Yếu tố quyết định trong kỷ nguyên 4.0
- Được đăng: Thứ hai, 10 Tháng 9 2018 13:21
- Lượt xem: 2379
(TGAG)- Nhiều chuyên gia kinh tế của Việt Nam lo ngại trước nguy cơ bị tụt lại phía sau khi tốc độ tăng năng suất lao động đang thấp hơn tốc độ tăng bình quân của GDP. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, khi nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào vốn đầu tư, tài nguyên khoáng sản và lực lượng lao động giá rẻ mà năng suất lao động lại trở thành yếu tố quyết định.
Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, năng suất lao động của Việt Nam đã cải thiện đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.166 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2017 tăng 6% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng 4,7%/năm. Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN. Tính chung giai đoạn 10 năm 2007-2016, năng suất lao động theo sức mua tương đương năm 2011 (PPP 2011) của Việt Nam tăng trung bình hằng năm 4,2%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân của Singapore (1,5%/năm); Malaysia (1,9%/năm); Thái Lan (2,5%/ năm); Indonesia (3,5%/năm); Philippins (2,8%/năm). Mặc dù có tốc độ tăng cao, nhưng mức năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Tính theo giá so sánh năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7,0% mức năng suất của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia và bằng 56,7% năng suất lao động của Philippins. Đáng chú ý, chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong việc bắt kịp mức năng suất lao động của các nước trong khu vực là rất lớn. Các chuyên gia cho rằng, thành tích tăng năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu do phần lớn vẫn dựa vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, chưa phải là sự cải thiện năng suất lao động trong nội tại từng ngành kinh tế.
Chia sẻ tại Diễn đàn CEO năm 2018 với chủ đề “Nâng cao năng suất lao động, đòn bẩy tăng trưởng kinh tế”, các chuyên gia kinh tế cũng lo ngại năng suất lao động của Việt Nam đang rất thấp so với nhu cầu phát triển. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tụt lại phía sau, khi tốc độ tăng năng suất đang thấp hơn tốc độ tăng bình quân của GDP khoảng 6,21% cùng thời kỳ, thấp hơn tốc độ tăng lương thực tế bình quân khoảng 12,59%/năm. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất ở Việt Nam đang trở nên đắt đỏ hơn. Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ sụt giảm đà công nghiệp hóa khi nhiều doanh nghiệp FDI sẽ chuyển địa điểm sản xuất sang nước có chi phí rẻ hơn. Ngoài ra, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng do cơ cấu của nền kinh tế, khu vực có năng suất cao như: ngân hàng, dịch vụ, tài chính, cung cấp dịch vụ công nghệ cao. nhưng đóng góp vào GDP lại không lớn. Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, lực lượng lao động tham gia đông nhưng năng suất của khu vực đó lại thấp, chỉ gần 1/3 năng suất khu vực chung của cả nền kinh tế và bằng 1/4 năng suất của khối dịch vụ. Bên cạnh đó, yếu tố được xem là ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động là khoa học và công nghệ. Việt Nam đang đứng trước một cuộc cách mạng mới, nhưng việc ứng dụng thành tựu hiện nay trong khoa học và công nghệ vào nền kinh tế, vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp lại chưa đáp ứng được yêu cầu. Doanh nghiệp là khu vực tạo ra của cải, vật chất và năng suất lao động, tuy nhiên, có đến trên 98% doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ.
Xu hướng phát triển khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ là những thách thức lớn trong quá trình cải thiện năng suất lao động của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, yếu tố năng suất lao động và yếu tố công nghệ được coi là 2 yếu tố quan trọng song hành hỗ trợ tăng trưởng. Theo các chuyên gia, công nghệ, nguồn lực lao động cũng là những yếu tố đầu vào ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Hiện nay, những yếu tố này của Việt Nam còn hạn chế và cần có sự thay đổi. Nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia cho thấy, đối với một quốc gia, với lực lượng lao động chưa thực sự được đảm bảo về mặt chất lượng thì tăng trưởng kinh tế, tiến bộ của khoa học kỹ thuật có thể làm giảm tăng trưởng việc làm. Điều này đồng nghĩa là tiết kiệm hao phí lao động làm cho tổng sản lượng tăng lên, nhưng do công nghệ hiện đại nên không cần bổ sung nhiều lao động, đôi khi lại cắt giảm lao động, kết quả là việc làm mới không được tạo ra. Vì vậy, để tăng trưởng kinh tế luôn song hành với tăng trưởng việc làm thì nhân tố chất lượng nguồn nhân lực luôn phải được chú trọng. Xét về nguồn lực lao động, cần tăng chất lượng lao động để giảm chi phí đào tạo cho doanh nghiệp và cân bằng giữa hiệu quả lao động với chi phí tiền lương. Còn về công nghệ, bản thân doanh nghiệp cần phải tự đầu tư nâng cấp. Chính phủ cần tích cực đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, tăng nhanh năng suất lao động xã hội, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần có bước đi phù hợp với quá trình đổi mới công nghệ, chuyển đổi cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhà nước phải tạo dựng thể chế chính sách ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp, vì đó là nơi tạo động lực năng suất lao động cho nền kinh tế. Khi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần đưa năng suất lao động tăng lên. Ngoài ra, người lao động trong tương lai cần kết hợp được nhiều yếu tố như giao tiếp đa phương tiện, trí tuệ nhân tạo và máy móc điện tử, kết nối quốc tế, phát triển bền vững... Do đó, Việt Nam cần ưu tiên đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao khả năng cho lao động.
Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, năng suất lao động của Việt Nam đã cải thiện đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.166 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2017 tăng 6% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng 4,7%/năm. Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN. Tính chung giai đoạn 10 năm 2007-2016, năng suất lao động theo sức mua tương đương năm 2011 (PPP 2011) của Việt Nam tăng trung bình hằng năm 4,2%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân của Singapore (1,5%/năm); Malaysia (1,9%/năm); Thái Lan (2,5%/ năm); Indonesia (3,5%/năm); Philippins (2,8%/năm). Mặc dù có tốc độ tăng cao, nhưng mức năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Tính theo giá so sánh năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7,0% mức năng suất của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia và bằng 56,7% năng suất lao động của Philippins. Đáng chú ý, chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong việc bắt kịp mức năng suất lao động của các nước trong khu vực là rất lớn. Các chuyên gia cho rằng, thành tích tăng năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng chứ chưa theo chiều sâu do phần lớn vẫn dựa vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, chưa phải là sự cải thiện năng suất lao động trong nội tại từng ngành kinh tế.
Chia sẻ tại Diễn đàn CEO năm 2018 với chủ đề “Nâng cao năng suất lao động, đòn bẩy tăng trưởng kinh tế”, các chuyên gia kinh tế cũng lo ngại năng suất lao động của Việt Nam đang rất thấp so với nhu cầu phát triển. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tụt lại phía sau, khi tốc độ tăng năng suất đang thấp hơn tốc độ tăng bình quân của GDP khoảng 6,21% cùng thời kỳ, thấp hơn tốc độ tăng lương thực tế bình quân khoảng 12,59%/năm. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất ở Việt Nam đang trở nên đắt đỏ hơn. Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ sụt giảm đà công nghiệp hóa khi nhiều doanh nghiệp FDI sẽ chuyển địa điểm sản xuất sang nước có chi phí rẻ hơn. Ngoài ra, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng do cơ cấu của nền kinh tế, khu vực có năng suất cao như: ngân hàng, dịch vụ, tài chính, cung cấp dịch vụ công nghệ cao. nhưng đóng góp vào GDP lại không lớn. Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, lực lượng lao động tham gia đông nhưng năng suất của khu vực đó lại thấp, chỉ gần 1/3 năng suất khu vực chung của cả nền kinh tế và bằng 1/4 năng suất của khối dịch vụ. Bên cạnh đó, yếu tố được xem là ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động là khoa học và công nghệ. Việt Nam đang đứng trước một cuộc cách mạng mới, nhưng việc ứng dụng thành tựu hiện nay trong khoa học và công nghệ vào nền kinh tế, vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp lại chưa đáp ứng được yêu cầu. Doanh nghiệp là khu vực tạo ra của cải, vật chất và năng suất lao động, tuy nhiên, có đến trên 98% doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ.
Xu hướng phát triển khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ là những thách thức lớn trong quá trình cải thiện năng suất lao động của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, yếu tố năng suất lao động và yếu tố công nghệ được coi là 2 yếu tố quan trọng song hành hỗ trợ tăng trưởng. Theo các chuyên gia, công nghệ, nguồn lực lao động cũng là những yếu tố đầu vào ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Hiện nay, những yếu tố này của Việt Nam còn hạn chế và cần có sự thay đổi. Nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia cho thấy, đối với một quốc gia, với lực lượng lao động chưa thực sự được đảm bảo về mặt chất lượng thì tăng trưởng kinh tế, tiến bộ của khoa học kỹ thuật có thể làm giảm tăng trưởng việc làm. Điều này đồng nghĩa là tiết kiệm hao phí lao động làm cho tổng sản lượng tăng lên, nhưng do công nghệ hiện đại nên không cần bổ sung nhiều lao động, đôi khi lại cắt giảm lao động, kết quả là việc làm mới không được tạo ra. Vì vậy, để tăng trưởng kinh tế luôn song hành với tăng trưởng việc làm thì nhân tố chất lượng nguồn nhân lực luôn phải được chú trọng. Xét về nguồn lực lao động, cần tăng chất lượng lao động để giảm chi phí đào tạo cho doanh nghiệp và cân bằng giữa hiệu quả lao động với chi phí tiền lương. Còn về công nghệ, bản thân doanh nghiệp cần phải tự đầu tư nâng cấp. Chính phủ cần tích cực đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, tăng nhanh năng suất lao động xã hội, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần có bước đi phù hợp với quá trình đổi mới công nghệ, chuyển đổi cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhà nước phải tạo dựng thể chế chính sách ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp, vì đó là nơi tạo động lực năng suất lao động cho nền kinh tế. Khi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần đưa năng suất lao động tăng lên. Ngoài ra, người lao động trong tương lai cần kết hợp được nhiều yếu tố như giao tiếp đa phương tiện, trí tuệ nhân tạo và máy móc điện tử, kết nối quốc tế, phát triển bền vững... Do đó, Việt Nam cần ưu tiên đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao khả năng cho lao động.
P.TTCTTG (tổng hợp)
----------------------------
Nguồn: BTGTW
Nguồn: BTGTW