháp chính trị và trong khoảng gần 3 năm (đến tháng 10 năm 1991) thì Campuchia đã ký được Hiệp định Paris về Campuchia và từ đó đến nay Hiệp định Paris là nền tảng pháp lý quan trọng nhất để xây dựng hiến pháp, xây dựng chế độ chính trị hiện nay ở Campuchia và toàn bộ hệ thống của Campuchia hiện nay đều vận hành cơ bản trên Hiệp định Paris năm tháng 10 năm 1991. Năm 2018 cũng là năm bầu cử Thượng viện (tháng 2 năm 2018) và CPP thắng 57 ghế cũng như bầu cử Quốc hội diễn ra vào tháng 7/2018. Đây là thời điểm mà Campuchia đã và đang có rất nhiều thay đổi, đáng chú ý:
Về kinh tế từ năm 1997, 1998 đến nay Campuchia liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao (khoảng 7 đến 9%); đời sống mọi mặt của người dân được tăng lên; bộ mặt đô thị của các tỉnh lớn như Phnom Pênh, Kbong Cham, Xiêm Riệp… đều thay đổi hoàn toàn; đời sống người dân, vấn đề xóa đói giảm nghèo, mặt bằng chung của xã hội đã tăng lên và Campuchia đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, thu nhập của họ đã vượt mức 2.000USD/người. Tuy nhiên bên cạnh đó, nó bắt đầu phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng: Thứ nhất là vấn đề tham nhũng do bộ máy; thứ hai là hiệu quả kinh tế thấp, hiện nay nền kinh tế Campuchia phụ thuộc rất lớn vào viện trợ bên ngoài và vấn đề công ăn việc làm của Campuchia dựa chủ yếu vào ngành may mặc. Trong ngành may mặc chỉ riêng tập đoàn GMAC của Mỹ đã đạt 70% tổng sản lượng trong sản lượng may mặc của Campuchia. Mỹ chi phối rất lớn đời sống kinh tế, xã hội và sự ổn định của Campuchia. Tập đoàn GMAC chỉ cần ngưng sản xuất 2 đến 3 tháng thì Campuchia sẽ có rất nhiều vấn đề phức tạp. Do đó, họ phụ thuộc rất lớn vào nước ngoài, ngân sách phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài. Các vấn đề về khiếu kiện đất đai, vấn đề khiếu kiện đông người, vấn đề ô nhiễm, bất bình đẳng, chênh lệch khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng sâu sắc ở Campuchia.
Về xã hội cùng với việc tăng trưởng kinh tế và xã hội về cơ bản là ổn định. Tuy nhiên ở xã hội Campuchia đang gặp rất nhiều vấn đề mà các nền kinh tế công nghiệp hóa đang gặp phải: Mâu thuẫn xã hội đang gia tăng và tích tụ với một tốc độ nhanh hơn bình thường, đặc biệt là mâu thuẫn về lợi ích. Đơn cử như mâu thuẫn lợi ích của người lao động di cư từ nông thôn ra thành phố; mâu thuẫn lợi ích của các nhóm quan chức; các mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt; tham nhũng; tội phạm; tệ nạn xã hội. Xã hội Campuchia ngày càng mở, ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng. Tuy nhiên, có một đặc điểm rất quan trọng các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng Internet và mạng xã hội ở Campuchia phát triển cực mạnh. Điều này bắt nguồn từ Hiệp định Paris năm 1991. Trong đó có một quy định cho phép tự do báo chí và báo chí đối lập tự do tồn tại, phát triển. Cho nên ở đây phải nói riêng hệ thống báo chí và truyền thông ở Campuchia có mặt phát triển thực chất. Ở Campuchia có 3 tờ báo quốc tế uy tín tầm cỡ khu vực và quốc tế (Phnom Pênh Post; the Cambodia Daily; Mekong Time). Đây là điểm tác động cực mạnh đến bầu cử năm nay. Năm nay, Đảng CPP đã tranh thủ mạng rất tốt, chủ yếu sử dụng qua điện thoại. Đây là một thực tế đang tồn tại ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở Campuchia. Vì Campuchia là một xã hội rất trẻ, về dân số thì Campuchia là một trong những xã hội trẻ nhất trên thế giới và ngày càng trẻ hóa (số người sinh sau năm 1978, 1980 hiện nay rất đông). Hiện nay dưới 30 tuổi chiếm 65% và tỷ lệ tri thức tăng lên rất mạnh, số lượng kết nối mạng tăng lên nhanh, tỉ lệ cử tri trẻ đi bầu tăng mạnh. Đây là lý do rất quan trọng để CPP thắng lợi được nhờ vào việc tác động vào 3 đối tượng (phụ nữ, thanh niên và tri thức). Và họ sử dụng công tác dân vận và vai trò công tác tuyên giáo phát huy rất tốt. Hệ thống pháp lý ở Campuchia ngày càng được hoàn thiện. Ví dụ sửa đổi Luật Bầu cử, sửa đổi Luật Thượng viện; sửa đổi Luật Hội đồng tỉnh thành và ban hành hàng loạt các luật mới theo hướng ngày càng chặt chẽ.
Trước những chuyển biến của tình hình thế giới và khu vực, Chính phủ Campuchia giữ vững chính sách đối ngoại trung lập, không liên kết, góp phần tích cực bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, lợi ích quốc gia và phát triển đất nước. Đến nay, quốc gia Đông - Nam Á này có quan hệ thương mại với khoảng 150 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; tiếp tục thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác với các nước lớn, các đối tác phát triển; tăng cường hợp tác với các nước láng giềng.
Campuchia đang có diện mạo mới, ngày càng hiện đại và phát triển hơn. Dưới sự điều hành hiệu quả của Chính phủ Hoàng gia Campuchia do Đảng Nhân dân Campuchia lãnh đạo, nhân dân Campuchia nhất định sẽ giành được những thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Năm 2017, Campuchia diễn ra trong cuộc bầu cử xã phường. Tháng 6 năm 2017, Campuchia sửa đổi hàng loạt luật. Trong đó có Luật Bầu cử (Luật Bầu cử của Campuchia sửa đổi năm 2017 bổ sung thêm một quy định cấm tất cả các công dân Campuchia đang bị truy nã Quốc tế hoặc đang phạm tội hình sự, đang bị kết án hình sự không được phép tham gia chính trị). Điều này đã hạn chế vai trò sự trở lại của ông Ranariddh khi ông này đang bị truy tố các lỗi như vậy và bỏ trốn ở nước ngoài. Năm 2017 cũng là tròn 20 năm nổ ra cuộc đảo chính (1997 - 2017) và việc lật đổ ông Ranariddh và tập trung vào quyền lực vào ông HunSen của CPP đã làm cho đường lối và chiều hướng phát triển của CPP, của Campuchia sang một bước ngoặt hoàn toàn khác.
Năm 2018, một sự kiện rất có ý nghĩa đối với Campuchia tròn 35 năm ngày kết thúc vai trò của cơ quan quyền lực lâm thời của Liên hợp quốc ở Campuchia (viết tắt là UNTAC). Sau khi Việt Nam rút hết quân đội Campuchia ngày 26 tháng 9 năm 1989, vấn đề Campuchia dần đi vào giải pháp chính trị và trong khoảng gần 3 năm (đến tháng 10 năm 1991) thì Campuchia đã ký được Hiệp định Paris về Campuchia và từ đó đến nay Hiệp định Paris là nền tảng pháp lý quan trọng nhất để xây dựng hiến pháp, xây dựng chế độ chính trị hiện nay ở Campuchia và toàn bộ hệ thống của Campuchia hiện nay đều vận hành cơ bản trên Hiệp định Paris năm tháng 10 năm 1991. Năm 2018 cũng là năm bầu cử Thượng viện (tháng 2 năm 2018) và CPP thắng 57 ghế cũng như bầu cử Quốc hội diễn ra vào tháng 7/2018. Đây là thời điểm mà Campuchia đã và đang có rất nhiều thay đổi, đáng chú ý:
Về kinh tế từ năm 1997, 1998 đến nay Campuchia liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao (khoảng 7 đến 9%); đời sống mọi mặt của người dân được tăng lên; bộ mặt đô thị của các tỉnh lớn như Phnom Pênh, Kbong Cham, Xiêm Riệp… đều thay đổi hoàn toàn; đời sống người dân, vấn đề xóa đói giảm nghèo, mặt bằng chung của xã hội đã tăng lên và Campuchia đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, thu nhập của họ đã vượt mức 2.000USD/người. Tuy nhiên bên cạnh đó, nó bắt đầu phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng: Thứ nhất là vấn đề tham nhũng do bộ máy; thứ hai là hiệu quả kinh tế thấp, hiện nay nền kinh tế Campuchia phụ thuộc rất lớn vào viện trợ bên ngoài và vấn đề công ăn việc làm của Campuchia dựa chủ yếu vào ngành may mặc. Trong ngành may mặc chỉ riêng tập đoàn GMAC của Mỹ đã đạt 70% tổng sản lượng trong sản lượng may mặc của Campuchia. Mỹ chi phối rất lớn đời sống kinh tế, xã hội và sự ổn định của Campuchia. Tập đoàn GMAC chỉ cần ngưng sản xuất 2 đến 3 tháng thì Campuchia sẽ có rất nhiều vấn đề phức tạp. Do đó, họ phụ thuộc rất lớn vào nước ngoài, ngân sách phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài. Các vấn đề về khiếu kiện đất đai, vấn đề khiếu kiện đông người, vấn đề ô nhiễm, bất bình đẳng, chênh lệch khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng sâu sắc ở Campuchia.
Về xã hội cùng với việc tăng trưởng kinh tế và xã hội về cơ bản là ổn định. Tuy nhiên ở xã hội Campuchia đang gặp rất nhiều vấn đề mà các nền kinh tế công nghiệp hóa đang gặp phải: Mâu thuẫn xã hội đang gia tăng và tích tụ với một tốc độ nhanh hơn bình thường, đặc biệt là mâu thuẫn về lợi ích. Đơn cử như mâu thuẫn lợi ích của người lao động di cư từ nông thôn ra thành phố; mâu thuẫn lợi ích của các nhóm quan chức; các mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt; tham nhũng; tội phạm; tệ nạn xã hội. Xã hội Campuchia ngày càng mở, ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng. Tuy nhiên, có một đặc điểm rất quan trọng các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng Internet và mạng xã hội ở Campuchia phát triển cực mạnh. Điều này bắt nguồn từ Hiệp định Paris năm 1991. Trong đó có một quy định cho phép tự do báo chí và báo chí đối lập tự do tồn tại, phát triển. Cho nên ở đây phải nói riêng hệ thống báo chí và truyền thông ở Campuchia có mặt phát triển thực chất. Ở Campuchia có 3 tờ báo quốc tế uy tín tầm cỡ khu vực và quốc tế (Phnom Pênh Post; the Cambodia Daily; Mekong Time). Đây là điểm tác động cực mạnh đến bầu cử năm nay. Năm nay, Đảng CPP đã tranh thủ mạng rất tốt, chủ yếu sử dụng qua điện thoại. Đây là một thực tế đang tồn tại ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở Campuchia. Vì Campuchia là một xã hội rất trẻ, về dân số thì Campuchia là một trong những xã hội trẻ nhất trên thế giới và ngày càng trẻ hóa (số người sinh sau năm 1978, 1980 hiện nay rất đông). Hiện nay dưới 30 tuổi chiếm 65% và tỷ lệ tri thức tăng lên rất mạnh, số lượng kết nối mạng tăng lên nhanh, tỉ lệ cử tri trẻ đi bầu tăng mạnh. Đây là lý do rất quan trọng để CPP thắng lợi được nhờ vào việc tác động vào 3 đối tượng (phụ nữ, thanh niên và tri thức). Và họ sử dụng công tác dân vận và vai trò công tác tuyên giáo phát huy rất tốt. Hệ thống pháp lý ở Campuchia ngày càng được hoàn thiện. Ví dụ sửa đổi Luật Bầu cử, sửa đổi Luật Thượng viện; sửa đổi Luật Hội đồng tỉnh thành và ban hành hàng loạt các luật mới theo hướng ngày càng chặt chẽ.
Trước những chuyển biến của tình hình thế giới và khu vực, Chính phủ Campuchia giữ vững chính sách đối ngoại trung lập, không liên kết, góp phần tích cực bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, lợi ích quốc gia và phát triển đất nước. Đến nay, quốc gia Đông - Nam Á này có quan hệ thương mại với khoảng 150 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; tiếp tục thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác với các nước lớn, các đối tác phát triển; tăng cường hợp tác với các nước láng giềng.
Campuchia đang có diện mạo mới, ngày càng hiện đại và phát triển hơn. Dưới sự điều hành hiệu quả của Chính phủ Hoàng gia Campuchia do Đảng Nhân dân Campuchia lãnh đạo, nhân dân Campuchia nhất định sẽ giành được những thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
P.TTCTTG (tổng hợp)